Làm thế nào để đánh giá trí tuệ cảm xúc của ứng viên?

Làm thế nào để đánh giá trí tuệ cảm xúc của ứng viên?

Trí tuệ cảm xúc được xem là nền tảng cho sự thành công của mỗi người, không chỉ trong công việc mà còn ở những lĩnh vực khác. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp. Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Và làm thế nào đánh giá được trí tuệ cảm xúc của ứng viên? Cùng tham khảo nhé.

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc (EQ: Emotional Quotient) là chỉ số đánh giá cảm xúc của con người. Đó là khả năng hiểu được cảm xúc của bản thân và nhận ra sự tác động của chúng lên người khác. Nó cũng bao hàm việc bạn có thể hiểu được cảm xúc của người khác, từ đó giúp bạn kiểm soát được những mối quan hệ của mình tốt hơn.

Làm-thế-nào-để-đánh-giá-trí-tuệ-cảm-xúc-của-ứng-viên-hình-ảnh-1.png

Trí tuệ cảm xúc là yếu tố được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn

Tại sao cần quan tâm đến trí tuệ cảm xúc của ứng viên?

Thật khó để làm việc cùng những người không có trí tuệ cảm xúc. Trên thực tế, chúng ta thường gặp khó khăn trong vấn đề hợp tác với người khác, đặc biệt, nếu quan điểm mỗi người là khác nhau. Để khắc phục điều này, các thành viên cần đặt mình sang một bên và đặt nhu cầu của nhóm lên hàng đầu.

Các nhóm có thành viên sở hữu EQ cao hoạt động tốt hơn các nhóm còn lại, ngay cả khi thành viên các nhóm khác có IQ cao hơn. Đó là bởi vì tinh thần đồng đội thúc đẩy các giải pháp sáng tạo, nâng cao trí thông minh của nhóm. Các thành viên của các nhóm này hỗ trợ lẫn nhau bằng cách chia sẻ và thực sự xem xét quan điểm của nhau. Môi trường hỗ trợ đó rất quan trọng vì nó khuyến khích các thành viên trong nhóm cùng làm việc tốt hơn. Từ đó, chúng ta hiểu rằng trí tuệ cảm xúc thực sự quan trọng như thế nào.

Theo Workforce, khoảng 90%  những người làm việc hàng đầu tại nơi làm việc có trí tuệ cảm xúc cao, và hơn một nửa hiệu suất của nhân viên có liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Một người làm chủ được sự đồng cảm và có thể truyền cảm xúc một cách hiệu quả là một người có năng suất cực kỳ tốt.

Làm-thế-nào-để-đánh-giá-trí-tuệ-cảm-xúc-của-ứng-viên-hình-ảnh-2.png

Người có trí tuệ cảm xúc dễ làm việc chung hơn

Tuy nhiên, bạn sẽ không tìm thấy trí thông minh cảm xúc được liệt kê trong bản lý lịch. Không có chương trình cấp bằng hoặc chứng chỉ đặc biệt nào dành cho nó. Vậy làm thế nào để bạn phát hiện ra đặc điểm này ở mỗi ứng viên? 

Mẹo đánh giá trí tuệ cảm xúc của ứng viên trong buổi phỏng vấn

  • Hỏi về những thất bại

Thay vì chỉ đào sâu những điểm mạnh của ứng viên, hãy hỏi về những thất bại của họ. Một người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ nói về những sai lầm và thiếu sót trong quá khứ. Mặc dù câu trả lời rất quan trọng, nhà tuyển dụng nên chú ý đến phản ứng cảm xúc của ứng viên. Nếu họ có thể tự tin nói về một thời gian khó khăn trong sự nghiệp, chứng tỏ họ rất thông minh về mặt cảm xúc.

  • Nói về tinh thần đồng đội

Một dấu hiệu khác của trí tuệ cảm xúc cao là khả năng làm việc nhóm. Là một nhà tuyển dụng, nếu bạn tìm thấy một ứng viên phát triển mạnh về sự hợp tác nghĩa là bạn có một người có tiềm năng lãnh đạo tốt trong tay. Hãy để mắt đến cách các ứng viên thừa nhận giá trị của những đồng nghiệp cùng làm việc trong quá khứ và vai trò họ đã làm trong bất kỳ dự án thành công nào.

  • Lắng nghe và có thái độ đúng đắn

Đừng nhầm lẫn thái độ tích cực của ai đó đối với một nhiệm vụ bất kỳ với khả năng đạt được nó. Bạn cần một người có thái độ đúng đắn, và sau đó hình dung ra một mục tiêu và các bước cần thiết để đạt được chúng. Sự tích cực là tuyệt vời, nhưng sẽ tốt hơn khi được kết hợp với khả năng tạo ra một kế hoạch hành động và đưa nó vào thực tế.

Sau cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên cân nhắc câu trả lời của ứng viên trên các thang đo trí tuệ cảm xúc khác nhau, chẳng hạn như tự nhận thức và hợp tác. Họ cũng nên đánh giá xem các câu trả lời mà ứng viên cung cấp có đủ độ sâu hay không. Từ đó, lựa chọn cho mình những ứng viên tốt nhất.