Hoạch định là gì? Những kế hoạch chiến lược hoạch định cho doanh nghiệp

Hoạch định là gì? Những kế hoạch chiến lược hoạch định cho doanh nghiệp

Hoạch định là gì? Hoạch định là một trong bốn chức năng thiết yếu của một quản trị viên đó là: Hoạch địch – Tổ chức – Lãnh đạo – Kiểm tra, đồng thời đây được coi là một chức năng ưu tiên hay là nền tảng của quản trị.

Nhì chung, hoạch định là việc nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức, thiết lập một chiến lược chung để đạt mục tiêu và xây dựng một bản kế hoạch đã kết hợp và điều phối công việc của tổ chức. Đặt biệt là trong những việc làm kinh doanh, việc làm ngân hàng thì cần một chiến lược hoạch định rõ ràng và cụ thể.

Các loại hoạch định thường gặp trong mỗi doanh nghiệp

Các loại hoạch định thường gặp là: hoạch định chiến lược, hoạch định dài hạn và hoạch định ngắn hạn. Mỗi hoạch định điều lựa chọn mục tiêu và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu.

Hoach dinh la gi? Nhung ke hoach chien luoc hoat dinh cho doanh nghiep - Hinh 1

Hoạch định là một hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược là một chức năng quản trị của một doanh nghiệp, giúp bảo đảm cho nhân viên của tổ chức đó cùng hành động hướng đến những mục tiêu chung, đạt được sự thống nhất về các kết quả dự kiến, đánh giá và điều chỉnh phương hướng hoạt động của doanh nghiệp sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh luôn biến động. Hoạch định chiến lược bao gồm việc: xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực, và củng cố các hoạt động vận hành.

Hoạch định dài hạn là những hoạch định kéo dài từ 1 đến 5 năm hoặc lâu hơn tùy vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Những kế hoạch này nhằm đáp ứng các điều kiện thị trường, mục tiêu tài chính, và tài nguyên cần thiết để đạt được sư mệnh của doanh nghiệp đề ra. Hoạch định dài hạn thường mang tính chiến thuật nhằm giải quyết những mục tiêu trên một địa bàn hoạt động nhưng mang tầm ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược.

Hoach dinh la gi? Nhung ke hoach chien luoc hoat dinh cho doanh nghiep - Hinh 2

Hoạch định giúp vẽ ra các hoạt động cần thiết của doanh nghiệp

Hoạch định ngắn hạn là những kế hoạch cho từng ngày, từng tháng hay từng năm. Quản trị viên lập kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành những bước đầu hoặc những điểm mấu chốt trong tiến trình dài hạn đã đề ra. Nói cách khác, kế hoạch ngắn hạn nhắm đến việc giải quyết những vấn đề trước mắt trong một phạm vi công tác giới hạn hoặc một nhiệm vụ nhất định trong cả tiến trình hành động.

Mục tiêu và bản kế hoạch trong hoạch định

Theo khái niệm hoạch định là gì? Thì chúng ta có thể thấy rằng, mục tiêu và bản kế hoạch chính là 2 yếu tố quan trọng nhất trong hoạch định. Cụ thể như sau:

Mục tiêu là những kết quả, mong muốn, kỳ vọng mà tổ chức muốn đạt được trong một thời gian cụ thể. Ví dụ như mục tiêu năm nay doanh nghiệp sẽ tăng trưởng hơn năm ngoái 5%. Mục tiêu như kim chỉ nam cho tất cả hành động của nhân viên trong tổ chức.

Mục tiêu được đề ra cần phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc SMART; tức là phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng (Specific), có thể đo lường được (Measurable), có thể thực hiện được (Attainable), có liên quan và phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức (Relevant) và phải có thời hạn thực hiện (Time-bound).

Để có thể đề ra mục tiêu chính xác và hiệu quả, nhà quản trị cần trãi qua các bước sau:

1) Xác định sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp;

2) Xác định mục tiêu của doanh nghiệp với các thứ tự ưu tiên hợp lý;

3) Xác định nguồn lực của doanh nghiệp;

4) Xác định mục tiêu cho từng bộ phận;

5) Quy chuẩn thành văn bản và truyền thông đến mọi người.

Bản kế hoạch là những văn bản phác thảo cách thức đạt được các mục tiêu và mô tả một cách đặc thù sự phân bổ các nguồn lực, tiến độ công việc và các hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu.

Hoach dinh la gi? Nhung ke hoach chien luoc hoat dinh cho doanh nghiep - Hinh 3

SWOT – mô hình phân tích dùng trong hoạch định

Bao gồm: Kế hoạch chiến lược (Strategic Plans) và Kế hoạch hoạt động (Operational Plans).

Quy trình hoạch định chiến lược bao gồm các bước sau:

1) Xác định triết lý kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp;

2) Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài (có thể sử dụng mô hình PESTEL hoặc mô hình 5 áp lực cạnh trạnh);

3) Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp (phân tích theo chuỗi giá trị của Porter hoặc theo các nguồn lực của doanh nghiệp);

4) Phân tích Ma trân SWOT cho doanh nghiệp từ đó đưa ra những chiến lược định hướng cho doanh nghiệp.

Tóm lại hoạch định là gì? Hoạch định là hành động của cấp quản lý, của nhà quản trị nhằm xác định và kế hoạch hóa các mục tiêu, phương hướng hành động của doanh nghiệp trong tương lai; giúp cho hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn và đi đúng hướng hơn.