Các nhà quản lý nên xin lỗi như thế nào khi họ mắc lỗi?

Các nhà quản lý nên xin lỗi như thế nào khi họ mắc lỗi?

Nói lời xin lỗi với ai đó không phải là điều dễ dàng, nếu bạn ở vị trí của người quản lý thì càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng, xin lỗi nhân viên là điều không cần thiết, làm như vậy là thừa nhận cho cấp dưới thấy cái sai của mình. Tuy nhiên, một người quản lý giỏi không chỉ biết cách lãnh đạo mọi người mà còn phải biết nói lời xin lỗi trong những trường hợp cần thiết. Vậy bạn nên xin lỗi như thế nào? 

Khi bạn mắc một lỗi nhỏ: Gửi email

Nếu bạn đã cung cấp cho nhân viên thông tin không chính xác, bỏ qua một email quan trọng hoặc không chấp thuận yêu cầu nghỉ phép của họ đúng hạn, bạn có thể sửa lỗi bằng cách gửi email cho họ.

Mặc dù sai lầm có vẻ nhỏ và đơn giản, nhưng thay vì gạt đi hoặc bỏ qua nó, hãy xử lý chúng. Hành động tuy đơn giản nhưng sẽ cho thấy bạn luôn quan tâm đến nhân viên của mình, dù là những điều nhỏ nhặt nhất.

Ví dụ: “Tôi nhận ra rằng mình đã yêu cầu bạn lên lịch cuộc họp khách hàng mới cho ngày mai nhưng lại chưa cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn. Đó là sơ sót của tôi, rất xin lỗi bạn. Bạn có phiền sắp xếp lại cho tuần tới? Đừng ngại nói với tôi nếu như bạn cần sự trợ giúp”.

Các-nhà-quản-lý-nên-xin-lỗi-như-thế-nào-khi-họ-mắc-lỗi-hình-ảnh-1.png

Khi phạm phải lỗi nhỏ, bạn có thể gửi email để xin lỗi

Khi bạn có thái độ tiêu cực trong thời gian gần đây: Giải quyết nó ngay tại chỗ

Chắc chắn sẽ có những lúc trí nhớ của bạn không tốt hoặc bạn nói điều gì đó có vẻ hơi khắc nghiệt với người khác. Nếu bạn nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên, hãy nhận lỗi.

Nắm bắt những thay đổi khi chúng xảy ra sẽ giúp ngăn chúng biến thành những vấn đề lớn hơn.  Chẳng hạn đưa ra lời phê bình gay gắt hoặc tuyên bố sai lầm có thể gây ra sự phẫn nộ trong nhóm của bạn, đặc biệt nếu bạn thường xuyên bỏ qua những sai lầm của mình. Nhân viên của bạn có thể bắt đầu tự hỏi tại sao bạn luôn gắt gỏng hoặc tại sao bạn không dành thời gian để đọc trước các báo cáo của họ. Vì vậy, hãy giải quyết lỗi lầm, xin lỗi họ bằng sự chân thành nhất.

Ví dụ: “Tôi xin lỗi vì đã không xem kỹ báo cáo của bạn. Hy vọng chúng ta sẽ trao đổi kỹ hơn về bảng báo cáo trong cuộc họp chiều nay”.

Khi hành động của bạn ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó: Đưa ra lời xin lỗi trực diện

Nếu bạn làm tổn thương cảm xúc của ai đó, chẳng hạn như bỏ lỡ một cuộc họp quan trọng với ai đó hoặc phản đối tiêu cực ý kiến của một người cụ thể, bạn nên xin lỗi trực tiếp với cá nhân đó.

Gửi cho nhân viên của bạn một lời mời cà phê hoặc dừng lại ở bàn của họ ngay khi có thể. Đây có thể là một cuộc trao đổi ngắn hoặc có thể dẫn đến một cuộc trò chuyện dài hơn. Dù bằng cách nào, hãy chuẩn bị lắng nghe và cố gắng hòa giải với đối phương.

Ví dụ: “Tôi muốn nói với bạn về cuộc họp bán hàng tuần trước. Tôi rất xin lỗi vì đã phản ứng hơi gay gắt với lời đề nghị của bạn. Tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về kế hoạch này một lần nữa trong cuộc họp lần tới”.

Các-nhà-quản-lý-nên-xin-lỗi-như-thế-nào-khi-họ-mắc-lỗi-hình-ảnh-2.png

Xin lỗi trực diện nếu bạn làm ảnh hưởng đến một cá nhân cụ thể

Khi bạn không kiên nhẫn với nhóm của mình: Chủ động giải quyết trong cuộc họp tiếp theo

Nếu bạn cáu gắt với những thành viên trong nhóm tại một cuộc họp, bạn nên giải quyết vấn đề này vào lần họp kế tiếp. Hầu hết mọi người sẽ thoải mái nếu như được cấp trên tôn trọng và đối xử công bằng. Vì vậy, đừng ngại đưa ra lời xin lỗi nếu điều đó làm tăng tinh thần cho các thành viên còn lại.

Ví dụ: “Tôi nhận ra rằng tôi đã không kiên nhẫn trong cuộc họp của nhóm chúng ta vào chiều hôm qua, vì vậy tôi muốn xin lỗi. Tất cả chúng ta nên làm hết sức mình để làm việc với nhau một cách xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, nếu tôi làm tổn thương cảm xúc của bất cứ ai thì cho tôi xin lỗi”.

Khi bạn chủ động đưa ra lời xin lỗi công bằng và trung thực, nhân viên của bạn có nhiều khả năng sao chép hành động của bạn và điều này cuối cùng làm cho nhóm của bạn năng động và tích cực hơn. Bên cạnh đó, điều này còn giúp gia tăng lòng nể phục và trung thành của nhân viên đối với bạn. Vì thế, đừng ngần ngại nhận lỗi nếu bản thân chẳng may mắc sai lầm nhé.