Ba lý do vì sao việc giữ chân nhân viên lại quan trọng hơn bạn nghĩ

Ba lý do vì sao việc giữ chân nhân viên lại quan trọng hơn bạn nghĩ

Bạn là một nhà tuyển dụng? Chắc hẳn hầu hết thời gian của bạn được dành để chọn lọc ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển tại công ty. Nhưng việc chỉ chú tâm vào việc tuyển dụng liệu có đủ để đảm bảo nguồn nhân lực trong công ty luôn ổn định?

Hãy thử nhìn lại quy trình tuyển dụng của bạn. Có phải bạn sẽ vắt óc tạo ra một bản tin tuyển dụng cuốn hút, sàng lọc trong hàng tá hồ sơ những ứng viên tiềm năng, dành hàng giờ để phỏng vấn và cuối cùng chọn được một ứng viên phù hợp. Nhưng đến đây liệu bạn đã có thể khép lại quy trình tuyển dụng của mình chưa? Không hẳn thế! Việc chào đón và ra mắt một nhân viên mới ký hợp đồng tại công ty của bạn không đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng nhân viên đó sẽ cam kết làm việc lâu dài. Trên thực tế, bạn mới chỉ đi được một nửa chặng đường tuyển dụng mà thôi. Việc giữ chân nhân viên ở lại với công ty mới là chặng đường cuối quan trọng.
Nếu bạn không quan tâm đến việc giữ chân nhân viên như cái cách bạn đã làm trong suốt quá trình tuyển dụng, rất có thể nhân viên mới sẽ lại rời bỏ công ty của bạn để tìm một vị trí tốt hơn, và bạn sẽ phải lại bắt đầu lại từ đầu. Bạn không quan tâm đến việc giữ chân nhân viên? Hãy xem xét kỹ 3 lý do sau để biết tại sao đây là việc bạn phải ưu tiên lên hàng đầu.

hình-1.jpg

Giữ chân nhân viên – Quan trọng hơn bạn nghĩ

1. Bạn đang bỏ phí một nguồn lực khổng lồ chỉ vì không giữ chân nhân viên

Đúng vậy, việc tuyển dụng tốn rất nhiều thời gian, từ việc xem xét và lọc hồ sơ, hẹn lịch phỏng vấn với ứng viên và quản lý tuyển dụng. Và tất nhiên, thời gian chính là tiền bạc của doanh nghiệp. Chi phí cho một công ty tuyển dụng một vị trí thay thế giao động khoảng 6 đến 9 tháng lương (theo nghiên cứu của SHRM). Chi phí đó bao gồm cả lương chi trả cho bộ phận nhân sự và các bộ phận khác trong việc tìm ứng viên mới và việc tiến độ công việc bị chậm trễ vì thiếu hụt nhân sự.

Hãy nhớ rằng không có một ai vừa mới nhận việc và có thể biểu hiện hết khả năng của họ. Bất cứ ai mới tới cũng cần được hướng dẫn, quan tâm và nhận được góp ý trước khi họ hoàn toàn có thể làm việc độc lập và hết công suất của mình.

2. Nhân viên cốt lõi sẽ không ở lại nếu không nhận được quan tâm hỗ trợ

Thậm chí bạn có ngân sách dồi dào và nguồn lực nhiều cho việc tuyển dụng (và tuyển lại) những vị trí nhân sự quan trọng, bạn vẫn sẽ muốn những nhân tố chủ chốt ở lại. Vấn đề là: Những nhân viên cảm giác không thỏa mãn và kết nối tại nơi làm việc sẽ dễ ra đi khi nhận được lời mời từ nhà tuyển dụng khác. Và khi thị trường nhân sự thực sự eo hẹp, những nhân viên sáng giá luôn được săn đón từ nhiều nhà tuyển dụng. Không chú trọng vào giữ chân nhân viên đồng nghĩa với việc bạn đang không cho họ một lý do nào để từ chối những lời để nghị khác vào ở lại với công ty của bạn.

3. Đồng loạt nghỉ việc

Hãy thành thật: Bạn cảm thấy như thế nào nếu bạn vừa mới nhận một công việc và nghe rằng mọi người đều chỉ làm việc trong một thời gian rất ngắn và nhảy việc. Hầu hết mọi người sẽ đặt câu hỏi có phải là do văn hóa công ty tệ hoặc môi trường thiếu cơ hội phát triển? Tất nhiên, họ sẽ nghĩ mình không nên gắn bó lâu quá với môt công ty như vậy.
Ngược lại, khi nhân sự mới được chào đón bởi những nhân viên kỳ cựu lâu năm – và họ vẫn đang tiếp tục phát triển tại công ty – điều này sẽ tiếp thêm động lực cho nhân viên mới rằng họ đã lựa chọn đúng khi lựa chọn vị trí này.

Tuyệt chiêu để thực hiện kế hoạch giữ chân nhân viên

Một nguyên lý đơn giản: Những người cảm thấy yêu thích công việc sẽ không rời bỏ vị trí của họ. Chính sách giữ chân nhân viên hiệu quả cần có một kế hoạch chặt chẽ và thống nhất. Chính sách đó phải dựa trên văn hóa cốt lõi của công ty và mang lại giá trị mà nhân viên đang thực sự quan tâm tới. Và cuối cùng, quan trọng hơn cả, kế hoạch đó cần thực hiện ngay từ ngày đầu tiên nhân viên làm việc tại công ty của bạn.