Việc làm doanh nghiệp cho cử nhân Luật sắp ra trường

Việc làm doanh nghiệp cho cử nhân Luật sắp ra trường

Vấn đề luật doanh nghiệp đang ngày được coi trọng trong nền kinh tế phát triển. Một tân cử nhân Luật có thể ứng tuyển vị trí nào trong các doanh nghiệp? Hãy cùng RaoXYZ tìm hiểu xem nhé!

Việc làm doanh nghiệp cho cử nhân Luật sắp ra trường

1. Nhu cầu nhân sự Luật của các doanh nghiệp

 

Không bị hạn chế bởi bất kỳ giới hạn nào, ngày nay, dù ngành nghề gì cũng có ít nhiều liên quan đến Luật pháp. Đó là lý do vì sao nhân sự ngành Luật hiện nay ở nước ta luôn trong tình trạng thiếu hụt rất nhiều. Theo báo cáo của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực Việt Nam, từ nay đến năm 2020, nước ta cần đến 13.000 luật sư ở mọi lĩnh vực. Con số trên chưa kể đến nhu cầu nhân lực ở các vị trí như thẩm phán, công chứng viên, thanh tra viên,… Trong khi đó, mỗi năm cả nước chỉ đào tạo khoảng 3500-4000 cử nhân Luật. Có thể thấy được rằng, cơ hội việc làm ngành Luật nói chung là rất rộng mở.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày một phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế. Chính vì vậy, nhu cầu nhân sự chuyên ngành Luật kinh tế và Luật quốc tế cũng ngày một tăng. Mỗi doanh nghiệp đều cần một team pháp lý để giải quyết các hợp đồng, giấy tờ và cả những vấn đề luật pháp phát sinh khi cần. Tùy vào quy mô công ty, quy mô bộ phận pháp lý cũng được định hình theo đó. Tại những doanh nghiệp lớn, đa quốc gia hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu và yêu cầu dành cho bộ phận pháp lỹ cũng cao hơn. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ môi trường nào, nhân sự Luật vẫn có cơ hội thăng tiến vô cùng rộng mở.

2. Cử nhân Luật có thể ứng tuyển vị trí nào tại doanh nghiệp

 

Trong doanh nghiệp, các vị trí nhân sự luật rất đa dạng. Nhiệm vụ và chức danh cũng vì thế mà rất phong phú. Đới với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vị trí luật pháp thưởng đảm nhận những nhiệm vụ pháp chế nội bộ nói chung. Khi có vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát, công ty sẽ thuê luật sư chuyên ngành ở các công ty luật. Đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài hoặc đa quốc gia, bộ phận luật luôn có nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận một nhiệm vụ pháp chế khác nhau từ nội bộ cho đến các vấn đề ngoài liên quan đến công ty. Những doanh nghiệp này cũng thường có luật sư riêng nhằm kiểm soát vấn đề thông tin chắc chắn và bảo mật hơn.

Một số vị trí luật tại doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

Luật sư

Luật sư nội bộ hoặc luật sư cộng tác là những vị trí thường được các công ty tuyển dụng. Đây là vị trí chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, vì hầu hết các công ty đều thuê dịch vụ luật ngoài khi cần. Công việc của vị trí này cũng tương tự như hoạt động luật sư nói chung. Họ có nhiệm vụ kiểm soát các vấn đề luật pháp của công ty nói chung. Đặc biệt là vấn đề hợp đồng, các phiên tòa hay quan hệ hành lang pháp lý. Thường các luật sư nội bộ sẽ làm việc kết hợp với bộ phận pháp chế của công ty để kiểm soát tình hình chung. Vị trí này thường không phải chịu trách nhiệm những vấn đề pháp lý hành chính cơ bản.

Trợ lý luật sư

Trợ lý luật sư là người hỗ trợ cho luật sư nội bộ của công ty. Họ làm việc dưới sự quản lý và phân công của luật sư chính. Đồng thời trợ lý cũng là người thay luật sư xử lý những vấn đề tổng hợp thông tin, hồ sơ nói chung và liên lạc với các bộ phận khác trong công ty. Các công việc ngoài lề khác phụ thuộc vào sự sắp xếp của luật sư.

Nhân viên/chuyên viên pháp chế

Nhân viên hay chuyên viên pháp chế là nhân sự luật được tuyển dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào cơ cấu công ty, công việc của vị trí này sẽ có những thay đổi khác nhau. Ở một số công ty không có luật sư riêng hay chuyên viên hành chính pháp chế, vị trí này sẽ có nhiệm vụ rất đa dạng. Họ sẽ chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề luật pháp của công ty trong một phạm vi nhất định. Từ quản lý, tư vấn pháp chế cho ban giám đốc và các bộ phận khác, đền giải quyết các vấn đề pháp lý hợp đồng ở cấp độ vừa và nhỏ. Khi có các vấn đề nghiêm trọng và liên quan đến tòa án xảy ra, công ty sẽ thuê luật sư ngoài. Lúc này chuyên viên pháp chế sẽ phối hợp, cung cấp tài liệu cho luật sư.

Đối với những công ty có luật sư nội bộ, chuyên viên pháp chế sẽ là người giải quyết các vấn đề luật trong nội bộ công ty, các hợp đồng nói chung và quản lý các hồ sơ pháp chế./ Trong khi đó, luật sư sẽ là người nghiên cứu và tư vấn luật pháp, cũng như tham gia vào quá trình ký kết các hợp đồng quan trọng, các phiên tòa nếu có.

Chuyên viên hành chính pháp chế/Nhân viên pháp lý hợp đồng

Đây là một vị trí biến đổi khá đa dạng tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty. Có công ty sẽ giao nhiệm vị hành chính pháp lý cho chuyên viên pháp chế. Có công ty sẽ sắp xếp vị trí này hoạt động trong bộ phận hành chính. Hình thức phổ biến nhất là để vị trí nhân sự này thuộc phòng pháp chế và chịu trách nhiệm chính mảng hợp đồng.

Nhân viên pháp lý hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo tính hợp pháp của các bản hợp đồng trong và ngoài công ty. Ngoài ra họ cũng chịu trách nhiệm về các giấy tờ hành chính có đăng ký với nhà nước. Ở các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc doanh nghiệp nước ngoài, nhân viên pháp lý hợp đồng còn cần để ý các điều khoản của nước sở tại công ty mẹ, và luật pháp quốc tế.

Giám sát viên pháp lý/Chuyên viên pháp lý & kiểm soát nội bộ

Vị trí này tương tự với vị trí thanh tra ở các cơ quan, tổ chức xã hội khác. Vai trò của vị trí này chính là giám sát các vấn đề hoạt động của công ty. Chính xác là giám sát hoạt động pháp lý của các bộ phận khác. Phạm vi hoạt động của vị trí này chủ yếu trong nội bộ và báo cáo với các cấp quản lý.

Chuyên viên xử lý hồ sơ và hỗ trợ pháp lý dự án

Khác với vị trí chuyên viên hành chính pháp lý, vị trí này chịu trách nhiệm về các dự án riêng lẻ. Trong các dự án, chuyên viên xử lý hồ sơ và hỗ trợ dự án sẽ theo dự án từ đầu đến cuối. Họ sẽ chịu trách nhiệm chính các giấy tờ hồ sơ cần cho dự án, các thủ tục pháp sinh và yêu cầu pháp lý từ các bên liên quan. Nhiệm vụ chính của họ là giúp dự án được diễn ra suôn sẻ về mặt hành chính, luật pháp để kịp tiến độ đã đề ra.

Chuyên viên phòng pháp chế và điều tra phòng chống trục lợi bảo hiểm

Đây là vị trí đặc biệt của các công ty bảo hiểm. Với tính chất đặc biệt, việc trục lợi bảo hiểm là điều không thể tránh khỏi trong ngành này. Nhiệm vụ của vị trí này bao gồm giám sát, phát hiện và xử lý các vấn đề trục lợi bảo hiểm. Đôi khi, họ cũng cần đàm phán để giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn. Tuy nhiên, phần nhiều thì vấn đề này sẽ liên quan đến luật pháp, các phiên tòa cũng diễn ra chủ yếu.

Việc làm doanh nghiệp cho cử nhân Luật sắp ra trường

3. Yêu cầu của doanh nghiệp đối với các vị trí ngành Luật

 

Bên cạnh các vấn đề chuyên môn luật, các doanh nghiệp cũng có rất nhiều yêu cầu khác đối với các nhân sự được tuyển dụng.

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ là một yếu tố rất quan trọng khi làm việc tại doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hiện nay luôn nỗ lực tiến đến thị trường nước ngoài hoặc hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế. Điều này yêu cầu các vị trí nhân sự luật cần có khả năng thích ứng theo sự phát triển đó.  Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều rất coi trọng vấn đề này.

Khả năng xử lý vấn đề linh hoạt

Khác với môi trường làm việc tại các công ty luật. Vị trí nhân sự luật tại doanh nghiệp yêu cầu sự ứng biến linh hoạt rất cao. Nguyên nhân xuất phát từ các mối quan hệ phức tạp trong và ngoài doanh nghiệp. Thêm vào đó nhiều doanh nghiệp cũng ngại tiếp xúc quá nhiều với thủ tục pháp lý phức tạp. Vì vậy đôi khi nhân sự luật cần giải quyết vấn đề pháp lỹ bằng thương thảo và nhiều cách khác nhau. Môi trường doanh nghiệp thật sự coi trọng yếu tố này. Đây là một điểm bạn cần định hướng bản thân thật kỹ trước khi lựa chọn môi trường làm việc cho mình.

Kỹ năng giao tiếp

Một môi trường nhiều mối quan hệ chồng chéo cũng như chú trọng hành xử như doanh nghiệp rất quan tâm đến kỹ năng giao tiếp. Đây không chỉ là kỹ năng giúp giữ hình ảnh cho doanh nghiệp mà còn là “vũ khí” giúp nhân sự luật làm việc tốt trong môi trường doanh nghiệp. Thêm vào đó, các vị trí mà nhân sự luật tiếp xúc hầu hết đều là các mối quan hệ quan trọng. Điều này yêu cầu họ phải biết cách giao tiếp để quá trình làm việc được đơn giản, dễ dàng hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác với các phòng ban khác

Môi trường doanh nghiệp đa ngành nghề tạo ra rất nhiều mối quan hệ đồng nghiệp cho nhân sự luật. Nhân sự ở mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có tư duy làm việc khác nhau. Khi tiếp xúc với họ, người chịu trách nhiệm luật pháp tại công ty cần biết cách làm việc để có được thông tin mình mong muốn. Yếu tố hòa hợp là điều mà nhân sự luật cần lưu ý khi làm việc trong môi trường đa ngành.

 

Trong rất nhiều cử nhân Luật tốt nghiệp mỗi năm, mỗi người đều có lựa chọn riêng. Lựa chọn môi trường làm việc có vai trò rất lớn trong việc xây dựng sự nghiệp mỗi người. RaoXYZ mong rằng bài viết này đã cho bạn cái nhìn thực tế về việc làm ngành luật tại doanh nghiệp. Đây sẽ là một sự tham khảo hữu ích dành cho các tân cử nhân Luật của chúng ta.