Trình độ Chuyên Môn Là Gì Và Cách điền Vào CV Chính Xác Nhất

Trình độ Chuyên Môn Là Gì Và Cách điền Vào CV Chính Xác Nhất

Khái niệm trình độ chuyên môn

Một đề mục quan trọng mà bạn sẽ gặp khi điền CV để tìm các công việc liên quan đến các ngành nghề đặc biệt là trình độ chuyên môn. Bạn có thể hiểu thêm về cụm từ này như sau:

Trình độ chuyên môn là gì?

Năng lực của một các nhân trong một lĩnh vực chuyên biệt nào đó được gọi chung bằng thuật ngữ “trình độ chuyên môn”. Ví dụ như cử nhân quản trị kinh doanh, kỹ sư xây dựng, cử nhân sư phạm, cử nhân y dược… Trình độ chuyên môn được phân thành các cấp bậc khác nhau. Chẳng hạn như: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ…

Trình độ chuyên môn tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, trình độ chuyên môn là Education, Professional Qualification” hoặc “Professional Ability”. Nếu bạn thực hiện CV bằng tiếng Anh thì cần lưu ý về cụm từ này để điền thông tin cho chính xác.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một tiêu chí quan trọng bắt buộc phải trong CV. Nếu ứng viên muốn ứng tuyển vào các ngành nghề đòi hỏi bằng cấp chuyên môn cao thì không thể bỏ qua nội dung này. Ví dụ bạn chỉ tốt nghiệp 12/12 thì sẽ không thể đảm nhận các công việc liên quan đến ngành Y, sư phạm…

Để làm được các công việc này bạn phải trải qua thời gian đào tạo bài bản. Bởi vậy yêu cầu công việc càng cao thì bạn cần phải hoàn thành toàn bộ các kiến thức, kỹ năng về ngành tại các trường đại học, cao đẳng trong một thời gian nhất định.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật top 12 những ngành nghề có thu nhập cao trong tương lai

trình độ chuyên môn là gì
Trình độ chuyên môn trong tiếng Anh ghi trên CV là Education

Sự khác biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ học vấn chính là bậc học cao nhất mà bạn đã hoàn thành trong chương trình học quốc dân. Nó thường thể hiện qua các cấp bậc như tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học…

Trình độ chuyên môn chính là kỹ năng và kiến thức về một ngành nghề cụ thể. Cấp bậc của trình độ chuyên môn cũng căn cứ vào bậc học đã hoàn thành như kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ… Ngoài ra để đo lường trình độ chuyên môn cần dựa vào nhiều yếu tố khác như các kỹ năng kèm theo, sức khỏe có đáp ứng đủ yêu cầu nghề nghiệp hay không. Có rất nhiều ngành nghề yêu cầu chuyên môn cao và xét duyệt sinh viên theo học rất kỹ như Y học, quân đội…

trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì
Đào tạo chuyên môn một số ngành nghề đặc biệt cần kiểm tra sức khỏe trước khi theo học

Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa khác nhau như thế nào?

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau về cách hiểu và cách thể hiện trên CV:

Trình độ chuyên môn chính là năng lực và khả năng giải quyết công việc dựa trên kiến thức và kinh nghiệm từng ngành cụ thể. Khi thể hiện trên CV bạn cần nêu rõ trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo của ngành cụ thể nào đó và bậc học tương ứng. Ví dụ Cử nhân Toán/Tin, cử nhân quản trị kinh doanh…

Trình độ văn hóa là nhận thức về văn hóa và ứng xử được đào tạo trước khi bắt đầu học kiến thức chuyên môn. Người đáp ứng đủ điều kiện và hoàn tất các bậc học cơ sở văn hóa mới được đào tạo chuyên môn. Trên hồ sơ xin việc, trình độ văn hóa chính là bậc học mà bạn đã hoàn thành tại cấp bậc cơ sở như 9/12 hoặc 12/12…

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách viết bản mô tả công việc đầy đủ và chi tiết

trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì
Cần hoàn thành triình độ văn hóa trước khi được đào tạo chuyên môn

Danh mục trình độ chuyên môn hiện nay

Trình độ chuyên môn sẽ được phân chia thành các cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp bậc sẽ có thời gian đào tạo khác nhau. Cấp bậc càng cao thì thời gian đào tạo càng lâu và kiến thức chuyên môn sẽ sâu hơn. Danh mục trình độ chuyên môn hiện nay tại Việt Nam:

Trình độ sơ cấp

Cấp bậc này thường được áp dụng đối với các ngành nghề kỹ thuật. Đây là bậc học dành cho sinh viên đào tạo tại các trường nghề. Thời gian đào tạo sơ cấp thường từ 2 đến 3 năm và yêu cầu học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở là có thể theo học.

Trình độ trung cấp

Cấp bậc này thường được áp dụng để đào tạo các ngành nghề kỹ thuật. Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể theo học kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp của bậc học này. Thời gian đào tạo bậc trung cấp kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 2 năm.

Trình độ cao đẳng

Cấp bậc này áp dụng đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh hàng năm. Hoặc yêu cầu sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp theo học. Bậc học này đào tạo kiến thức thực tế và mở rộng về chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cấp bậc này có thể làm việc trong các bộ phận yêu cầu chuyên môn cao, hoặc quản lý đơn giản. Thời gian đào tạo thường từ 3 năm trở lên.

Trình độ đại học

Cấp bậc này yêu cầu học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông thực hiện thi tuyển sinh. Hoặc sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và cao đẳng theo học liên thông. Cấp bậc này được đào tạo tối thiểu 4 năm trở lên. Những người tốt nghiệp đại học có thể thực hiện các công việc yêu cầu chuyên môn cao. Hoặc có thể thực hiện quản lý giám sát, đào tạo.

Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Đây là cấp bậc áp dụng cho những người đã học xong đại học để hướng đến trình độ chuyên môn sâu hơn. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng là cấp bậc có trình độ chuyên môn cao nhất. Những người hoàn thành bậc học này có kiến thức chuyên ngành rộng và bao quát. Đo đó có thể thực hiện làm việc tại các viện nghiên cứu cấp cao hoặc đào tạo chuyên sâu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trainee là gì? Thông tin về Trainee hot nhất 2022

trình độ chuyên môn là gì
Bậc học đại học và sau đại học có thể thực hiện việc đào tạo

Trình độ chuyên môn ghi gì trong hồ sơ xin việc?

Một số mẫu hồ sơ xin việc, phần trình độ chuyên môn khá ít chỗ trống. Do đó, bạn cần thể hiện thông tin này thật ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đủ các nội dung cơ bản như sau:

  • Học hàm cao nhất mà bạn đạt được: Cử nhân, Kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ.
  • Chương trình đào tạo cao nhất mà bạn đã hoàn thành: Đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.
  • Ngành nghề chuyên môn mà bạn đã hoàn thành: kế toán, marketing, tài chính, quản trị kinh doanh…

Ví dụ bạn đã hoàn thành học hàm tiến sĩ của ngành luật. Nội dung khi điền vào hồ sơ xin việc trình độ chuyên môn nghề nghiệp là thạc sỹ luật.

trình độ chuyên môn là gì
Khi điền trình độ chuyên môn trên CV cần ngắn gọn và đầy đủ ý

Những lỗi thường mắc khi ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn

Đây là lỗi thường mắc phải của các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm hồ sơ xin việc. Việc viết sai nội dung có thể khiến nhà tuyển dụng nhầm lẫn năng lực của bạn. Đây là nguyên nhân các hồ sơ xin việc bị đánh trượt ngay từ vòng xét duyệt.

Lỗi chính tả và ngữ pháp

Lỗi chính tả là lỗi thường mắc phải và sẽ khiến hồ sơ xin việc của bạn thiếu chuyên nghiệp. Do đó cần kiểm tra kỹ các lỗi cơ bản này để gây ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng

Cố ý điền sai trình độ chuyên môn

Việc phóng đại trình độ chuyên môn để ứng tuyển không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nếu bạn phỏng vấn trực tiếp. Hãy trung thực khi điền thông tin vào hồ sơ xin việc để tránh mất thời gian của bạn và nhà tuyển dụng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm phỏng vấn online bất bại không thể bỏ lỡ

trình độ chuyên môn là gì
Cần trung thực khi điền trình độ chuyên môn trên CV

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp trình độ chuyên môn là gì và cách để điền chính xác thông tin này trong hồ sơ xin việc. Hiểu trình độ chuyên môn là gì sẽ giúp bạn tránh được những sai sót trong quá trình điền thông tin ứng tuyển. Đây cũng chính là cách thể hiện sự chuyên nghiệp, hiểu biết của bạn và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Hy vọng những chia sẻ từ Mua Bán sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ xin việc chính xác nhất. Chúc các bạn may mắn và thành công! Đừng quên truy cập Việc làm Mua Bán để cập nhật tin tuyển dụng uy tín và mới nhất nhé!

Hiền Phạm.