Trẻ bị tay chân miệng nên bổ sung những loại thực phẩm này

Trẻ bị tay chân miệng nên bổ sung những loại thực phẩm này

Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở trẻ em vì vậy phòng tránh bệnh cũng như chăm sóc trẻ là một việc làm cần thiết của phụ huynh. Hãy cùng RaoXYZ bỏ túi một vài bí quyết hay dưới đây nhé.

Theo các chuyên gia y tế, vào độ khoảng tháng 4, tháng 5 và tháng 10, khi thời tiết chuyển mùa thì chính là cao điểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Vì thế, nếu trẻ không may bị nhiễm bệnh thì các mẹ cũng nên biết được những điều cần thiết để bệnh tình của trẻ không trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà các bé nên ăn để mau lành bệnh hơn.

Những loại thức ăn dạng lỏng, mềm, được nấu chín kỹ

Khi trẻ đang bị bệnh nên cho trẻ ăn những thực phẩm dạng lỏng, mềm như cháo hoặc súp để trẻ dễ hấp thu cũng như dễ ăn hơn không bị đau rát trong khoang miệng. Cần tuyệt đối tránh những thực phẩm sống, mất vệ sinh vì trẻ sẽ dễ bị nhiễm thêm vi khuẩn.

Kết hợp bột sắn dây vào các món súp thường ngày của trẻ để làm dịu mát cơ thể bé hoặc cho trẻ ăn nhiều đu đủ vì vị ngọt, mềm cũng như giàu vitamin sẽ giúp làm dịu các vết loét trong khoang miệng, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở trẻ.

Những loại thức ăn cứng, đồ sống, mất vệ sinh

Thực phẩm thanh mát, giải nhiệt

Trong thời gian nhiễm bệnh cơ thể trẻ đã bị nóng trong người, các mẹ nên lưu ý những thực phẩm mát, thanh nhiệt để giúp trẻ giải nhiệt tốt và mau hết bệnh.

Trứng được khuyến khích dùng trong bữa ăn hằng ngày, vì nó giàu protein, chất đạm và khoáng chất, cũng như trứng tạo cảm giác mềm khi ăn, không gây nghiêm trọng thêm các vết loét và không khiến trẻ cảm thấy đau rát trong quá trình nhai nuốt. Nên kết hợp thêm những loại canh rau mát, thanh nhiệt như canh đu đủ, canh bí đao, canh bí đỏ,..

Thực phẩm thanh mát, giải nhiệt

Cho trẻ uống nhiều nước

Nên cho trẻ uống nhiều nước để đào thải chất độc tốt hơn, bên cạnh đó cần chú ý những thực phẩm cung cấp vitamin như sữa chua, sữa tươi, nước ép trái cây,... để tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ chống lại bệnh.

Đặc biệt là những thức uống từ cam, chanh, bưởi hoặc những loại trái cây có màu đỏ như dưa hấu, cà chua,... chứa nhiều vitamin C và vitamin A sẽ làm lành nhanh các tổn thương, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Không được kiêng nước

Lưu ý:

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều bố mẹ thường hay thắc mắc nên kiêng ăn gì khi trẻ bị mắc bệnh? Nhiều bố mẹ bắt con kiêng đủ thứ như rau muống, trứng, hài sản,... để con nhanh khỏi bệnh và tránh để lại sẹo.

Việc kiêng ăn quá mức như vậy là không đúng. Việc trẻ bị bệnh, sẽ khiến trẻ khó ăn và lười ăn, đã vậy mẹ còn kiêng không cho con ăn món này, không cho con ăn món kia, sẽ dẫn tới trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và không chống chọi được bệnh tật.

Cha mẹ cần dỗ dành cho bé ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Với trẻ đang bú thì mẹ cần cho bé bú đủ cữ để tránh mất nước, suy dinh dưỡng.

Vì bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, nên khi ăn uống cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, và vật dụng ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng.

Ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lí, các mẹ cần chú ý vệ sinh tay, chân bằng xà phòng thường xuyên cho các bé, vệ sinh đồ chơi hằng ngày, cũng như tránh cho bé ra gió để giúp bé mau chóng khỏi bệnh.

Hi vọng những bí quyết mà RaoXYZ cung cấp sẽ giúp đỡ các mẹ phần nào trong việc chăm sóc con và gia đình nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Làm gì khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng

>>> Nguyên nhân và cách phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ

Khỏe đẹp mỗi ngày

Kinh nghiệm hay RaoXYZ