Trade Marketing là gì? Việc của Trade Marketing Là Gì?

Trade Marketing là gì? Việc của Trade Marketing Là Gì?

 Hiện tại, rất nhiều người nói về trade marketing. Vậy trade marketing là gì? Người trade marketing là làm gì? Hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Trade Marketing là gì?

Tìm hiểu về khái niệm trade marketing

 Khái niệm trade Marketing được nhắc đến rất nhiều trong thời gian này. Đây thực ra là một chuỗi các hoạt động hướng tới mục đích: tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng, thương hiệu trong hệ thống phân phối.

Trade marketing là hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp

Trade marketing là hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp

 Thông qua sự thấu hiểu của người mua hàng, khách hàng của công ty. Việc này sẽ giúp đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, tăng thị phần cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đặc biệt, trade marketing cũng ảnh hưởng rất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng của mình.

  • Nói dễ hiểu, trade marketing chính là hoạt động thương mại hóa chiến lược marketing. Từ đó, biến các hoạt động marketing trở thành những hoạt động chuyên nghiệp, mang tính chất thương mại. Tức là, bạn có thể đầu tư tiền vào các hoạt động marketing và thu tiền về ngay trên thị trường.

Trade Marketing có giống brand marketing?

 Brand marketing thường tập trung sự chú ý, quan tâm vào người tiêu dùng. Ví dụ dễ thấy nhất chính là quảng cáo TVC, các sự kiện PR hay Digital…

 Trong khi đó, Trade Marketing tập trung vào các sự kiện liên quan đến người mua hàng. Nổi bật có thể kể đến khuyến mãi sản phẩm, chương trình giảm giá hay trưng bày hàng hóa.

Khái niệm trade marketing hướng tới những mục đích to lớn nhằm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp

Khái niệm trade marketing hướng tới những mục đích to lớn nhằm hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp

 Chính vì vậy, đây là 2 chương trình hoàn toàn khác biệt. Nếu brand marketing giúp chiếm lấy tâm trí của khách hàng thì trade marketing lại giúp nhãn hàng dành được phần thắng trước đối thủ tại các điểm bán hàng.

Một số khái niệm liên quan đến trade marketing

Trade marketing executive là gì?

 Đây là vị trí chuyên viên trade marketing. Nó chỉ một vị trí, cấp bậc của nhân viên làm công việc này. Thông thường, những người bắt đầu làm trade marketing sẽ mất khoảng 2 năm để trở thành một Executive.

 Executive sẽ chịu trách nhiệm quản lý một đội ngũ riêng. Từ đó, hoàn thành công việc trade marketing một cách hiệu quả nhất có thể. Trong thực tế, các trade marketing executive sẽ làm việc thành từng nhóm.

Trade Marketing manager là gì?

 Hiện tại, trade marketing manager là những người có vai trò đặc biệt cần thiết đối với hoạt động trade marketing. Họ chịu trách nhiệm về việc xây dựng chiến lược, hoạch định đường lối phát triển.

 Đặc biệt, manager sẽ theo dõi, giám sát các hoạt động chung trong quy trình này. Từ đó, đưa ra những phương thức điều chỉnh phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Vai trò trong Client của Trade Marketing là gì?

 Đối với Client, Trade marketing có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây chính là chuỗi những hoạt động có ý nghĩa lớn. Từ đó, tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh/ mua bán của doanh nghiệp.

Vai trò của hoạt động trader marketing

Vai trò của hoạt động trader marketing

 Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ trade marketing có ý nghĩa rất lớn. Các doanh nghiệp thường dành nhiều thời gian cũng như chi phí xây dựng đội ngũ này.

Trade marketing là làm gì?

 Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những công việc một trade marketing cần làm. Bạn sẽ hiểu được nhiệm vụ của nhân viên trade marketing là gì đấy.

Customer Development

 Đây là nhiệm vụ phát triển, xây dựng hệ thống cho doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua những nhiệm vụ sau:

Channels development

 Đây là việc tập trung phát triển kênh phân phối cho doanh nghiệp. Những việc cần làm là xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ ở những khu vực mới. Hay xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài.

Customer Development sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm nhiều khách hàng

Customer Development sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm nhiều khách hàng

 Một hoạt động nữa thường được doanh nghiệp chú trọng trong quá trình này chính là mở rộng những kênh bán hàng mới. Như đưa sản phẩm của mình lên các trang thương mại điện tử. Từ đó, giúp hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn.

Trade Discount – chiết khấu thương mại

 Chương trình này nghĩa là doanh nghiệp sẽ thực hiện giảm giá niêm iết cho các đơn vị phân phối. Từ đó, giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định mua và thực hiện phân phối những sản phẩm của doanh nghiệp.

 Mức chiết khấu của công ty sẽ được điều chỉnh trong từng trường hợp. Điều này sẽ phụ thuộc vào độ thân thiết của đại lý cũng như số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua ở từng đơn hàng.

Chương trình Loyalty programme

 Đây chính là những chương trình được doanh nghiệp phát triển dành riêng cho khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Đây là những hoạt động tạo động lực cho các nhà phân phối. Từ đó, trở thành lý do giúp họ nhập hàng của doanh nghiệp nhiều hơn.

 Nổi bật trong các chương trình Loyalty program có thể kể tới như sau:

  • Tổ chức chương trình khuyến mãi.
  • Giảm giá, tặng quà cho những đơn hàng có số lượng lớn.
  • Khuyến mãi trả thưởng cuối năm theo số lượng đơn hàng.

Tổ chức sự kiện/ hội nghị khách hàng

 Đây chính là hoạt động customer events. Hiểu đơn giản, nó chính là những sự kiện tri ân, khen thưởng và tạo điều kiện hoạt động cho đội ngũ bán hàng.

 Bằng cách này, đội ngũ bán hàng có thể dễ dàng xây dựng được mối quan hệ thật tốt với đối tác phân phối. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Category Development

 Đây là nhiệm vụ quan trọng, tập trung vào phát triển ngành hàng của doanh nghiệp. Trong nhiệm vụ này có thể kể tới những chiến lược cụ thể sau đây:

  • Penetration: Chiến lược bao phủ và thâm nhập thị trường.
  • Portfolio: Danh mục sản phẩm.
  • Pack – Size hay còn được biết đến là chiến lược kích cỡ bao bì.
  • Pricing: Chiến lược giá tiền sản phẩm.

 Những chiến lược này có ý nghĩa rất lớn. Nó tạo điều kiện cần thiết để tăng độ bao phủ của thương hiệu và giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.

 Bằng cách có thêm khách hàng, có nhiều người dùng thử, điều này sẽ được thực hiện rất tốt. Sau đó, mọi người có thể đề xuất để khách hàng của mình sử dụng những sản phẩm giá trị cao hơn.

Shopper Engagement

 Đây chính là hoạt động kích hoạt bên trong cửa hiệu. Nó có tác động thúc đẩy/ thay đổi quyết định mua hàng của người tiêu dùng thông qua những hoạt động sau.

Khuyến mãi

Tổ chức dùng thử sản phẩm cũng là một phần của chiến lược này

Tổ chức dùng thử sản phẩm cũng là một phần của chiến lược này

 Nổi bật trong những chương trình khuyến mãi thường được doanh nghiệp có thể áp dụng như sau:

  • Dùng thử các sản phẩm mẫu miễn phí tại các siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ.
  • Tặng quà, giảm giá hàng hóa.
  • Tặng khách hàng phiếu mua hàng.
  • Tổ chức các chương trình trúng thưởng lớn nhỏ.

Trưng bày hàng hóa

 Đây chính là việc tổ chức sắp xếp, trưng bày danh mục hàng hóa, sản phẩm với các nhãn hàng một cách hợp lý, logic nhất. Từ đó, tạo được sự ưu tiên trong góc nhìn của sản phẩm. Từ đó, giúp công ty tấn công vào thị hiếu của khách hàng và đưa ra thị trường những sản phẩm mới.

Kích hoạt chương trình tại điểm bán

 Đây là những hoạt động hoạt náo chuyên biệt, được tổ chức rất nhiều trong thời gian gần đây. Với sự náo động, doanh nghiệp có thể lôi kéo được sự chú ý của khách hàng. Từ đó tăng tính nhận diện của thương hiệu.

 Các sản phẩm này có thể được tổ chức tại trường học, siêu thị, chợ, tòa nhà văn phòng, khu dân cư… Từ đó, giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp.

Việc của trade marketing là gì – Company Engagement

 Đây chính là hoạt động cuối cùng nhưng đặc biệt có ý nghĩa của một trader marketing. Những chương trình này tập trung vào tương tác với đội ngũ sale của doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy việc bán hàng cũng như gia tăng doanh số, thu nhập.

 Các nhiệm vụ chính gồm có:

  • Dự báo, đặt mục tiêu.
  • Kích hoạt đội ngũ bán hàng.
  • Trưng bày.
  • Bao phủ.
Hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết

Hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết

Lời kết

 Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết để biết trade marketing là gì. Nếu bạn có bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Yến Nguyễn – Content Writer 

>>> Xem thêm: Ban công đẹp và lợi ích tuyệt vời mang đến cho căn nhà của bạn.

Trade marketing là gì?

 Đây là chuỗi những hoạt động quan trọng trong kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa brand marketing và trade marketing là gì?

Bản chất hai hoạt động này không giống nhau. Chúng hướng tới những mục đích khác nhau.

Nhiệm vụ của trade marketing là gì?

Bài viết này của Cẩm Nang Mua Bán sẽ giúp bạn tìm hiểu về 4 nhiệm vụ quan trọng nhất của trade marketing.