Top 5 từ khóa không có nhiều giá trị, cần tránh trong CV

Top 5 từ khóa không có nhiều giá trị, cần tránh trong CV

Nhiều ứng viên không khỏi băn khoăn về việc sử dụng từ khóa sao cho đúng. Bởi không phải từ khóa nào cũng "đắt giá" để liệt kê vào CV xin việc. Lựa chọn từ khóa sai sẽ khiến CV thiếu nổi bật, không thể hiện được nội dung mong muốn mà còn làm cho nhà tuyển dụng mất thiện cảm.

top 5 tu khoa khong co nhieu gia tri can tranh trong cv

Những từ khóa nào không nên đề cập trong CV xin việc?

1. Động lực

Nếu muốn thêm từ "động lực" vào CV của mình thì trước hết bạn cần cân nhắc thật cẩn thận. Việc nói rằng bạn có động lực không chứng minh được cho những thành quả bạn đã hoặc sẽ đạt được. Đúng là nhà tuyển dụng mong đợi bạn có động lực, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là những giá trị thực tế mà bạn có thể tạo ra.

Thay vì nói rằng mình có động lực, ứng viên nên tập trung vào những thành tích có thực tế trong CV. Hãy thử các cụm từ liên quan hơn đến những gì bạn đã đạt được, ví dụ như "phát triển chương trình đào tạo", "tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng" hoặc "cung cấp nội dung và thiết kế động".

2. Sáng tạo

"Sáng tạo" là một từ thông dụng trong CV nhưng đang được sử dụng quá mức và không hiệu quả. Thay vì sử dụng các tính từ trừu tượng, hãy tìm các động từ để giới thiệu chính xác những gì bạn đã làm ở vị trí công việc trước đây. Ứng viên có thể tham khảo một số ví dụ như "cung cấp các chiến lược nhóm mới", "tạo ra sự hợp tác gia tăng" hoặc "giải quyết vấn đề sáng tạo theo mô hình".

3. Nhiệt tình

Nhiều ứng viên cho rằng sự nhiệt tình là tiêu chuẩn trúng tuyển. Nhưng "nhiệt tình" cũng xuất hiện trong hàng trăm, hàng nghìn CV xin việc khác. Khi ai cũng "nhiệt tình" thì liệu đây có thực sự là yếu tố quyết định sự thành công của 1 ứng viên hay không? Hơn nữa, từ khóa này khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người chưa có kinh nghiệm và chỉ đang cố gắng lấy sự nhiệt tình để bù lại. Nếu vẫn muốn sử dụng các từ khóa như vậy để nói về bản thân thì những từ như "chủ động", hoặc "có kỹ năng" sẽ hiệu quả hơn.

4. Suy nghĩ vượt khuôn khổ

Không phải nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển một người "suy nghĩ vượt khuôn khổ" bởi vì mỗi công việc lại có những quy tắc và giới hạn riêng. Việc suy nghĩ quá xa đôi lúc lại không có lợi, đặc biệt là khi hợp tác với những người xung quanh hoặc tìm hiểu các quy trình của công ty vì tuýp người này cho rằng mình đã hiểu rõ mọi vấn đề. Thay vì khẳng định mình là một nhà tư tưởng với những tư duy độc đáo, hãy tập trung vào các sản phẩm thực tế từ thói quen làm việc sáng tạo của bạn.

5. Trách nhiệm

Trách nhiệm là một trong những đạo đức nghề nghiệp quan trọng nhất. Thế nhưng ứng viên không nên khẳng định suông rằng mình là một người có trách nhiệm. Nếu vẫn muốn sử dụng từ "trách nhiệm", hãy liên kết với các chức năng công việc cụ thể, ví dụ như "Chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán đúng hạn cho các hóa đơn và chi phí của nhà cung cấp". Và thay vì miêu tả về bản thân, bạn hãy dùng từ khóa này để đề cập đến những vai trò mình đã đảm nhiệm.

top 5 tu khoa khong co nhieu gia tri can tranh trong cv 2

Chứng minh bằng dẫn chứng, con số cụ thể để tăng độ tin cậy cho nhà tuyển dụng

Vậy sau khi xóa những từ thông dụng kém hiệu quả đề cập phía trên ra khỏi CV, bạn sẽ làm gì để lấp đầy những lỗ hổng đó? Các chuyên gia gợi ý cho ứng viên những cụm từ sau:

  • Đã đạt được.
  • Cải tiến.
  • Đào tạo/cố vấn.
  • Quản lý.
  • Tạo ra.
  • Tầm ảnh hưởng.
  • Tăng/giảm.
  • Thương lượng.
  • Cho ra mắt.

Việc trích dẫn từ khóa trong CV không phải lúc nào cũng giúp ứng viên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Hơn thế, bạn cần sử dụng các cụm từ một cách hiệu quả. Cụ thể là tránh các từ quá phổ biến và đưa ra dẫn chứng xác thực cho những khẳng định của mình.