Tính cách MBTI: Nhóm tính cách INFP nên theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực nào?

Tính cách MBTI: Nhóm tính cách INFP nên theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực nào?

Thông qua bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của mình.

Làm trắc nghiệm MBTI

Công nương Diana là một nhân vật điển hình trong những người thuộc nhóm tính cách INFP. INFP là những người theo chủ nghĩa lý tưởng, giàu trí tưởng tượng, được dẫn dắt bởi các giá trị cốt lõi và niềm tin của riêng họ. Qua việc tìm hiểu để rõ ràng hơn về các điểm mạnh, điểm yếu của mình, tính cách INFP có thể từng bước định hướng bản thân để có cuộc sống, sự nghiệp thành công hơn. Hãy cùng RaoXYZ tìm hiểu các đặc điểm chính của nhóm tính cách INFP, gợi ý lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất bạn nhé.

tinh cach infp

Những đặc điểm của người thuộc nhóm tính cách INFP

I. Nhóm tính cách INFP là gì? Các đặc điểm chính

1. Nhóm tính cách INFP là gì?

Tính cách INFP là một trong 16 kiểu tính cách trong trắc nghiệm MBTI, là viết tắt của Introversion, iNtuition, Feeling và Perceiving. INFP sẽ thấy thoải mái khi được ở một mình (Hướng nội), tập trung vào các ý tưởng và khái niệm hơn là các sự kiện và chi tiết (iNtuitive), đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và giá trị (Cảm xúc), và thích linh hoạt hơn là có kế hoạch và tổ chức từ trước (Cảm nhận).

Loại tính cách INFP còn được gọi là "Healer" - Người Chữa lành hoặc Người Hòa giải vì sự thấu cảm và lòng trắc ẩn dịu dàng của họ đối với người khác. Đối với những người thuộc nhóm tính cách INFP, thời điểm hiện tại có thể chỉ là mối quan tâm thoáng qua, họ nhìn thấy tiềm năng ở một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

INFP cũng là nhóm tính cách nhạy cảm, quan tâm và tử tế. Dễ dàng kết nối cá nhân và không phán xét, nhóm tính cách INFP tin rằng mỗi người phải tìm ra con đường cho riêng mình. Họ thích dành thời gian khám phá những ý tưởng và giá trị của bản thân, đồng thời nhẹ nhàng khuyến khích người khác làm điều tương tự. INFP mang tính sáng tạo và thường có năng khiếu nghệ thuật, coi trọng sự trung thực, thật thà.

Thực tế thì tính cách INFP thích những điều mới và muốn được tự mình quyết định điều gì là đúng, họ ít khi bị ảnh hưởng bởi định kiến hay khăng khăng tuân thủ các giá trị truyền thống. Trong nhiều trường hợp, INFP có thể độc đáo và hơi khác thường nhưng với họ, thà sống thật với chính mình còn hơn là cố gắng hòa nhập với đám đông. Điều quan trọng đối với INFP là hỗ trợ những người khác, tuy nhiên, INFP có thể phản ứng mạnh mẽ nếu họ cảm thấy giá trị của chính mình đang bị ảnh hưởng tiêu cực.

2. INFP trong mắt những người xung quanh

Đối với những người khác, những người thuộc nhóm tính cách INFP có thể rất tuyệt vời vì khả năng dành các suy nghĩ, cảm xúc chân thực nhất cho những ai họ thân thiết và kết nối được. INFP thích có những cuộc trò chuyện có ý nghĩa về các giá trị, đạo đức, con người và sự phát triển cá nhân. Thường tò mò và cởi mở, INFP cũng liên tục tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và những người xung quanh họ. Họ đam mê lý tưởng của chính mình nhưng cũng khéo léo và coi trọng sự riêng tư. Thực tế thì không có nhiều người hiểu được đầy đủ về tính cách INFP.

Tuy nhiên, đặc điểm tính cách là sự nhạy cảm có thể khiến người khác cảm thấy INFP đôi khi như là "người sống trên mây" do ít quan tâm tới khía cạnh trần tục của cuộc sống đời thường, luôn thích ý tưởng thú vị hơn là tập trung vào thực tế.

tinh cach infp 2

INFP là người như thế nào trong mắt những người xung quanh?

3. Mức độ phổ biến của nhóm tính cách INFP

Tính cách INFP là nhóm tính cách phổ biến thứ 9 trong dân số, chiếm khoảng 4% dân số chung, trong đó có 5% phụ nữ và 4% nam giới.

4. Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách INFP

  • Princess Diana (Công nương Diana - Công nương Vương quốc Anh).
  • Audrey Hepburn (Diễn viên).
  • Fred Rogers (MC truyền hình).
  • John Lennon (Ca - nhạc sĩ nhóm The Beatles).
  • Kurt Cobain (Ca - nhạc sĩ).
  • Tori Amos (Ca - nhạc sĩ).
  • Morrissey (Ca - nhạc sĩ).
  • Chloe Sevigny (Diễn viên).
  • William Shakespeare (Nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ).
  • Bill Watterson (Họa sĩ vẽ tranh biếm họa, họa sĩ hoạt hình).
  • A.A. Milne (Nhà văn, tác giả).
  • Helen Keller (Nhà văn).
  • Carl Rogers (Nhà tâm lý học).
  • Isabel Briggs Myers (người tạo ra trắc nghiệm MBTI).

II. Thế mạnh và điểm yếu của những người thuộc nhóm tính cách INFP

1. Điểm mạnh của INFP

  • Duy tâm, quan tâm và đồng cảm với những người xung quanh: Những người thuộc nhóm tính cách INFP thường hay quan tâm đến người khác và tin rằng bản thân có trách nhiệm để thúc đẩy, tạo động lực, giúp đỡ nhưng người xung quanh. Với suy nghĩ như vậy, INFP sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác, không làm tổn hại, ảnh hưởng tới các tiêu chuẩn đạo đức của mình vì lợi ích cá nhân. INFP là những người tin tưởng vào tiềm năng vô hạn của con người để đạt được những điều tốt đẹp và không chỉ thúc đẩy bản thân, họ cũng muốn động viên, hỗ trợ vật chất cho người khác nếu có thể.
  • Thanh liêm, chính trực: Sự chính trực gần như là tôn chỉ của INFP. Ở đây, chính trực có nghĩa là sự toàn vẹn cả về trí tuệ cũng như đạo đức, không gian dối trong bất cứ công việc, quyết định nào. Một số người có thể thấy tính cách INFP có sức tưởng tượng quá mức nhưng rõ ràng, INFP có đủ năng lực để suy nghĩ sâu sắc, vượt qua ranh giới của trí tưởng tượng để khám phá ra những điều mới mẻ, thú vị trong khi giữ vững các tiêu chuẩn của bản thân.
  • Ôn hòa: Một điểm mạnh khác với tính cách INFP là họ hầu hết đều theo chủ nghĩa duy tâm thấu cảm, các mối quan hệ hài hòa là điều mà INFP luôn mong muốn và theo đuổi. Dù trong môi trường gia đình hay khi làm việc theo nhóm, INFP thường cố gắng là người hòa giải, quan tâm hợp lý tới quan điểm của tất cả mọi người và sẽ nỗ lực hết mình để đảm bảo rằng mọi người đều được trình bày ý kiến một cách công bằng. Tính cách INFP cũng giúp họ tin rằng không có khó khăn nào là không thể vượt qua khi mọi người cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung.
  • Tận tâm: Đam mê và tận tâm với sự nghiệp, nhiệt tình với tất cả các công việc mà mình tham gia, INFP không chỉ có năng lực để hoàn thiện bản thân mình mà còn có thể "nhào nặn" môi trường xung quanh, tạo điều kiện hỗ trợ những người khác, cùng hợp tác và phát triển, hoàn thành mục tiêu. Nhờ vậy, INFP có thể được coi như nhân tố giúp tạo ra những thành tựu siêu việt.

tinh cach infp 3

Người thuộc nhóm tính cách INFP sở hữu những ưu điểm gì nổi bật?

2. Điểm yếu của INFP

  • Quá nhạy cảm: Lòng trắc ẩn sâu sắc, sự nhạy cảm và có bản sắc riêng cho phép INFP giao tiếp với các cá nhân khác theo hướng xây dựng, hợp tác, ủng hộ và tôn trọng. Tuy nhiên, sự nhạy cảm trong tính cách INFP có thể khiến họ bị vỡ mộng trong nhiều tình huống và phải trải qua đau khổ. INFP, những người nhiệt tình dấn thân và khám phá thế giới cũng có thể rơi vào trạng thái u uất, trầm cảm khi họ phát hiện ra chủ nghĩa lý tưởng của mình không phải lúc nào cũng được người khác chia sẻ hoặc tôn trọng. Đôi khi, tài năng của INFP có thể bị lãng phí hoàn toàn vì họ cảm thấy quá chán nản để tiếp tục.
  • Không thực tế: Mặc dù sự kiên định của tính cách INFP và sự tử tế của họ là đáng ngưỡng mộ nhưng tình cảm quá mạnh mẽ, cố chấp có thể đẩy họ vào tình huống khó khăn vì không chịu thỏa hiệp (trong khi sự thỏa hiệp đó là cần thiết). Tuân thủ đạo đức là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng trong thế giới thực, INFP buộc phải nhận ra rằng họ có thể không thể đạt được bất cứ điều gì trừ khi tìm ra giải pháp thực tế (dù không hoàn hảo) cho các vấn đề.
  • Quá vị tha, kìm nén bản thân: INFP có xu hướng bỏ bê hoặc kìm nén nhu cầu của bản thân nếu họ tin rằng cần phải giữ gìn sự hòa hảo hoặc làm cho người khác hạnh phúc. Khi một người giữ những bất an của mình trong lòng quá lâu, điều đó cuối cùng có thể gây ra một sự bùng nổ hoặc đổ vỡ tình cảm. Những người có tính cách INFP nhạy cảm thường phải chịu đựng trong im lặng, ít tìm kiếm sự giúp đỡ nên dễ bị lún sâu vào cảm giác khổ sở, tiêu cực, thất vọng.
  • Dễ bị tổn thương: Sự từ bi của INFP là từ trái tim, tình cảm nhưng họ có phần thiếu lý trí và điều đó có thể khiến INFP dễ bị ảnh hưởng, gặp phải rắc rối không đáng có. Cả tin, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ, tính cách INFP cũng đồng thời dễ bị lừa, lợi dụng và bóc lột.

III. Lựa chọn nghề nghiệp cho INFP

Tại nơi làm việc, tính cách INFP gần như không bị chi phối bởi tiền bạc hay địa vị, họ thích công việc phù hợp với giá trị của bản thân và được giúp đỡ người khác. INFP cũng thường được thúc đẩy bởi tầm nhìn và cảm hứng, đồng thời muốn tham gia vào các dự án mà họ cảm thấy sẽ có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, INFP có thể có hứng thú với những vấn đề phức tạp, muốn tìm ra giải pháp theo cách thức sáng tạo. Họ đánh giá cao sự đổi mới và muốn chia sẻ cũng như lắng nghe nhiều ý tưởng. Công việc lý tưởng nhất cho những người thuộc nhóm tính cách INFP là khi họ được thể hiện cá tính của mình ở nơi làm việc, có quan hệ tốt với những người xung quanh. INFP thích làm việc tự chủ và có quyền kiểm soát phương pháp, thời điểm hoàn thành dự án. Họ cũng thường thích tham gia vào các đội nhóm dù bản chất vẫn muốn có dấu ấn cá nhân trong công việc. Những người đồng nghiệp mà INFP thích nhất là người có thể hợp tác, hỗ trợ, linh hoạt và có cùng quan điểm, giá trị.

tinh cach infp 4

Những nghề nghiệp nào phù hợp với nhóm tính cách INFP

1. Những công việc phù hợp nhất cho INFP

INFP là những người sống tình cảm, biết quan tâm đến mọi người xung quanh và suy nghĩ sáng tạo nên nhóm tính cách này nên chọn những nghề nghiệp cho phép họ thể hiện cá tính và quan điểm cá nhân. Thực tế, nhiều INFP hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ, vì cộng đồng mà qua công việc, họ có thể chia sẻ sự đồng cảm, động viên, giúp đỡ mọi người. Tính cách INFP cũng thường chọn làm việc trong các ngành nghề sáng tạo và nghệ thuật, cho phép họ tự do suy nghĩ và được là chính mình.

Những nghề nghiệp hàng đầu cho INFP bao gồm:

  • Mỹ thuật, thiết kế và truyền thông: Thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, biên tập viên, biên phiên dịch, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, nhân viên PR, nhà văn, biên kịch...
  • Dịch vụ công: Nhân viên công tác xã hội, tư vấn nghề nghiệp, tư vấn tâm lý,...
  • Kinh doanh và quản lý: Chuyên viên nhân sự, chuyên viên đào tạo,...
  • Khoa học và y tế, chăm sóc sức khỏe: Bác sĩ tâm lý, nhà xã hội học, bác sĩ dinh dưỡng, trị liệu, hộ sinh, bác sĩ thú y...
  • Giáo dục đào tạo và thư viện: Thủ thư, giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non, giảng viên đại học, giáo viên giáo dục đặc biệt...

2. Các nghề nghiệp mà INFP nên tránh

Có một số nghề nghiệp không phải là tính cách INFP hoàn toàn không làm được mà sẽ không thực sự phù hợp. Nếu cố chấp theo đuổi bạn có thể gặp phải một số khó khăn do khác biệt về tính cách nên khó thích nghi và thành công. Những nghề sau đây được phát hiện là không phổ biến trong cộng đồng những người thuộc nhóm tính cách INFP:

  • Sĩ quan quân đội.
  • Cảnh sát.
  • Kỹ sư.
  • Thợ điện.
  • Quản trị kinh doanh.
  • Kiểm toán viên.
  • Bác sĩ nha khoa.
  • Thẩm phán.

3. Khả năng làm việc nhóm (teamwork) của INFP

Khi làm việc nhóm, những người thuộc nhóm tính cách INFP là người hỗ trợ, giàu trí tưởng tượng, đóng góp rất nhiều cho nhóm. Họ hiểu quan điểm và ý tưởng, mục tiêu của các thành viên, cố gắng giúp mọi người hòa hợp với nhau và đi đến quan điểm thống nhất. INFP cũng cởi mở lắng nghe nhiều quan điểm và có khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo kết hợp các ý tưởng và ưu tiên của mọi người. Họ là những nhà tư tưởng linh hoạt và đổi mới, sẵn sàng xem xét hầu hết mọi lựa chọn, miễn là nó phù hợp với giá trị đạo đức.

Những người có tính cách INFP khi làm việc nhóm sẽ phù hợp nhất với một nhóm có kế hoạch và tầm nhìn, rõ ràng về các mục tiêu ngay từ đầu. Các nhóm có định hướng hành động, thiếu cân nhắc tới các vấn đề sâu hơn hoặc các lựa chọn thay thế có thể không hợp với INFP. INFP muốn có một môi trường hỗ trợ và chấp nhận lẫn nhau hơn là phán xét, cạnh tranh và xung đột.

4. INFP trong vai trò leader, quản lý

Ở các vai trò quản lý, lãnh đạo, tính cách INFP có khả năng tạo động lực cho người khác thông qua sự khuyến khích và tầm nhìn tích cực. Họ là người có lý tưởng sâu sắc và khi làm việc cho một mục tiêu quan trọng thì INFP mang theo một quyết tâm thầm lặng. Họ thường nhìn thấy tiềm năng ở người khác và rất giỏi trong việc truyền cảm hứng để mọi người nỗ lực hơn thay vì gây áp lực hay thúc ép.

Nhìn chung thì INFP là những nhà lãnh đạo hỗ trợ, sáng tạo, những người khuyến khích nhóm của họ thể hiện cá tính và sự đổi mới. Do bản tính linh hoạt và mong muốn hòa hợp mạnh mẽ, họ có thể tránh xung đột và trì hoãn việc đưa ra các quyết định khó khăn. Họ điều hành tốt nhất các nhóm hợp tác gồm những người cùng chí hướng, những người cùng cam kết với tầm nhìn.

tinh cach infp 5

Khả năng lãnh đạo của nhóm tính cách INFP ra sao?

IV. INFP trong các mối quan hệ

1. Phong cách giao tiếp của INFP

Trong giao tiếp và các mối quan hệ với mọi người xung quanh, INFP nhẹ nhàng, đồng cảm, là người lắng nghe và tinh tế, khéo léo điều chỉnh phong cách giao tiếp cho phù hợp nhất. Sự tử tế và tâm lý cố gắng hợp tác, hòa hợp, INFP có xu hướng đánh giá cao người khác cũng như ý tưởng của đối phương. Tuy nhiên, INFP khá dè dặt khi chia sẻ giá trị và ý tưởng với người khác.

2. Những nhóm tính cách hợp với INFP

  • Thấu hiểu lẫn nhau: INTP, INFP, INFJ, ENFP là những nhóm tính cách hợp với INFP. Có cùng một số sở thích, quan điểm và giá trị coi trọng, những nhóm này dễ hòa hợp, cảm thấy thân thiết và gần như hiếm khi xung đột.
  • Khác biệt nhưng thu hút lẫn nhau: ISFP, INTJ, ENTP và ENFJ là những nhóm có tính cách khá tương đồng với INFP nhưng lại hơi khác ở một số điểm. Và chính sự khác biệt đó có thể khiến 2 bên cảm thấy bị thu hút, dễ làm quen. Sự cân bằng là yếu tố quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ giữa tính cách INFP và các nhóm này.
  • Bổ sung cho nhau: INFP sẽ khó mà ngay lập tức thân thiết hay nói chuyện được với các nhóm tính cách ISTP, ISFJ, ESFP, ENTJ nhưng theo thời gian, nếu có thể hiểu nhau thì họ vẫn sẽ tìm ra được một số điểm chung và có thể bổ sung cho nhau, học hỏi lẫn nhau.
  • Dễ xảy ra xung đột: Những người thuộc các nhóm tính cách ISTJ, ESTP, ESTJ, ESFJ có nhiều nguy cơ xảy ra xung đột và mâu thuẫn với INFP. Có thể nói tính cách INFP và những nhóm này là đối lập nên ban đầu sẽ không liên quan và rất khó để hiểu về nhau nhưng nếu buộc phải kết hợp với nhau thì cũng có thể là cơ hội để 2 bên cùng phát triển.

tinh cach infp 6

Bí quyết giúp nhóm INFP thành công, thăng tiến trong sự nghiệp

V. Nguyên tắc để INFP phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

Để phát huy hết tiềm năng của mình và thành công hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống, INFP nên:

  • Học cách nhận ra sự khác biệt giữa thỏa hiệp và nhượng bộ: Những người trái quan điểm với bạn chỉ đơn giản là họ nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh khác chứ không phải họ cố tình đối đầu hay không coi trọng ý kiến của bạn. Thay vì quá nhạy cảm và cố chấp, các bạn thuộc nhóm tính cách INFP nên tìm cách để nhìn nhận tình huống theo cách khách quan, thực sự hiểu rõ động cơ của bản thân cũng như của đối phương. Sự nhượng bộ đôi khi còn tốt hơn khư khư giữ nguyên quan điểm của mình.
  • Hiểu được khoảng cách giữa mơ mộng và thực tiễn: Những người thuộc nhóm tính cách INFP nhìn ra thế giới bằng con mắt duy tâm thường thấy những điều tốt đẹp, khả năng vô hạn mà đa số mọi người không thể nhận ra. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ dễ bị chìm đắm vào mộng cảnh, thậm chí là những ảo tưởng quá mức đẹp đẽ mà quên đi các vấn đề trong thế giới thực. Trí tưởng tượng có thể mở ra cánh cửa cho những khả năng tốt hơn nhưng muốn tiến xa thì INFP cần tỉnh táo hơn trong mọi đánh giá và quyết định.
  • Học cách coi trọng chi tiết: Cho dù một ý tưởng mới có thể tuyệt vời đến đâu thì nó sẽ chẳng có hiệu quả thực sự nếu thiếu các chi tiết quan trọng hoặc được triển khai chính xác từng bước. Những người thuộc tính cách INFP có thể thấy khía cạnh này của quá trình sáng tạo hơi nhàm chán, nhưng dù sao thì bạn cũng nên thử thách bản thân để vượt qua sự không quan tâm và chú ý đến tất cả những chi tiết khó chịu đó.
  • Đặt mục tiêu đạt được các vị trí quản lý: INFP có bản năng coi trọng sự bình đẳng, là người hòa giải và chữa lành bẩm sinh, tin tưởng vào lợi ích của sự hợp tác và giỏi lắng nghe. Những phẩm chất đáng ngưỡng mộ này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn đảm nhiệm các vai trò quản lý, lãnh đạo. Hãy cố gắng để đạt được thành công và lan tỏa những điều tích cực và làm được nhiều hơn nữa cho chính mình cũng như cho người khác.

Tính cách INFP thường có tiêu chuẩn rất cao nên khó tha thứ cho bản thân khi không đáp ứng được kỳ vọng. Đôi khi, bạn thậm chí còn trở nên thiếu quyết đoán, rơi vào chủ nghĩa hoàn hảo tới mức tự cắt đi những dòng sáng tạo, vì thế mà khó thành công. Tốt nhất, bạn hãy ngừng so sánh bản thân với người khác và nhận ra rằng bạn chỉ cần tập trung vào chính mình là đủ.