Tính cách MBTI: ESTJ Nên lựa chọn nghề nghiệp nào, làm gì để thăng tiến và thành công?

Tính cách MBTI: ESTJ Nên lựa chọn nghề nghiệp nào, làm gì để thăng tiến và thành công?

Thông qua bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của mình.

Làm trắc nghiệm MBTI

Thực tế cho thấy, những người có tính cách ESTJ thường đảm nhận các vai trò dẫn dắt, có tiềm năng trở thành quản lý giỏi, xuất sắc trong việc thiết lập mục tiêu, đưa ra quyết định và tổ chức các nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ. ESTJ muốn đạt được năng suất hiệu quả và thường tin rằng điều này được hoàn thành tốt nhất khi con người và hệ thống được tổ chức tốt. Cùng RaoXYZ tìm hiểu chi tiết về nhóm tính cách này qua nội dung sau đây bạn nhé....

tinh cach estj

Những đặc điểm chính của nhóm tính cách ESTJ

I. Nhóm tính cách ESTJ là gì? Các đặc điểm chính

1. Nhóm tính cách ESTJ là gì?

ESTJ là từ viết tắt dùng để mô tả một trong 16 kiểu tính cách theo trắc nghiệm MBTI. Nó là viết tắt của Extraverted, Sensing, Thinking, Judging. ESTJ là một người thích tương tác và dành thời gian cùng với người khác (Hướng ngoại), người tập trung vào các sự kiện và chi tiết hơn là các ý tưởng và khái niệm (Cảm nhận), người đưa ra quyết định dựa trên logic và lý trí (Suy nghĩ) và người thích được lập kế hoạch, có tổ chức hơn là ứng biến và linh hoạt (Đánh giá). ESTJ đôi khi được coi là nhân cách của Người giám sát vì họ có xu hướng chịu trách nhiệm và đảm bảo mọi thứ được thực hiện một cách chính xác.

Về cơ bản, những người thuộc kiểu tính cách ESTJ hầu như đều theo chủ nghĩa truyền thống, chăm chỉ, luôn mong muốn được phụ trách tổ chức các dự án và các nhóm khác nhau. Họ có trật tự, tuân thủ quy tắc và tận tâm, thích hoàn thành công việc với hiệu suất cao nhất, yêu thích các hệ thống, kế hoạch và phương pháp rõ ràng. ESTJ cũng giỏi xây dựng cấu trúc, có khả năng dự đoán và thích mọi thứ tiến hành theo một trình tự hợp lý.

ESTJ là những người thực tế, coi trọng bằng chứng hơn phỏng đoán và tin tưởng vào kinh nghiệm cá nhân. Họ cũng quan tâm đến việc duy trì trật tự xã hội và giữ cho mọi người ở trong khuôn khổ.

2. ESTJ trong mắt những người xung quanh

Đối với những người xung quanh, ESTJ có thể là những người chỉ huy, luôn tỉnh táo và có khả năng dự tính được mọi việc sẽ diễn ra như thế nào, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho các quyết định. Tính cách ESTJ cũng định hướng nhiệm vụ, đặt công việc lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Tự tin và mạnh mẽ, cứng rắn, ESTJ dường như luôn luôn kiểm soát được mọi tình huống. Họ muốn thiết lập các quy tắc cơ bản và đảm bảo mọi người sẽ thực hiện mọi điều cần thiết.

Thực tế cho thấy, những người thuộc kiểu tính cách ESTJ thường tham gia vào các tổ chức như câu lạc bộ, hiệp hội và thường đóng vai trò lãnh đạo. Họ cũng dễ dàng kết nối với những người khác thông qua việc chia sẻ nghi thức và thói quen. Tương tác xã hội đối với ESTJ thường có nghĩa là tuân theo một truyền thống, nghi thức đã được thiết lập để tương tác với người khác theo cách có cấu trúc. ESTJ có xu hướng tôn trọng thứ bậc. Họ muốn biết ai là người phụ trách và sẽ chỉ định các cấp độ trách nhiệm khi cần.

tinh cach estj 2

ESTJ được những người xung quanh đánh giá như thế nào?

3. Mức độ phổ biến của nhóm tính cách ESTJ

ESTJ là loại tính cách phổ biến thứ 5 trong dân số và phổ biến thứ 2 ở nam giới. ESTJ tạo nên từ 9% dân số chung, chiếm 11% nam giới và 6% nữ giới.

4. Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ESTJ

  • Colin Powell (Cựu ngoại trưởng Mỹ).
  • Judge Judy Sheindlin (Nhà sản xuất, nhà văn, cựu công tố viên và cựu thẩm phán người Mỹ).
  • Dr. Laura Schlessinger (MC radio).
  • George Washington (Cựu tổng thống Mỹ).
  • Sandra Day O'Connor (Cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ).
  • Mike Wallace (Nhà báo).
  • Vince Lombardi (HLV bóng đá).

II. Thế mạnh và điểm yếu của những người thuộc nhóm tính cách ESTJ

1. Điểm mạnh của ESTJ

  • Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hiệu quả: ESTJ là những người lập kế hoạch và lập danh sách, phương pháp làm việc luôn tuân thủ thứ tự và lịch trình. Bản năng của họ là áp dụng cấu trúc lên cuộc sống và quản lý thời gian một cách tự nhiên. Những người thuộc nhóm tính cách ESTJ cũng thích tạo ra trật tự, tránh sự hỗn loạn và họ gần như luôn đúng giờ, nhờ đó mà hình ảnh của họ luôn là ổn định và đáng tin cậy.
  • Nỗ lực cống hiến và thực hiện các cam kết: Một ưu điểm khác của tính cách ESTJ là không bao giờ trì hoãn hay trốn tránh, họ có thể cống hiến 110% sức lực trong mọi lĩnh vực, cả công việc và cuộc sống, thường tràn đầy năng lượng. Bên cạnh đó, ESTJ cũng sẵn sàng hy sinh thời gian hoặc sở thích cá nhân để tập trung hoàn thành công việc. Nhà tuyển dụng có thể tin tưởng vào các nhân viên có tính cách ESTJ vì họ sẽ luôn nỗ lực, tuân thủ để hướng tới thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Chính trực: Không chỉ vậy, ESTJ còn có nét tính cách cương trực và thẳng thắn, nhất quán trong vai trò lãnh đạo, tin rằng ngay cả khi làm sếp thì các quy tắc đối với bản thân họ cũng phải tương tự như nhân viên cấp dưới. Họ coi trọng thứ bậc nên rất tôn trọng cấp trên.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Nhiều ý kiến cho rằng ESTJ là những "người gác cổng" của xã hội vì luôn có ý thức trách nhiệm trong việc duy trì tiêu chuẩn, quy tắc, xây dựng hệ thống rõ ràng. ESTJ luôn xứng đáng được tin tưởng trong các nhiệm vụ duy trì quy tắc, quy định, điều luật để giữ an toàn cho cộng đồng và xã hội. Trong gia đình, ESTJ cũng là người có trách nhiệm, giữ lời hứa, biết chăm sóc mọi người.

2. Điểm yếu của ESTJ

  • Hay phán xét: Cách tiếp cận cuộc sống đen trắng rõ ràng, quá nguyên tắc có thể là một điểm yếu đáng kể với những người thuộc kiểu tính cách ESTJ. Có niềm tin là tốt nhưng họ thường quên rằng tất cả các nguyên tắc mà họ chấp nhận không phải là tất cả và cũng có những vấn đề nhất định. Hơn nữa, việc theo đuổi giá trị truyền thống, tôn trọng thời gian cũng không phải lúc nào cũng buộc phải thế. Với suy nghĩ cố hữu và có phần định kiến, ESTJ nhiều khi thiếu kiên nhẫn với những người chọn lối sống phi truyền thống, do đó họ cũng hay phán xét hoặc bỉ cho là hẹp hòi.
  • Có phần khắc nghiệt do không quan tâm nhiều tới cảm xúc: Bên cạnh đó, tính cách ESTJ thường không coi trọng cảm xúc hoặc không tính đến cảm xúc trong các kế hoạch - cho dù đó là cảm xúc của chính họ hay những người khác. Điều này có thể khiến họ trở nên khắc nghiệt, thực dụng và thiếu quan tâm. EQ thấp là điểm yếu của ESTJ, có thể dễ đẩy họ vào tình huống hiểu lầm hoặc bị hiểu lầm.
  • Chủ nghĩa hoàn hảo: Trong khi nỗ lực hết sức cho công việc, kiểu tính cách ESTJ có thể dễ mắc sai lầm vì quá coi trọng công việc và luôn đuổi theo chủ nghĩa hoàn hảo. Tính cách mạnh mẽ và thường xuyên làm việc trong cường độ cao của ESTJ có thể hơi khó với người khác. Trong khi đó, ESTJ lại thường cho thấy sự không kiên nhẫn với những ai không "hoàn hảo" và đủ chăm chỉ như họ.
  • Bướng bỉnh và không linh hoạt: Trên thực tế, những người thuộc kiểu tính cách ESTJ thường có niềm tin vững chắc, tin vào giá trị và nhận định ban đầu và điều này có thể tạo thành tính cố chấp, không thừa nhận thông tin mới, dễ phạm sai lầm. Sự cứng nhắc có thể khiến họ không thực sự cởi mở và cách tiếp cận thực tế sẽ cản trở khả năng tưởng tượng, sáng tạo.

tinh cach estj 3

Ưu điểm và nhược điểm của nhóm tính cách ESTJ

III. Lựa chọn nghề nghiệp cho ESTJ

Trong môi trường công việc, những ai có tính cách ESTJ đều khá xuất sắc trong việc tổ chức và định hướng, bao gồm cả quản lý nhân sự, quản lý dự án và các hoạt động khác. Bản thân ESTJ cũng thích nắm quyền kiểm soát và thường phấn đấu để thăng tiên lên các vị trí quản lý, thích ở một vai trò mà họ có thể đưa ra quyết định và thực thi các chính sách, thủ tục. Họ vô cùng đáng tin cậy và đạt được sự hài lòng khi hoàn thành từng dự án một. Tham vọng đôi khi cũng khiến ESTJ lao vào công việc, thậm chí là thường xuyên làm việc quá sức.

Môi trường làm việc lý tưởng cho những người thuộc nhóm tính cách ESTJ là môi trường có quy hoạch, hệ thống, cơ cấu thẩm quyền rõ ràng. Công việc lý tưởng sẽ là những công việc cho phép ESTJ sử dụng các kỹ năng tổ chức của mình, tuân thủ các thủ tục được tiêu chuẩn hóa để tạo ra một sản phẩm hữu hình.

ESTJ có phần thiếu linh hoạt và sáng tạo nên nếu làm các công việc cần liên tục đổi mới, bắt kịp xu hướng như thiết kế, marketing,... thì sẽ không thực sự phù hợp. Đổi lại, bạn có thể tận dụng thế mạnh là kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và sắp xếp công việc để chinh phục những nghề nghiệp cho phép bạn phát huy tốt nhất như quản lý dự án, kỹ sư, quản lý sản xuất,...

1. Những công việc phù hợp nhất cho ESTJ

Dựa trên các phân tích tính cách ESTJ, các chuyên gia gợi ý rằng ESTJ cực kỳ phù hợp với các công việc như:

  • Kỹ sư bán hàng.
  • Môi giới chứng khoán.
  • Tư vấn bảo hiểm.
  • Quản lý hoạt động kinh doanh.
  • Tư vấn bất động sản.
  • Quản lý khách sạn.
  • Chuyên viên tín dụng.
  • Cố vấn tài chính.
  • Quản lý dự án.
  • Hành chính nhân sự.
  • Sĩ quan quân đội.
  • Cảnh sát.
  • Phi công.
  • Bếp trưởng.
  • Luật sư.
  • Thẩm phán.
  • Hiệu trưởng.
  • Dược sĩ.
  • Bác sĩ nha khoa.
  • Bác sĩ.
  • HLV thể thao.
  • Kỹ sư xây dựng.
  • Kỹ sư cơ khí.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Quản lý nhà máy.
  • Nhà thầu.

2. Các nghề nghiệp mà ESTJ nên tránh

Đặc điểm tính cách có phần nghiêm túc và cứng nhắc khiến những người thuộc nhóm tính cách ESTJ khó thành công trong các vai trò thiên về nghệ thuật, văn học, đòi hỏi sự sáng tạo như thiết kế. Những công việc được cho là không mấy phù hợp với ESTJ gồm có:

  • Họa sĩ.
  • Thiết kế đồ họa.
  • Nhà văn, biên kịch.
  • Nhạc sĩ.
  • Diễn viên.
  • Giám đốc nghệ thuật.
  • Chuyên viên thẩm mỹ.
  • Giáo viên mầm non.
  • Nghiên cứu khoa học xã hội.
  • Vật lý trị liệu.
  • Bảo mẫu.
  • Nhân viên công tác xã hội.
  • Trợ lý.
  • Nhà tâm lý học.
  • Thủ thư.

tinh cach estj 4

ESTJ phù hợp và không phù hợp với những công việc gì?

3. Khả năng làm việc nhóm (teamwork) của ESTJ

Đối với môi trường làm việc nhóm, ESTJ là kiểu thành viên phụ trách kỷ luật trong nhóm, mang lại trật tự và năng lượng tích cực, cơ hội thực tế cho nhóm. Tính cách ESTJ khiến họ không thực sự chú ý nhiều tới ngôn từ khi giao tiếp nhưng sẽ thẳng thắn để chia sẻ các đánh giá khách quan về tình huống một cách trực tiếp và trung thực. Họ là những người làm việc chăm chỉ, năng suất và hướng đến kết quả, đồng thời cũng mong đợi những người khác sẽ bước theo quyết tâm, mục tiêu của họ.

Tuy nhiên, vì rất tập trung vào công việc nên ESTJ thường trở nên thiếu kiên nhẫn với những đồng nghiệp có tốc độ chậm, hay thảo luận quá nhiều trước khi hành động. Những thành viên quá lý thuyết hoặc có nhiều ý tưởng trừu tượng cũng không hợp để làm việc nhóm với ESTJ. ESTJ sẽ có xu hướng cố gắng đi đầu trong việc đưa ra quyết định và tiếp tục với một kế hoạch hành động cụ thể. Họ là những người lập kế hoạch hoàn hảo về lịch trình và thời hạn, không muốn làm việc gì khác với kế hoạch, có thể cực kỳ khó chịu nếu các thành viên trong nhóm không tuân theo quy tắc.

4. ESTJ trong vai trò leader, quản lý

Như đã đề cập, nhóm tính cách ESTJ có tiềm năng trở thành những người quản lý tài năng. Họ đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện một cách chính xác, các kết quả được tạo ra hoàn toàn đáng tin cậy và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn. Trong vai trò lãnh đạo, ESTJ đưa ra những kỳ vọng rõ ràng cho team, cho bộ phận mình quản lý - không chỉ là mục tiêu, các công việc cần làm mà còn bao gồm cả phương pháp thực hiện đều được hướng dẫn chi tiết. Khi quản lý một dự án, ESTJ cũng thường lên kế hoạch một cách bài bản và chi tiết, đồng thời đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng được như mong đợi.

Tuy nhiên, ESTJ có xu hướng duy trì cách làm truyền thống và có thể hơi bảo thủ, ngại thay đổi (do họ không cảm thấy cần phải đổi mới, sáng tạo). Họ có xu hướng tin tưởng vào kinh nghiệm trong quá khứ của mình và không thoải mái khi phải nghĩ về những dự định, tương lai không chắc chắn. Với nhóm tính cách ESTJ thì phong cách lãnh đạo không phải là vấn đề nhưng tầm nhìn sẽ là một thách thức. Ngoài ra, ESTJ tin tưởng các cấu trúc của quyền hạn và thường tìm cách thiết lập một hệ thống phân cấp rõ ràng. Họ cảm thấy thoải mái khi nhận lệnh từ cấp trên và mong đợi điều tương tự từ nhân viên.

IV. ESTJ trong các mối quan hệ

1. Phong cách giao tiếp của ESTJ

ESTJ là những người giao tiếp thực tế, có định hướng hành động. Họ thường giả định quyền kiểm soát và mục đích giao tiếp là để tổ chức và sắp xếp, xác định những việc cần phải làm. Những người thuộc kiểu tính cách ESTJ cũng rất rõ ràng về các kỳ vọng và thủ tục, giỏi giải thích, thuyết trình và thuyết phục. Họ cởi mở trong tranh luận và chỉ trích, nhưng muốn các quy tắc được tuân thủ và làm việc nghiêm túc. Họ tập trung vào các nhiệm vụ và kết quả nên khó chấp nhận sự sai lệch hay giao tiếp không liên quan.

2. Những nhóm tính cách hợp với ESTJ

  • Thấu hiểu lẫn nhau: Những người thuộc các nhóm tính cách ISTJ, ESTP, ESTJ, ENTJ dễ dàng thân thiết với tính cách ESTJ nhờ tính cách có nhiều điểm tương đồng, quan điểm và sở thích giống nhau nên dễ kết thân, hiếm khi xảy ra xung đột, cãi vã.
  • Thu hút nhờ sự khác biệt: Trong khi đó, ISTP, INTJ, ESFP, ESFJ lại là những nhóm tính cách vừa giống lại vừa khác ESTJ. Chính sự khác biệt ở mức độ "vừa đủ" khiến họ dễ kết nối với nhau, thân thiết và cảm thấy bị hấp dẫn bởi nhau.
  • Bổ sung cho nhau: Thông thường, những người thuộc nhóm tính cách ESTJ gần như rất khó để có thiện cảm với những người thuộc kiểu tính cách ISFJ, INFJ, ENTP và ENFJ vì nhìn chung là hai bên đều rất khác nhau. Dù vậy, vẫn còn một số điểm chung và "cơ hội" để họ giao lưu, cùng học hỏi ở nhau và tiến bộ, điểm mạnh của người này có thể bổ sung cho điểm yếu của người kia và ngược lại.
  • Dễ xung đột với nhau: Trong khi đó, những nhóm tính cách ISFP, INTP, INFP, ENFP thì có quan điểm, giá trị, động lực khác hẳn với ESTJ nên rất dễ tranh chấp và xung đột. Trừ khi hai bên có đủ thời gian để hiểu hơn về nhau thì mối quan hệ mới có thể thực sự hòa hảo.

tinh cach estj 5

Mối quan hệ giữa ESTJ với các nhóm tính cách khác

V. Nguyên tắc để ESTJ phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

Để phát huy hết tiềm năng của mình, ESTJ nên tập trung phát huy và hoàn thiện bản thân theo những mẹo sau đây:

  • Chú ý đến chi tiết, cân nhắc nhiều hơn: Bởi vì luôn tự tin vào năng lực và phán đoán của mình mà những người có tính cách ESTJ có thể khá chắc chắn rằng họ nắm rõ mọi việc trong lòng bàn tay, thậm chí đưa ra kết luận khi chưa cân nhắc kỹ các chi tiết. Để khắc phục và trở nên thuyết phục hơn, đáng tin cậy hơn thì bạn nên tập trung vào việc đặt câu hỏi, chờ thêm thêm chi tiết (là những bằng chứng) và thừa nhận rằng bạn cũng có những phần chưa thể chắc chắn 100%.
  • Linh hoạt hơn: Một điều quan trọng khác là ESTJ thường không nhận ra rằng cách của họ không phải là cách duy nhất. Luôn có nhiều hơn một phương pháp cho những tình huống cụ thể, có những đóng góp nên được xem xét thay vì loại bỏ ngay lập tức. ESTJ nên linh hoạt và cởi mở hơn thay vì cố chấp chỉ tin vào chính mình.
  • Hãy tự phê bình bản thân nhiều hơn: Như đã nói, những người thuộc kiểu tính cách ESTJ có xu hướng nghĩ rằng bản thân luôn đúng và giá trị quan của mình là khách quan, tuyệt đối với phổ quát. Tuy nhiên, hãy nhớ là tính khách quan của bạn không phải lúc nào cũng khách quan như vẻ ngoài và điều bạn cần làm là tự khách quan với chính bản thân mình, đánh giá đúng cả thế mạnh và điểm yếu, thừa nhận sai lầm khi cần.
  • Quan tâm tới cảm xúc của chính mình: ESTJ cần cố gắng thừa nhận cảm xúc của chính mình và quan tâm hơn tới cảm xúc của những người xung quanh. Sự khắc nghiệt và cứng nhắc có thể khiến bạn mất đi các mối quan hệ ý nghĩa, xa cách với người thân và tự đẩy các nhân viên giỏi khỏi đội nhóm của mình.
  • Duy trì sự bình tĩnh: Cuối cùng, dù bạn thuộc nhóm tính cách ESTJ mạnh mẽ đến đâu thì bạn cũng nên tìm cách làm giảm căng thẳng để bản thân có thể tận hưởng được nhiều hơn. Đừng nghĩ rằng giải trí và nghỉ ngơi nghĩa là lười biếng, chỉ đơn giản là bạn tự nuông chiều chính mình và giành đủ thời gian để nạp năng lượng. Các bài tập yoga, thiền định cũng có thể hữu ích trong đảm bảo cân bằng công việc - cuộc sống và giúp tính cách của bạn mềm mại hơn.

Trên đây là một số đặc điểm tính cách của nhóm tính cách ESTJ. Hy vọng chia sẻ đầy đủ, chi tiết của RaoXYZ sẽ phần nào giúp bạn tìm ra mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cho chính mình.