Tìm hiểu về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH 2021

Tìm hiểu về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH 2021

Nhằm đảo bảo cho quyền lợi của người lao động cũng như tính hợp pháp, công bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách quy định về vai trò và nghĩa vụ của cả hai bên. Trong đó các khoản phụ cấp lương cũng luôn là những điều khiến nhiều người lao động quan tâm, đặc biệt là các khoản không đóng BHXH. Bởi đây chính là quyền lợi xứng đáng được hưởng của người lao động. Vậy các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH gồm những gì? Hãy cùng Việc Làm Tốt đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH mới nhất
Tìm hiểu về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH 2021

Tìm hiểu về phụ cấp lương

Phụ cấp lương luôn là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong đó những người lao động và cả những người sử dụng lao động là những cá nhân, tổ chức nắm rõ vai trò quan trọng của việc hiểu rõ về các khoản phụ cấp lương này. Đây được xem là một minh chứng giúp đảm bảo tính công bằng cho người sử dụng lao động và người lao động.

Ngoài ra, các khoản phụ cấp này còn giúp đảm bảo tính công bằng, giúp 2 bên thỏa thuận rõ hơn về vấn đề này. Chính vì vậy, phụ cấp lương là gì? Có mấy loại phụ cấp lương khác nhau? Đây luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Phụ cấp lương là gì?

Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về phụ cấp lương cho người lao động. Tuy nhiên một khái niệm được nhiều người sử dụng nhất là: “Phụ cấp lương là một cơ cấu trong thu nhập của người lao động, bao gồm các loại: phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp làm đêm,…”

Phụ cấp lương là gì?
Hình thức trả phụ cấp lương được nhà nước quy định

Tiếp theo đó, pháp luật cũng quy định rất rõ về hình thức trả phụ cấp lương cũng như hướng dẫn phương pháp tính phụ cấp lương cụ thể như sau: “Phụ cấp lương được trả hàng tháng; tính trên lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định hoặc tính trên lương cơ bản hoặc là một khoản cố định, tùy theo quy định của từng chế độ và đối tượng hưởng phụ cấp. Chế độ phụ cấp có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp.”

Có mấy loại phụ cấp?

Pháp luật hiện nay chia phụ cấp lương thành những loại khác nhau. Mỗi loại phụ cấp lương sẽ có những quy định và cách tính khác nhau. Cụ thể, có 2 loại phụ cấp lương khác nhau là: phụ cấp lương tính đóng BHXH và phụ cấp lương không tính đóng BHXH.

  • Phụ cấp lương tính đóng BHXH: Bao gồm tiền lương; Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; Phụ cấp có tính chất tương tự; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
  • Phụ cấp lương không phải đóng BHXH: bao gồm tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động; Tiền thưởng sáng kiến; Tiền ăn giữa ca; Tiền hỗ trợ xăng xe; Tiền hỗ trợ điện thoại; Tiền hỗ trợ đi lại; Tiền hỗ trợ nhà ở; Tiền hỗ trợ giữ trẻ; Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ; Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết; Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn; Tiền sinh nhật của người lao động; Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Có mấy loại phụ cấp?
Phụ cấp lương có cách tính và quy định khác nhau

Các khoản phụ cấp nào không phải đóng BHXH 2021?

Bên cạnh các khoản phụ cấp lương cần đóng BHXH theo đúng quy định của luật pháp thì trong Bộ luật lao động cũng có những quy định cụ thể về 15 khoản phụ cấp không cần đóng BHXH. Đây đều là những khoản phụ cấp tốt, có lợi cho người lao động. Dưới đây là những thông tin chi tiết về vấn đề này:

Phụ cấp không phải đóng BHXH là gì?

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH và điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH thì các khoản thu nhập không tính làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong Hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
  • Các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong người lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Phụ cấp không phải đóng BHXH là gì?
Bộ luật Lao động có quy định các phụ cấp không phải đóng BHXH

Quy định về các loại phụ cấp không đóng BHXH

Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, các khoản phụ cấp không đóng BHXH bao gồm:

  • Tiền thưởng được nhận theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động (quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012);
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Khoản hỗ trợ xăng xe;
  • Khoản hỗ trợ điện thoại;
  • Khoản hỗ trợ đi lại;
  • Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
  • Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
  • Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết;
  • Hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn;
  • Chi tiền nhân dịp sinh nhật của người lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

Lưu ý: Phụ cấp chuyên cần là một trong các khoản không phải đóng BHXH bắt buộc (Theo Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30 tháng 07 năm 2018 của Bộ Lao động và Xã hội về tiền lương đóng BHXH bắt buộc).

Quy định về các loại phụ cấp không đóng BHXH
Để đảm bảo quyền lợi, người lao động cần nắm rõ các khoản phụ cấp

Ngoài ra, tùy vào thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng mà sẽ có mức tối đa các khoản phụ cấp không đóng BHXH thích hợp. Bên cạnh đó, mức này cũng phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh công việc cụ thể. 

Việc nắm bắt các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động. Đây là tiền đề giúp cho người lao động có được những đảm bảo về phúc lợi, tài chính trong suốt quá trình lao động tại công ty. Chính vì vậy, việc nắm bắt các thông tin, điều khoản của luật pháp Việt Nam trong vấn đề này là vô cùng quan trọng. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn sẽ có được một cái nhìn cụ thể hơn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình.

Việc Làm Tốt là một địa chỉ quen thuộc dành cho người lao động đã và đang có nhu cầu tìm việc. Đây cũng là một kênh thông tin giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tìm cho mình được những ứng việc phù hợp với vị trí công việc cần tuyển dụng. Có thể nói, Việc Làm Tốt chính là một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, là chiếc cầu nối để người lao động và nhà tuyển dụng tìm thấy nhau dễ dàng và hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ có được những trải nghiệm tìm việc tốt tại Việc Làm Tốt nhé!