Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng

Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng

Từ xa xưa người Việt đã có quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” cho nên việc tổ chức tang lễ (đám ma) luôn được chu toàn. Các khâu nghi lễ trong tang ma có thời gian diễn ra khá lâu, có nơi thường đặt người chết trong nhà gần 1 tuần mới hạ huyệt. Trong đó phần đầu tiên chính là nghi thiết linh sàng được xem như một trong những phần hết sức quan trọng của một đám tang. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích liên quan đến loại nghi thức này dễ bạn dễ hình dung hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thủ Tục Và Nghi Lễ Thực Hiện Khấn Văn Khấn Giao Thừa

Ý nghĩa của “thiết linh sàng” và nghi thiết linh sàng trong đám ma của người Việt

Trong các nghi thức tang ma, nghi thức cần làm khi người mất vừa mới trút hơi thở cuối cùng rất quan trọng. Bởi lẽ lúc này còn đang rất yếu và còn quyến luyến trần gian. Đó chính là nghi thiết linh sàng chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết. Trước khi tìm hiểu về “nghi thiết linh sàng” hãy tìm hiểu sơ qua về “linh sàng” là gì đã nhé.

Linh sàng là gì?

Các lễ nghi của Việt Nam một phần mang hơi hướng của lễ tang Trung Hoa. Linh sàng theo chiết tự chữ Hán là 靈牀 trong đó “linh” có nghĩa là linh hồn, còn “sàng” có nghĩa là giường. Vậy linh sàng có nghĩa là giường nằm cho linh hồn.

Người Việt có câu nói “sống sao chết vậy”, cho nên khi thác xuống người sống vẫn chuẩn bị 1 chiếc giường (bố trí ở hướng Đông) có kê gối hệt như lúc còn sống. Nhiều nhà chu đáo còn treo thêm rèm hoặc màn. Kê linh sàng có ý mong linh hồn người mất có chỗ nghỉ ngơi, nương náu.

Nghi thiết linh sàng có ý nghĩa như thế nào?

Trên thực tế nhiều người lầm tưởng phần tang lễ chỉ tính khi người vừa mất đến khi hạ huyệt. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy. Mỗi tang lễ thường có 11 nghi thức chính kép dài từ khi người mới mất cho đến khi cải táng. Nghi thiết linh sàng được cử hành đầu tiên trong tang lễ.

Nghi thiết linh sàng là bài kinh khấn cho vong hồn của người chết. Trong bài khấn nói lên được nỗi khổ nơi trần ai, đồng thời cũng an ủi linh hồn người chết yên nghỉ nơi chín suối. Nghi thiết linh sàng cũng là lúc con cháu thể hiện niềm tiếc thương đối với ông – bà –cha – mẹ -anh – chị- em….

Nói cách khách quan, có thể xem nghi thiết linh sàng có thể làm an lòng người người chết và để người sống cử hành hết ơn báo với người nằm xuống. Vì vậy, đây là nghi thiết vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong tang lễ. Nhất là những gia đình theo Phật giáo hoặc người mất đã có ý nguyện gửi hồn về nơi cõi Phật khi còn sống.

Nghi thiết linh sàng do những ai thực hiện?

Theo Phật giáo, muốn thực hiện thiết linh sàng cần có sự tham gia của người chủ sự, tức sư cô hoặc sư thầy. Trong tang lễ cũng cần sự tham gia của các sư cô phụ lễ từ 4 đến 6 người (có thể nhiều hơn tùy theo ý nguyện của gia đình). Sư cô phụ lễ sẽ chia thành 2 bên, đại diện cho tả và hữu. Đến mỗi phần trong nghi thiết linh sàng sẽ quy định bên tả hoặc hữu thực hiện .

Cuối cùng để hoàn thành nghi thiết linh sàng cần có sự tham gia của gia đình, bao gồm con cháu nội ngoại. Trong khi cử hành nghi thiết, con cháu không nói nhiều mà chỉ đọc theo kinh phật và bái lạy khi người chủ trì yêu cầu.

Tiến hành nghi thiết linh sàng như thế nào?

Khi tiến hành nghi thiết linh sàng, cần tuân thủ theo đúng trình tự đã được quy định sẵn. Những quy định, hướng dẫn thực hiện đã được ghi rõ trong sách của Phật giáo.

word image 160 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 1: Bắt đầu nghi thiết linh sàng bằng lời của chủ lễ (Nguồn: Internet)

word image 162 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy

Ảnh 2: Nghi thiết có nói về sinh lão bệnh tử ở đời (Nguồn: Internet)

word image 163 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 3: Nghi thiết có nói về sinh lão bệnh tử ở đời (Nguồn: Internet)

 

word image 164 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 4: Lời duy nguyện trong nghi thiết (Nguồn: Internet)
word image 165 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 5: Các lời duy nguyện trong nghi thiết (Nguồn: Internet)
word image 166 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 6: Phần tả bạch xướng trong nghi thiết (Nguồn: Internet)
word image 167 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 7: Phần tả bạch xướng do ni sư phụ lễ phụ trách (Nguồn: Internet)
word image 168 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 8: Phần kệ trà – tụng – hồi xướng (Nguồn: Internet)

“Văn khấn lễ thiết linh sàng” đúng quy chuẩn nhất

Phần đọc văn khấn lễ thiết linh sàng cũng là một phần rất quan trọng. Sau đây là phần văn khấn đầy đủ nhất mà bài viết tổng hợp được. Nào, cùng xem qua bài văn khấn lễ này này ngay nhé.

word image 169 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 9: Lời văn khấn lễ thiết linh sàng (Nguồn: Internet)
word image 684 - Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng - phong-thuy
Ảnh 10: Lời văn khấn lễ thiết linh sàng (trang 2) (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm: Cách Làm Lễ Cúng Rước Ông Táo Về Nhà Chuẩn Phong Tục Việt Nam

Kết luận

Nghi thiết linh sàng muốn cử hành trọn vẹn cả về mặt tâm linh nên có sự hòa hợp, thành kính giữa con cháu trong nhà: tất cả đều hướng về vong linh của người mất. Ngoài ra, nghi thiết còn phải thực hiện theo đúng trình tự, đúng lời văn khấn mới mang lại hiệu quả cao nhất. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều hiểu biết thú vị xung quanh nghi thiết linh sàng. Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất được cập nhật tại chuyên mục phong thủy nhé.