Tìm hiểu | Đơn xin bãi nại và những thông tin liên quan

Tìm hiểu | Đơn xin bãi nại và những thông tin liên quan

1. Khái niệm đơn xin bãi nại

Như đã nói đến ở đầu bài viết, đối với những bạn đọc không làm việc hoặc tiếp xúc nhiều với ngành luật hẳn đơn xin bãi nại là một khái niệm còn xa lạ. 

Có thể hiểu, đơn xin bãi nại là đơn được gửi để bãi bỏ yêu cầu khiếu nại, khởi tố trước đó. Lá đơn này thường được viết bởi người bị hại hoặc nạn nhân để rút đơn khởi tố hoặc không yêu cầu khởi tố nữa. 

Đơn được gửi để bãi bỏ khiếu nại của người bị hại
Đơn được gửi để bãi bỏ khiếu nại của người bị hại

Trên thực tế, đơn bãi nại không phải một thuật ngữ pháp lý. Khái niệm đơn bãi nại được xây dựng để đơn giản hóa tên gọi của loại đơn này. Đơn bãi nại là quyền của người bị hại. Trong những trường hợp người bị hại dưới 18 tuổi hoặc có không có đủ khả năng trí lực, đã qua đời trước đó thì người đại diện được ủy thác trước pháp luật sẽ là những người đưa ra quyết định có gửi đơn bãi nại hay không. 

Có rất nhiều trường hợp người bị hại sẽ gửi đơn bãi nại, ví dụ: tai nạn xảy ra là do vô ý, người bị hại đã nhận được sự đền bù xứng đáng, người gây hại không có đủ năng lực pháp lý, người gây hại có khiếm khuyết về tinh thần, thể chất… Tuy nhiên, pháp luật toàn quyền bảo hộ cho người bị hại để họ không bị bắt ép phải làm đơn xin bãi nại khi không thực sự có mong muốn, nguyện vọng đó. 

Pháp luật bảo hộ quyền của người bị hại khi làm đơn xin bãi nại
Pháp luật bảo hộ quyền của người bị hại khi làm đơn xin bãi nại

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các đặc trưng của đơn xin bãi nại nhé. 

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Đặc trưng của đơn xin bãi nại 

2.1. Phân biệt đơn xin bãi nại và đơn xin giảm án

Đơn xin bãi nại thường có form mẫu sẵn và được các đơn vị hành pháp tại mỗi địa phương phổ biến cho người dân để dễ dàng áp dụng sao cho chuẩn chỉnh nhất. Để xây dựng mẫu đơn xin bãi nại phù hợp bạn hãy liên hệ hoặc ra trực tiếp những đơn vị như trạm công an hoặc tòa án địa phương nhé. 

Hiện nay, vẫn nhiều người còn nhầm lẫn đơn xin bãi nại và đơn xin giảm án. Điều này gây ra rất nhiều rắc rối và sai lầm khi nộp đơn, dẫn đến mong muốn bãi nại không được thực hiện. 

Đơn xin bãi nại khác với đơn xin giảm án ở nội dung
Đơn xin bãi nại khác với đơn xin giảm án ở nội dung

Trong đơn xin bãi nại, người bị hại sẽ nêu rõ bản thân đồng ý rút lại tất cả những yêu cầu và đề nghị khởi tố vị án ban đầu, khởi tố bị can và mong các cơ quan điều tra tiến hành đình chỉ việc điều tra và truy tố vụ án. Đồng thời họ sẽ phải đưa ra lý do cụ thể cho quyết định, mong muốn này. 

Đặc biệt, người làm đơn phải khẳng định lá đơn xin bãi nại được làm với điều kiện họ hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn và không có tác động của bất kỳ đối tượng nào hết. 

Còn đơn xin giảm án người viết chỉ cần đưa ra những thông tin cơ bản về bản thân và vụ việc đồng thời đề nghị giảm án cho bị can. Không cần giải thích gì thêm.

2.2. Đặc điểm của đơn xin bãi nại

Pháp luật Việt Nam luôn hết lòng hỗ trợ người bị hại được đáp ứng đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Hãy xem xét kỹ những trường hợp dưới đây để biến trong vụ việc của bản thân bạn có thể áp dụng đơn xin bãi nại được không nhé.  

2.2.1. Những trường hợp có thể áp dụng đơn xin bãi nại 

Trong Bộ luật tố tụng hình sư, đơn xin bãi nại không được quy định trực tiếp. Có thể nói, lá đơn là một sự ngầm hiểu khi người yêu cầu khởi tố vụ án rút lại yêu cầu khởi tố. Trong điều 155 Khởi tố vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có những nội dung về những trường hợp được Luật pháp xác nhận có thể áp dụng đơn xin bãi nại, bao gồm: 

Những tội trạng được áp dụng đơn xin bãi nại
Những tội trạng được áp dụng đơn xin bãi nại

Với những vụ án hình sự về tội phạm được quy định trong khoản 1 của những điều từ 134 đến 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156, 226, sẽ chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của họ, hoặc người bị hại có vấn đề sụy giảm về tâm thần, thể chất hoặc không may đã qua đời. 

Cụ thể, những tội danh khi người bị hại bãi nại sẽ được dừng khởi tố: 

“Cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe” 

“Bị kích động mạnh dẫn đến cố ý gây thương tích” 

“Khi bắt giữ người phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” 

“Vô ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe” 

“Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích” 

“Hiếp dâm, cưỡng dâm”

“Làm nhục người khác, vu khống người khác” 

“Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”

Đơn xin bãi nại sẽ mất hiệu lực nếu người bị hại bị ép làm
Đơn xin bãi nại sẽ mất hiệu lực nếu người bị hại bị ép làm

Khi nhận được yêu cầu rút lại khởi tố, vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu phát hiện người yêu cầu khởi tố bị ép buộc, cưỡng ép phải làm đơn trái với ý muốn, nguyện vọng của họ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có toàn quyền tiếp tục tố tụng. 

Khi đã rút yêu cầu khởi tố, bãi nại thì người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố lại, trừ trường hợp đơn bãi nại bị ép buộc gửi đi. Từ đó có thể kết luận, với những vụ án có thể được khởi tố dựa trên nguyện vọng của người bị hại thì đơn bãi nại mới có tác dụng đình chỉ quá trình điều tra, khởi tố. 

2.2.2. Những trường hợp không được miễn trách nhiệm hình sự 

Những trường hợp không được miễn trách nhiệm hình sự chính là những trường hợp nằm ngoài những tội trạng chúng tôi đã trích dẫn trong Bộ luật hình sự bên trên. 

Với những tội trạng khác, các loại đơn xin bãi nại, đơn rút khởi tố hình sự đều sẽ không có hiệu lực. 

Ngoài những trường hợp trên thì các tội khác không áp dụng được đơn xin bãi nại
Ngoài những trường hợp trên thì các tội khác không áp dụng được đơn xin bãi nại

Có thể nói, đơn xin bãi nại là một lá đơn thể hiện lòng vị tha của người bị hại. Có những trường hợp người bị hại làm đơn do họ đã nhận được sự xin lỗi, đền bù về vật chất và tinh thần xứng đáng. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, người bị hại làm đơn khi họ đã biết được hoàn cảnh cá nhân của người bị đơn, hiểu và thông cảm cho lý do những bị đơn gặp sai lầm.

Đơn xin bãi nại đôi lúc sẽ là chiếc phao cứu sinh cho những người lầm lỡ, để họ có cơ hội được sửa lại lỗi lầm và thay đổi. 

Mong rằng với những chia sẻ của timviec365.net, bạn đọc đã phần nào hiểu được chức năng, nhiệm vụ của đơn xin bãi nại và từ đó có thêm những kiến thức pháp luật bổ ích, có thể hỗ trợ cuộc sống hoặc công việc của bạn sau này. Nếu như các bạn quan tâm đến những bài viết của timviec365.net, hãy theo dõi trang blog của chúng tôi để cập nhật thêm mỗi ngày nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.