Tỉa chân nhang Thần Tài: Làm thế nào mới đúng cách để lộc tài cả năm mới?

Tỉa chân nhang Thần Tài: Làm thế nào mới đúng cách để lộc tài cả năm mới?

Tỉa chân nhang đừng tùy tiện thực hiện vì nếu không đúng cách sẽ khiến cho gia chủ không gặp may mắn trong năm mới. Tỉa chân nhang phải thật sự thành tâm, khéo léo và thực hiện theo đúng các trình tự từ dọn bàn thờ, chọn người hay sử dụng bát hương… Tất cả các khâu đều rất quan trọng và không được bỏ qua bất cứ một khâu nào.

Tỉa chân nhang như thế nào mới được coi là đúng chuẩn?

Bát nhang được xem là một vật linh thiêng trên bàn thờ gia tiên. Đây là vật để gia chủ có thể tỏ lòng thành tâm, tưởng nhớ tới các vị tổ tiên, thần linh khi đã phù hộ cho gia đình luôn may mắn, phát đạt. Vì vậy, không được thực hiện tùy tiện hay thích lúc nào là tỉa lúc đó. Cần phải cẩn trọng để tránh những động chạm khiến cho gia chủ không gặp được may mắn trong năm tới.

Tỉa chân nhang thần tài
Tỉa chân nhang thần tài thường được thực hiện vào 23 tháng Chạp hàng năm

Thời điểm tốt nhất để tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp, ngày vía thần tài và ngày rằm tháng 7. Vậy tỉa chân nhang như thế nào mới chuẩn?

Hướng dẫn tỉa chân nhang bát hương

Người ta thường thực hiện tỉa chân nhang sau ngày lễ cúng ông Công ông Táo nhiều hơn. Thời điểm này người ta thực hiện quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để mang lại vẻ sạch sẽ, gọn gàng và trang nghiêm đón một năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ nên thay đổi vị trí của các đồ thờ cúng khác trên bàn thờ nhưng không được thay đổi vị trí của bát hương.

Tỉa chân nhang thần tài
Chỉ nên thay đổi vị trí của các đồ thờ cúng, không nên thay đổi vị trí bát hương

Cách tỉa chân nhang bàn thờ cũng không quá khó. Rút nhẹ từng chân hương một, hạn chế việc rút 1 loạt bó chân hương. Gia chủ lưu ý rằng nên để lại chân nhang theo số lẻ 3 – 5 – 7 – 9. Số chân hương được rút đi sẽ mang đi hóa, cắm ở gốc cây hay thả sông. Sau khi khấn vái xong thì có thể tiến hành lau dọn bàn thờ. Phải chọn khăn mới, chổi quét dọn mới và lau dọn bằng nước sạch, chổi sạch..

Chọn người để thay bát hương không căn cứ vào nam hay nữ. Vợ hoặc chồng, ông bà, bố mẹ đều có thể thay. Tuy nhiên thì nếu người có tâm, chỉn chu và coi trọng việc thờ cúng sẽ tốt hơn. Bởi đó là nơi linh thiêng, cần phải cẩn trọng, tỉ mỉ. Trước khi tỉa chân hương nên tắm rửa sạch sẽ rồi mới thực hiện công việc này

Một số những lưu ý khi tỉa chân nhang

Để thực hiện tỉa chân nhang cho đúng, trang trọng gia chủ cần phải chú ý đến những yếu tố sau đây:

  • Cần khấn vái, xin phép rồi mới tiến hành.
  • Chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, các đồ thờ cúng khác… Tuyệt đối không được di chuyển bát hương.
  • Dùng khăn sạch, có thể là khăn mới hoặc khăn đã được giặt sạch để lau bàn thờ, bát hương, các đồ thờ cúng khác.
  • Không để bát hương, đồ thờ cúng khác gần những nơi ô uế vì dễ mất vệ sinh.
  • Với bát hương bằng đồng không nên rửa nước vì sẽ gây mốc xanh, chỉ nên dùng rẻ hơi ẩm để lau.
  • Tránh va chạm hay làm rơi, vỡ bát hương
Tỉa chân nhang thần tài
Cần chú ý cẩn trọng trong việc tỉa chân nhang để thể hiện lòng thành kính của gia chủ

Trên đây chính là những lưu ý dành cho các gia chủ khi tỉa chân nhang. Hy vọng sẽ giúp ích cho các gia chủ khi muốn thực hiện tỉa chân nhang ngày cuối năm để mong năm mới nhiều an khang, tài lộc.

Lê Cảnh

Xem thêm

  • Tết nguyên đán 2019: Những điều rất kiên kị khi dọn nhà cần phải lưu ý
  • Tết nguyên đán 2019: Cúng giao thừa và những điều CỰC KỲ lưu ý chớ bỏ qua