Thường xuyên bị áp lực công việc - Làm thế nào để vượt qua?

Thường xuyên bị áp lực công việc - Làm thế nào để vượt qua?

Stress công việc có thể khiến cuộc sống của nhiều người trở nên mất cân bằng. Đó như là những viên đá chênh vênh xếp chồng chất nhau. Để rồi nếu một ngày “giọt nước tràn ly” thì mọi thứ sẽ càng tồi tệ hơn và mất kiểm soát. Chính vì vậy, việc vượt qua áp lực công việc luôn là những điều khiến cho nhiều người quan tâm. Dưới đây sẽ là những tips giúp bạn có thể sống thoải mái hơn, vượt qua áp lực công việc một cách tốt nhất. Cùng theo dõi nhé!

Áp lực công việc là một tình trạng rất phổ biến trong thời đại hiện nay

Áp lực công việc là gì?

Khái niệm áp lực công việc thường được dùng để chỉ trạng thái thể chất và tinh thần ở mức thấp nhất, khiến con người cảm thấy rất khó khăn và mệt mỏi, đặc biệt khi đối mặt với công việc. Tình trạng này sẽ dẫn đến tâm lý ngột ngạt, căng thẳng khi đến văn phòng hoặc đối diện với công việc, thay vì niềm vui thích và đam mê như trước đó.

Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị áp lực công việc

Có thể với những dấu hiệu này, nhiều người sẽ nghĩ đó là những dấu hiệu bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, có thể đó chính là những dấu hiệu tiềm tàng gây stress công việc và gây những hậu quả về sau. Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị áp lực công việc:

Cảm thấy người hay đau nhức

Có nhiều lý do cho việc bị đau nhức vai gáy. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức của bạn không xuất phát từ hai nguyên nhân là khó ngủ và ngủ sai tư thế thì rất có thể là do bạn đang phải chịu quá nhiều áp lực công việc khiến bạn căng thẳng.

Thực tế, tâm lý stress có thể ảnh hưởng đến thể chất nhiều hơn bạn nghĩ. Trong đó, những cơn đau nhức không rõ lý do chính là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã làm việc quá tải.

Mất ngủ

Áp lực công việc và cuộc sống khiến bạn thường xuyên mệt mỏi và mất ngủ. Đây là một điều thường thấy đối với những người đã và đang rơi vào tình trạng áp lực trong công việc.

Mất ngủ là tình trạng thường thấy ở người bị áp lực công việc

Ăn không ngon miệng

Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa trưa vì không thấy đói, đây có thể là dấu hiệu bạn bị áp lực công việc. Không những cảm thấy chán ăn hay ăn không ngon miệng, những người thường xuyên bị áp lực công việc còn có xu hướng chọn các loại thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe.

Bị cảm lạnh liên tục

Khi cơ thể bạn chịu quá nhiều áp lực, hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị tổn hại. Cơ thể bạn dường như dồn hết năng lượng để đương đầu với áp lực công việc nên không còn đủ sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu thể trạng yếu, bạn sẽ dễ bị ốm vặt như cảm lạnh, say nắng.

Hiệu suất công việc thấp

Một trong những dấu hiệu phổ biến trong việc gặp phải áp lực công việc đó chính là càng cố gắng làm việc nhưng hiệu quả lại càng thấp hơn. Đối mặt với áp lực “chiến đấu hay bỏ chạy”, bạn thậm chí bị tê cứng không biết mình nên làm gì!

Khi quá stress thì hiệu suất công việc cũng bị giảm xuống thấp

Thường xuyên bị đổ mồ hôi khi gặp áp lực công việc

Áp lực công việc gây ra sự gia tăng của adrenaline, khiến bạn đổ mồ hôi. Nhiều người cho rằng mùi do mồ hôi tạo ra có thể là một tín hiệu cho những người khác rằng có nguy hiểm xung quanh.

Dễ gắt gỏng

Stress công việc sẽ khiến bạn dễ gắt gỏng. Cảm giác ấm ức, giận dữ và mệt mỏi có thể tích tụ lâu ngày và bùng nổ chỉ vì một lý do nhỏ nhặt. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc, bạn có thể quyết định thôi việc ngay sau khi xảy ra xung đột.

Nghiêm trọng hóa mọi thứ

Đây là một dấu hiệu cho việc mất cân bằng trong cuộc sống. Những suy nghĩ tiêu cực thường tấn công bạn ồ ạt khi bị stress. Áp lực công việc càng tăng cao, mức độ tiêu cực của ý nghĩ lại càng phóng đại quá mức.

Áp lực công việc gây chóng mặt

Tình trạng chóng mặt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Stress khiến hơi thở nông hơn, nhịp tim đập nhanh hơn. Tình trạng hít thở dồn dập khiến các động mạch co lại, lưu lượng máu đến não suy giảm. Điều này có thể gây ra cảm giác đau đầu nhẹ hoặc nặng hơn là đầu óc quay cuồng.

Stress cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt

Các biểu hiện khác

Ngoài những dấu hiệu đã kể trên, bị áp lực công việc còn được biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác như: giảm ham muốn tình dục, nhịp tim nhanh, mất vị giác,…

Cách làm giảm áp lực công việc, cân bằng cuộc sống

Viết một cái gì đó

Viết là một trong những phương pháp chữa lành tốt nhất. Cách viết nhật ký về các tình huống stress công việc có thể giúp bạn hiểu được điều gì khiến bạn căng thẳng. Bạn có thể ghi chép trong vòng một tuần để theo dõi các yếu tố gây căng thẳng và phản ứng của bạn với chúng. Nội dung có thể bao gồm con người, địa điểm và sự kiện đã khiến bạn có những phản ứng về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc.

Thay đổi góc nhìn của bản thân

Khi  trải qua lo lắng và căng thẳng trong một thời gian dài, tâm trí của bạn có xu hướng nhảy đến kết luận và nhìn nhận mọi tình huống dưới một lăng kính tiêu cực. Thay vì đưa ra những đánh giá chủ quan, bạn có thể thử thay đổi lại góc nhìn tích cực hơn. Nếu đằng nào bạn cũng không biết chính xác người ta nghĩ gì, bạn cũng chẳng nên tự làm tăng stress khi tưởng tượng những điều tiêu cực.

Thay đổi góc nhìn tích cực hơn sẽ giúp bạn giảm được căng thẳng tinh thần

Dành thời gian để thư giãn

Áp lực công việc sẽ dễ dàng khiến bạn bị mắc “hội chứng cháy sạch” nơi công sở. Đã đến lúc bạn cần giới hạn ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân để có thể cân bằng lại.

Thói quen dành một vài phút thời gian cá nhân trong một ngày bận rộn có thể giúp bạn ngăn ngừa kiệt sức và làm việc tăng năng suất hơn. Bản nhạc nhẹ nhàng hoặc video vui nhộn sẽ là cách giảm stress công việc đơn giản mà bạn có thể áp dụng ở công ty. Bạn có thể bỏ thói quen mang việc về nhà bằng cách không kiểm tra các email liên quan đến công việc hoặc ngắt kết nối với kênh liên lạc công ty vào buổi tối.

Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian

Đôi khi, nguyên nhân gây stress công việc là do cách bạn quản lý thời gian. Hãy thử thiết lập một danh sách ưu tiên vào đầu tuần làm việc của bạn bằng cách chuẩn bị các nhiệm vụ và xếp hạng chúng theo mức độ quan trọng.

Bạn cũng có thể đánh bại sự trì hoãn bằng cách ghi chú thời gian hoàn thành sang một bên để tập trung cao độ. Thay vì làm nhiều việc cùng lúc, bạn nên tập trung làm xong một việc rồi mới đến công việc tiếp theo. Đây không những là một cách giảm stress công việc mà còn là bí quyết giúp bạn tăng năng suất nữa đấy!

Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian là cách giảm stress công việc hiệu quả

Chăm sóc sức khỏe bản thân

Việc chăm sóc bản thân là điều bắt buộc nếu bạn thường xuyên thấy mình bị stress công việc. Điều này có nghĩa là bạn nên ưu tiên cho giấc ngủ, ăn uống đủ chất và dành thời gian để thư giãn. Để cải thiện sức khỏe tinh thần, bạn nên học kỹ thuật thư giãn. Hãy tìm đến một không gian yên tĩnh và thực hiện các bài tập thiền để làm dịu cảm giác lo lắng và căng thẳng. Bạn có thể bắt đầu tập thiền tại bàn làm việc, lúc đi dạo công viên hay trên giường ngủ:

  • Nghe nhạc thiền khi cảm thấy áp lực quá mức tại nơi làm việc.
  • Lên lịch trong 5 phút nghỉ ngơi để học cách hít thở khi ngồi thiền.
  • Ngồi thiền vào buổi sáng trước khi bắt đầu ngày làm việc của bạn.
  • Bạn cũng cần biết cách tự chăm sóc bản thân khi bị ốm.

Có thể nói, việc làm giảm áp lực công việc chính là một trong những điều cần thiết để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất của mọi người. Việc tìm hiểu về những liệu pháp giải tỏa áp lực công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn thấy hạnh phúc, yêu đời, có động lực đến thành công hơn. Hy vọng bài viết này cung cấp được những thông tin có ích cho bạn. Và nếu bạn có nhu cầu tìm việc hoặc tuyển dụng thì đừng quên Việc Làm Tốt nhé!