Thủ Tục Và Nghi Lễ Thực Hiện Khấn Văn Khấn Giao Thừa

Thủ Tục Và Nghi Lễ Thực Hiện Khấn Văn Khấn Giao Thừa

Giao thừa là thời khắc quan trọng nhất để bắt đầu cho 1 năm mới. Đây chính là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam từ xưa tới nay. Thời chuyển sang năm mới không thể thiếu đi thủ tục cúng đêm giao thừa. Đặc biệt, văn khấn Giao thừa đón chào năm mới đón chào năm mới cũng được khấn rất khác. Cụ thể chi tiết hơn các bạn hãy tham khảo trong bài viết sau của chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Thủ Tục Về Nhà Mới Khi Mượn Tuổi Không Thể Bỏ Qua

1 anh 1 thu tuc va nghi le thuc hien khan van khan giao thua don chao nam moi nguon internet - Thủ tục và nghi lễ thực hiện khấn văn khấn Giao thừa đón chào năm mới - phong-thuy
Ảnh 1: Thủ tục và nghi lễ thực hiện khấn văn khấn Giao thừa đón chào năm mới (Nguồn Internet)

Ý nghĩa của bài văn khấn giao thừa đón chào năm mới

Tục lệ khấn giao thừa đón chào năm mới mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Thủ tục này bao gồm 2 công đoạn khấn vái khác nhau. Đó là cúng giao thừa ngoài trời và đọc văn khấn giao thừa đón chào năm mới trong nhà. Điều này nhằm tiễn đi các vị thần trông coi công việc trong nhân gian của năm cũ. Cùng với đó là đón rước vị thần hành khiển nhận nhiệm vụ trông coi nhân gian mới.

Ngoài ra, đây cũng là cách để con cháu bày tỏ sự biết ơn đến các vị thần linh. Cùng với đó là các vị thổ cư cai quản công việc ở khu đất nhà bạn. Hơn nữa, thủ tục này cũng được xem như là đón rước tổ tiên, ông bà về sum họp. Đặc biệt là trong 3 ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam từ ngày 1 đến mùng 3.

Để cho việc khấn vái cho đêm giao thừa chào đón năm mới được các vị thần linh chứng giám. Các gia đình cần thực hiện đúng các thủ tục sửa soạn nghi lễ ra sao? Cho đến cách đọc văn khấn giao thừa như thế nào? Cụ thể, gia đình cần thực hiện 2 thủ tục cúng vào đêm giao thừa như sau:

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời

Trước khi tiến hành đọc bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời. Gia chủ cần chuẩn bị 1 mâm ngũ quả, hương hoa, trầu cau, trà rượu, muối, gạo, đèn nến. Cùng với đó là các loại quần áo, mũ nón giấy của thần linh và gà trống luộc, bánh chưng…

2 anh 2 sam le van khan cung giao thua ngoai troi nguon internet - Thủ tục và nghi lễ thực hiện khấn văn khấn Giao thừa đón chào năm mới - phong-thuy
Ảnh 2: Sắm lễ văn khấn cúng giao thừa ngoài trời (Nguồn Internet)

Sau đó, mâm lễ sẽ được bày ra ngoài trời và gia chủ thắp nhang cắm vào bát gạo. Cho đến khi thời khắc giao thừa đến. Gia chủ sẽ tiến hành thắp nến, rót rượu và cúng theo bài khấn sau:

  • Nam mô a di đà phật, đọc và vái 3 lần.
  • Con xin kính lạy: Đoạn này, gia chủ sẽ đọc tên các vị thần linh ngự trị 9 phương trời 10 phương chư phật. Chẳng hạn như: Đức đương lai hạ sinh di lặc tôn phật, quán thế âm bồ tát…Cho đến các ngài ngũ phương, ngũ hổ, chư vị tôn thần.
  • Nay thời khắc giao thừa của năm…đã đến. Con là…quê quán tại…chúng con xin được thành tâm và sửa soạn lễ vật bao gồm…dốc lòng bái thỉnh và dâng lên trước án.
  • Chúng con xin mời….gia chủ sẽ đọc tên các vị thần linh ở trên để về thụ hưởng lễ vật. Chúng con xin thành tâm vào xin được vạn sự tốt lành, bình an trong gia đình…trong ấm ngoài êm gia đạo hương thịnh.
  • Cuối cùng, chúng con xin các vị thần linh về chứng giám và phù hộ độ trì.
  • Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật.

Ý nghĩa bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Sau khi cúng bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời xong. Lúc này, giao chủ sẽ vào nhà để thực hiện nghi lễ cúng giao thừa trong nhà. Với ý nghĩa:

Ý nghĩa của bài cúng giao thừa trong nhà

Cúng trong nhà là cách để con cháu bày tỏ sự biết ơn tới tổ tiên. Những người trong năm qua đã che chở và đem những điều may mắn đến cho gia đình. Vì thế, trước khi cúng văn khấn Giao thừa đón chào năm mới. Bạn sẽ phải chuẩn bị mâm lễ vật để cúng giao thừa gồm có:

3 anh 3 y nghia cua bai cung giao thua trong nha nguon internet - Thủ tục và nghi lễ thực hiện khấn văn khấn Giao thừa đón chào năm mới - phong-thuy
Ảnh 3: Ý nghĩa của bài cúng giao thừa trong nhà (Nguồn Internet)
  • Mâm ngũ quả + hoa tươi.
  • Đèn/nến.
  • Rượu.
  • Thịt gà, xôi gấc và bánh chưng.
  • Các loại bánh kẹo.

Mâm lễ vật cúng giao thừa trong nhà sẽ được chuẩn bị theo từng vùng miền. Cùng với đó là điều kiện của mỗi gia đình ra sao? Miễn sao gia chủ nên chọn cách thành tâm nhất khi chuẩn bị lễ vật. Như vậy, lời khấn của bạn sẽ được tổ tiên chứng giám và phù hộ độ trì. Tuy nhiên, để gia tiên lắng nghe được lời thỉnh cầu từ gia chủ. Bạn cần phải đọc đúng bài văn khấn Giao thừa đón chào năm mới.

Bài văn khấn Giao thừa đón chào năm mới trong nhà

Bài văn khấn giao thừa chào đón năm mới trong nhà cũng khấn như ngoài trời. Tuy nhiên, phần kính lạy bạn sẽ phải thêm đoạn mời các cụ tổ tiên về thụ hưởng lễ vật. Chẳng hạn như: Con xin được kính lạy mời các cụ liệt tổ liệt tông nhà họ…các bá thúc huynh đệ, cô dì tỷ muội. Cùng các vị hương linh về thụ hưởng lễ vật.

4 anh 4 bai van khan giao thua don chao nam moi trong nha nguon internet - Thủ tục và nghi lễ thực hiện khấn văn khấn Giao thừa đón chào năm mới - phong-thuy
Ảnh 4: Bài văn khấn Giao thừa đón chào năm mới trong nhà (Nguồn Internet)

Cuối cùng, gia chủ không được quên việc cầu xin được tổ tiên che chở và đùm bọc. Cúng giao thừa xong bạn sẽ phải chờ cho hương tắt mới được hạ lễ. Đồng thời, tiền vàng đối với mâm cúng giao thừa ngoài trời. Gia chủ cần phải tiến hành hóa vàng với ý nghĩa để các vị thần linh mang đi.

Có thể bạn quan tâm: Tìm Hiểu Thông Tin Xung Quanh Nghi Thiết Linh Sàng

Đó chính là toàn bộ thủ tục của lễ khấn cho đêm giao thừa chào đón năm mới mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Ngoài ra, để cho bài văn khấn Giao thừa đón chào năm mới được linh thiêng hơn bạn có thể viết vào 1 tờ giấy rồi hóa cùng vàng mã nhé. Hơn nữa bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích từ chuyên mục phong thủy để có nhiều bài văn khấn phục vụ cho đời sống tâm linh của gia đình cũng như các chủ đề khác hấp dẫn hơn.