Thủ tục hợp thức hoá nhà đất tại TP.HCM có thực sự rắc rối?

Thủ tục hợp thức hoá nhà đất tại TP.HCM có thực sự rắc rối?

Hiện nay, các vấn đề về thủ tục hợp thức hoá nhà đất luôn là chủ đề “nóng” của những người mua và bán nhà đất. Thật ra chưa có một khái niệm nào có thể định nghĩa chính xác cụm từ “Hợp thức hoá nhà đất”. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đơn giản Thủ tục hợp thức hoá nhà đất hay còn gọi là làm sổ hồng, sổ đỏ. Đây thủ tục hành chính liên quan đến việc công nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Vì vậy, để tránh gặp phải những rắc rối trong quá trình hợp thức hoá nhà đất. Cũng như là những vấn đề cơ bản của luật đất đai khi mua nhà. Bạn cần nắm rõ các điều sau:

Nội dung bài viết

Các trường hợp được thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất

Theo Điều 99 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Bộ tư pháp. Các trường hợp sau đây sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai. Theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân. Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa. Nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng. Tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Các trường hợp được thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất.
Các trường hợp được thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất.

Quy trình thực hiện thủ tục Hợp thức hóa nhà đất

Quy trình thực hiện.
Quy trình thực hiện.

Bước 1:

Cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu Hợp thức hóa nhà đất sẽ liên hệ và thực hiện thủ tục tại UBND cấp quận/huyện.

Bước 2:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ. UBND quận/huyện sẽ căn cứ trên bản đồ địa chính khu đất để cung cấp hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho người có nhu cầu.

Bước 3:

Người có nhu cầu liên hệ với đơn vị có chức năng để thực hiện đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà dựa trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã có. Sau đó thực hiện kiểm tra nội dung bản vẽ hiện trạng nhà. Ký xác nhận và chuyển bản vẽ hiện trạng nhà đến UBND cùng với bộ hồ sơ xin Hợp thức hóa. Hồ sơ bao gồm:

a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu 04a/ĐK – Thông tư 24/2014/TT-BTNMT). Được UBND phường/ xã/ thị trấn kiểm tra. Xác nhận vào đơn với các nội dung:

  • Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;
  • Xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng đất;
  • Xác minh thực địa về sự phù hợp quy họach xây dựng theo Giấy phép xây dựng

b. Một trong các loại giấy tờ theo Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ. Hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai;

c. Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

d. Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp);

e. Giấy tờ tùy thân.

Bước 4:

UBND quận/huyện sẽ tiến hành kiểm tra cấp quản lý nhà nước bản đồ hiện trạng vị trí nhà đất về các yếu tố hình học thửa đất như: vị trí, hình thể, diện tích… Và các yếu tố thuộc phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật như: lộ giới, hẻm giới, phạm vi an toàn điện…. Sau đó tổ chức thực hiện việc kết hợp bản vẽ hiện trạng nhà với hồ sơ kỹ thuật thửa đất tương ứng. Thành lập bản vẽ sơ đồ nhà đất mà sẽ được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền  sử dụng.

Bước 5: Hồ sơ sẽ được chuyển lên UBND cấp thành phố để được xét duyệt; ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng và cấp cho chủ sử dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thủ tục Hợp thức hóa nhà đất. Mogi hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong các vấn đề về thủ tục nhà đất và luật đất đai.

Thanh Nguyễn

Xem thêm

  • Thủ tục gia hạn thời hạn sở hữu nhà của người nước ngoài như thế nào?
  • Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai