Thanh lý hợp đồng thuê nhà và những điều cần biết

Thanh lý hợp đồng thuê nhà và những điều cần biết

Khi hợp đồng thuê nhà hết hạn thì các bên cần phải thực hiện ký biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. RaoXYZ sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề này tại đây.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà là văn bản cần thiết khi hợp đồng thuê nhà hết hạn hoặc hai bên thuê và cho thuê đồng tình thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Hôm nay RaoXYZ Nhà sẽ giúp bạn tìm hiểu về mẫu biên bản này và những điều cần lưu ý khi thực hiện ký kết biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Đồng thời giải đáp các vấn đề liên quan một cách chi tiết ngay dưới bài viết này.

Thuê nhà trọ Hà Nội giá tốt:

Tìm hiểu những điều cần biết về biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

Trường hợp nào cần thanh lý hợp đồng thuê nhà

Sau đây là một số trường hợp cần thanh lý hợp đồng thuê nhà giữa hai bên thuê và cho thuê:

  • Người cho thuê (chủ nhà) ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng không thực hiện đúng thẩm quyền quyết định như: cho đối tượng thuê nhà không đúng theo quy định của pháp luật (thường gặp với kiểu nhà ở xã hội), người cho thuê nhà vượt cấp quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thời hạn thuê nhà đã hết theo đúng hợp đồng, đồng thời một trong hai bên không muốn tiếp tục gia hạn ký kết hợp đồng thuê nhà. 
  • Thời gian thuê nhà theo hợp đồng vẫn còn nhưng một bên thuê nhà hoặc bên cho thuê nhà vì lý do nào đó không muốn tiếp tục việc thuê hay cho thuê nhà nữa.
  • Đang trong thời gian thuê nhà đã được ký kết trên hợp đồng nhưng gặp một số sự cố như: nhà bị hư hỏng nặng, không thể sử dụng hay không thể khắc phục được, nhà thuộc khu vực giải tỏa, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, ngôi nhà đang cho thuê được nhà nước trưng dụng, trưng mua thuộc trong trường hợp đã được luật pháp quy định.

Khi đã ký vào hợp đồng (biên bản) thanh lý thuê nhà được thực hiện, thì việc bàn giao đồ đạc, tiền đặt cọc,…. sẽ được làm theo đúng như các điều khoản đã quy định trước trong hợp đồng thuê nhà mà hai bên đã thỏa thuận.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất

Bên thuê nhà và bên cho thuê sẽ thực hiện thỏa thuận ký kết biên bản hợp đồng thanh lý thuê nhà khi hợp đồng thuê nhà hết hạn. 

Khi thực hiện lập (soạn thảo) biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà cần đảm bảo những thông tin bắt buộc cần phải có như sau:

  • Địa chỉ cụ thể của căn nhà
  • Thông tin liên hệ và số chứng minh nhân dân chính xác của các bên
  • Các điều khoản thỏa thuận cho việc thanh lý hợp đồng
  • Chữ ký ghi rõ họ tên của các bên

Nếu bạn đang ở trong các trường hợp cần thanh lý hợp đồng thì có thể tham khảo mẫu biên bản dưới đây.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà:

Lưu ý khi ký biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà

Khi thực hiện ký kết biên bản thanh lý hợp đồng thì hai bên cần nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Ghi rõ ràng và chính xác các thông tin cơ bản của mình khi tham gia thực hiện thanh lý hợp đồng
  • Nếu ở trong trường hợp thực hiện thanh lý hợp đồng trước khi hết hạn thì cần phải ghi rõ ràng nội dung lý do mà mình muốn chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
  • Hợp đồng thanh lý thuê nhà cần được đưa ra công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền, điều này sẽ giúp đảm bảo về tính pháp lý hợp pháp. Đặc biệt cần thiết cho những hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị lớn.
  • Nếu là trường hợp thanh lý hợp đồng giữa cá nhân và công ty thì đại diện bên công ty để đứng ra ký hợp đồng thì cần phải là người có thẩm quyền hoặc có giấy ủy quyền để thực hiện ký vào biên bản hợp đồng thanh lý.
  • Biên bản thanh lý cho hợp đồng thuê nhà khi thực hiện cần phải đính kèm theo hợp đồng thuê nhà đã hết thời hạn hay hết giá trị hiệu lực.
  • Đối với bên cho thuê nhà cần lưu ý:
    • Kiểm tra kỹ lưỡng lại tài sản (ngôi nhà) mình cho thuê xem có còn đúng hiện trạng ban đầu hay không. Nếu có sự thay đổi nào xem xét lại sự thay đổi này đã được sự đồng ý của mình hay chưa. Nếu các thay đổi trong ngôi nhà không được sự đồng tình, hay không còn đúng hiện trạng ban đầu thì bên cho thuê cần nên thỏa thuận lại với bên thuê nhà về vấn đề bồi thường.
    • So sánh hiện trạng của ngôi nhà với hình ảnh đã được chụp lại ở biên bản giao nhà vào thời điểm cho thuê để kiểm tra về sự thay đổi, hư hỏng, xuống cấp có phải do người thuê sử dụng gây ra hay không. Kiểm tra các vấn đề như: đồ nội thất, tường nhà có bị hỏng do người sử dụng đóng đinh, khoan đục để treo đồ, dán tường, trần nhà,… Khi kiểm tra nếu chủ nhà thấy có bất cứ điều gì thay đổi khác biệt so với hiện trạng ban đầu thì cần kiểm tra để xác định sự thay đổi đó có làm ảnh hưởng đến tài sản của bạn hay có vi phạm các quy định ban đầu trong hợp đồng thuê nhà hay không để đề nghị bồi thường.
    • Nếu ngôi nhà của bạn xảy ra các vấn đề hư hỏng hay bị thay đổi hiện trạng mà không được sự cho phép của bạn thì có thể dựa vào mức độ hư hỏng để thỏa thuận với người thuê nhà phải bồi thường lại nguyên hiện trạng ban đầu hoặc áp dụng các phương án đền bù thỏa đáng.
    • Các vấn đề về việc đền bù hay bồi thường tài sản cần được thỏa thuận và giải quyết trước khi hai bên ký vào biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà. Điều này sẽ giúp tránh việc bị mất quyền lợi hay xảy ra tranh chấp về sau.
Cả bên thuê nhà và bên cho thuê cũng cần lưu ý trước khi ký vào hợp đồng thanh lý
  • Đối với bên đi thuê nhà cần lưu ý:
    • Nếu gặp trường hợp bên cho thuê nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên đi thuê cần xác định được lý do hợp lý, xem có vi phạm các điều khoản có trước trong hợp đồng thuê nhà hay không. Từ đó có thể đưa ra thỏa thuận hoặc các phương án đòi được đền bù thiệt hại một cách thích đáng.
    • Ngoài ra, người đi thuê nhà nên chụp lại hiện trạng căn nhà, đặc biệt ở các vị trí dễ hư hỏng hay khi thuê nhận thấy có vấn đề. Điều này giúp bạn tránh được những tranh cãi không đáng có và đảm bảo được quyền lợi của mình khi thanh lý hợp đồng thuê nhà.

Trường hợp cả hai bên đi thuê và cho thuê nhà đồng thuận cùng chất dứt hợp đồng thuê nhà và cùng ký kết vào hợp đồng thì cả hai bên cần cùng nhau kiểm tra lại tài sản để tránh việc xảy ra tranh chấp không đáng có. Nếu có vấn đề về việc bồi thường thì nên thực hiện văn bản và kỹ xác nhận rõ ràng của cả đôi bên đính kèm.

Các câu hỏi xoay quanh việc thanh lý hợp đồng thuê nhà

Tham khảo giá thuê phòng trọ TP.HCM:

Việc thanh lý hợp đồng thuê nhà sẽ gặp một số vấn đề phát sinh, đặc biệt với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thuê nhà, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi xoay quanh vấn đề này.

Về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà

Có một số trường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng thuê nhà trước thời hạn hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở. Thông thường các thỏa thuận này sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thuê nhà và đã có được sự thống nhất của hai bên.

  • Đối với bên cho thuê nhà có thể thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay cả khi bên thuê nhà không chịu thanh lý hợp đồng, trong các trường hợp sau:
    • Bên thuê nhà không thực hiện thanh toán tiền trong vòng 3 tháng, mà không được sự đồng ý của chủ nhà hay không có lý do chính đáng.
    • Người thuê nhà sử dụng ngôi nhà đã thuê sai mục đích
    • Người thuê nhà cố ý làm nhà hư hỏng, tự ý phá nhà, dỡ nhà, cải tạo hay xây dựng lại ngôi nhà không theo thỏa thuận ở hợp đồng thuê nhà.
    • Người thuê nhà tự ý cho người khác mượn, cho thuê lại hay di dời tài sản, vật dụng có sẵn (thuộc về) một phần hoặc toàn bộ ngôi nhà đang thuê, mà không được sự đồng ý của bên cho thuê bằng văn bản.
    • Trong quá trình thuê nhà và sinh sống người thuê nhà gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, làm mất trật tự,… hay các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường sống của những người sống xung quanh và bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không cải thiện, thay đổi. 
Cả hai bên đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu có lý do chính đáng
  • Đối với bên thuê nhà có thể thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp:
    • Ngôi nhà thuê bị hư hỏng (không phải do lỗi của bên thuê) khiến ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày, nhưng bên cho thuê cũng không thực hiện tiến hành sửa chữa khiến chất lượng nhà cho thuê bị giảm sút nghiêm trọng.
    • Giá thuê nhà bị thu không đúng với thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng thuê nhà. Chủ nhà tăng giá thuê một cách vô lý mà không thông báo cho người thuê nhà biết trước về cơ sở tăng giá hay vấn đề khiến giá thuê nhà tăng lên.
    • Trường hợp chủ nhà cố ý giữ lại tài sản của người thuê nhà với hành vi mang tính chất chiếm đoạt, sở hữu tài sản không được thỏa thuận trước trong hợp đồng. Đây là hành vi bị coi là phạm tội và người thuê nhà có quyền tố giác để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử phạt hành chính phù hợp.

Theo quy định của luật pháp khi một trong hai bên trong hợp đồng thuê nhà đơn phương thực hiện chấm dứt hợp đồng thì cần phải thông báo trước 30 ngày cho bên còn lại (nếu đôi bên không có thỏa thuận nào khác). Nếu có thiệt hại xảy ra thì bên gây ra thiệt hại cần phải bồi thường theo đúng thỏa thuận hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật.

Về chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt khi xảy ra các trường hợp sau đây:

  • Thời hạn của hợp đồng thuê nhà đã hết. Nếu gặp trường hợp hợp đồng thuê nhà không xác định thời hạn cho thuê thì sẽ kết thúc thời hạn sau 6 tháng kể từ thời điểm bên cho thuê thông báo cho bên thuê biết về việc chấm dứt hợp đồng (hay bên cho thuê muốn đòi lại nhà ở).
  • Trường hợp nhà cho thuê không còn.
  • Bên thuê nhà chết, trong trường hợp không có ai khác cùng chung sống
  • Nhà cho thuê phải phá dỡ, cải tạo do bị hư hỏng nặng hay có nguy cơ bị sập nhà. Hoặc gặp trường hợp thực hiện theo quy hoạch xây dựng của nhà nước.

Đến đây RaoXYZ Nhà hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin, kiến thức hữu ích về vấn đề thanh lý hợp đồng thuê nhà để lưu ý và áp dụng hiệu quả nhất cho mình.