Thẩm phán là gì? Quy định về chức danh Thẩm phán tại Việt Nam

Thẩm phán là gì? Quy định về chức danh Thẩm phán tại Việt Nam

Thẩm phán là công việc mơ ước của hàng ngàn sinh viên chuyên ngành Luật nước ta hiện nay. Vậy trở thành thẩm phán có khó không, quy định về chức danh này ở Việt Nam bao gồm những gì? Nếu bạn quan tâm, hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

thẩm phán 3

Thẩm phán là gì?

Thẩm phán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân và được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử.

Quy định về chức danh Thẩm phán

Đối với chức danh này, Việt Nam có một số những quy định chung về phân cấp như sau:

  • Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là người có vị trí quyền hạn xét xử cao nhất.
  • Ở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Thẩm phán Toà án nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giữ nhiệm vụ xét xử chính.
  • Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Thẩm phán Toà án quân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
  • Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

👉 Xem thêm: Ngành luật là gì? Học ngành luật ra trường làm công việc gì?

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Quy định về chức danh Thẩm phán

Quy định về chức danh Thẩm phán

Điều kiện trở thành Thẩm phán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp trong hệ thống xét xử Việt Nam, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn như sau:

  • Là công dân Việt Nam tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • Được đào tạo trình độ Cử nhân Luật và được đào tạo bài bản về nghiệp vụ Thẩm phán trên thực tế.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực và tinh thần bảo vệ pháp luật giữ ở mức cao nhất.
  • Có kinh nghiệm, thời gian công tác, thực hiện công tác xét xử trên thực tế.
  • Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cụ thể theo từng ngạch tham gia ứng tuyển theo quy định pháp luật.
  • Có khả năng làm việc theo sự phân công của Chánh án nhưng vẫn giữ được sự độc lập, tinh thần trách nhiệm và sự công tâm của một Thẩm phán.

Các ngạch Thẩm phán, tiêu chuẩn từng ngạch Thẩm phán tại Việt Nam hiện nay

Các ngạch Thẩm phán, tiêu chuẩn từng ngạch Thẩm phán tại Việt Nam hiện nay

Các ngạch Thẩm phán, tiêu chuẩn từng ngạch Thẩm phán tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, theo quy định tại Điều 66, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Việt Nam có 4 ngạch Thẩm phán bao gồm:

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Thẩm phán cao cấp
  • Thẩm phán trung cấp
  • Thẩm phán sơ cấp

Đối với mỗi ngạch Thẩm phán, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 lại có những quy định chặt chẽ riêng như sau:

Thẩm phán sơ cấp

Thẩm phán sơ cấp trên thực tế phải là người tốt nghiệp chương trình Đào tạo Cử nhân Luật và nghiệp vụ Thẩm phán. Cùng với đó, người này cũng phải có kinh nghiệm công tác trên 5 năm trong lĩnh vực pháp luật và đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp.

Thẩm phán trung cấp

Đối với thẩm phán trung cấp, điều kiện thâm niên là yếu tố tương đối quan trọng, Theo đó, để trở thành thẩm phán trung cấp, bạn phải có thâm niên thẩm phán sơ cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc kinh nghiệm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên. Đồng thời, năng lực xét xử và kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán trung cấp cũng là yếu tố không thể bỏ qua.

Thẩm phán cao cấp

Thẩm phán cao cấp phải có thâm niên thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án dân dân các cấp hoặc tòa án quân sự trung ương, đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán cao cấp.

Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có thâm niên thẩm phán cao cấp từ đủ 5 năm trở lên và có năng lực xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.

👉 Xem thêm: Công chứng viên là gì? Có nên theo đuổi nghề công chứng viên?

Quy trình trở thành Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay

Quy trình trở thành Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay

Quy trình trở thành Thẩm phán ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, để trở thành Thẩm phán, bạn cần trải qua quy trình tiêu chuẩn như sau:

Hoàn thành chương trình Đào tạo cử nhân Luật tại các cơ sở Đào tạo Luật trên cả nước. Có thể học chuyên sâu thêm lên Thạc sĩ, Tiến sĩ,… để bổ sung kiến thức chuyên ngành.

  • Tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Tòa án
  • Đi học nghiệp vụ thư ký Tòa án.
  • Có kết quả bổ nhiệm làm thư ký Tòa án.
  • Hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ xét xử.
  • Hoàn thành kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
  • Nhận kết quả bổ nhiệm Thẩm phán và bắt đầu công tác xét xử.

Hy vọng các thông tin chia sẻ về chức danh Thẩm phán trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra những quyết định trong tương lai. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các bài viết bổ ích tiếp theo.

👉 Xem thêm: Top 5 ngành không thể bỏ qua nếu bạn chọn thi khối C