Tết nguyên đán 2019: Nên và không làm gì khi vắng ông Táo ở bếp?

Tết nguyên đán 2019: Nên và không làm gì khi vắng ông Táo ở bếp?

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày đưa ông Táo về chầu Trời, đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đến các thần linh đã trông coi cửa nhà, mang tài mang lộc đến suốt một năm vừa qua. Vậy nên và không nên làm gì trong ngày đưa ông Táo về trời ?

Nội dung bài viết

3 điều nên làm trong những ngày đưa ông Táo

Bày dán giấy đỏ có hình Táo Quân

Giấy đỏ là một vật không thể thiếu trong ngày Tết. Về mặt thẩm mĩ, giấy đỏ giúp nhà bạn mang thêm sự tươi sáng và rực rỡ. Về mặt tinh thần, giấy đỏ mang điềm lành may mắn và cát tường, cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng.

Riêng về việc dán giấy đỏ có hình các Táo Quân lại mang một ý nghĩa khác. Sau khi ông Táo về chầu Trời, ngôi nhà của bạn sẽ thiếu đi sự hiện diện của các Táo, vì vậy giấy đỏ hình Táo chính là sự hiện thân của Táo, để xua tan điềm dữ, ám trừ tà khí, đồng thời cũng là một điều may mắn đón Táo trở về.

Dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, thoáng mát

Cổ nhân có câu “nhà sạch thì mát”, đây quả là một dịp để hiểu về nội dung câu thành ngữ trên. Sau 12 tháng dài đằng đẳng, sau khi tiễn ông Táo là một dịp bạn dọn dẹp sạch sẽ lại ngôi nhà thân yêu của mình.

Khi dọn dẹp, nên lưu ý lau chùi và nạp năng lượng mới cho các vật phẩm phong thủy từ bộ ba Phúc, Lộc, Thọ cho đến các con Tỳ Hưu, Thiềm Thừ hay đá quý nếu trưng bày trong nhà. 

Cách nạp năng lượng cho các đồ phong thủy như sau: 11 giờ trưa ngày tất niên nên đốt 3 ngọn nến trước ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ và các vật phẩm phong thủy khác. Điều này sẽ mang đến một nguồn năng lượng dồi dào cho ngôi nhà của bạn và mở ra một năm mới thật đầy may mắn và cát tường.

Bữa cơm tất niên đầm ấm

Chúng ta vẫn thường chọn ngày cuối năm làm ngày tất niên để chung vui cùng gia đình và bạn bè, nhưng thật ra, ngày tất niên thường phải tổ chức vào một trong 7 ngày cúng ông Táo.

Bữa cơm tất niên nên được tổ chức trong những ngày đưa ông Táo về trời

Những ngày tất niên, mọi người nên ăn mặc gọn gàng, tươi sáng…để mang lại điềm may cho cả gia đình trong năm mới.

3 điều kiêng kị trong những ngày đưa ông Táo

Tránh những món ăn nằm trong danh sách “đen”

Vào những ngày này, mâm cỗ đưa ông Táo về trời là một điều không thế thiếu, nhất là đối với các gia đình truyền thống. Ngày nay, với các gia đình hiện đại, mâm cỗ đã đơn giản hơn nhiều, không nhất thiết là các món ăn mang đậm tính truyền thống mà thay vào đó là các món dễ làm. Tuy nhiên vẫn có những món sau cần tránh để không phạm vào kị húy. Những món làm từ thịt vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó… đặc biệt là món cá, không được ăn cá vào các ngày đưa ông Táo, vì lý giải cá chính là phương tiện đưa ông Táo về trời, không được sát sinh cá trong ngày này.

Nên hạn chế những món cá trong những ngày đưa công ông Táo

Ngay dưới bếp không nên đặt mâm lễ

Khi nhà bạn không có ban thờ Táo quân riêng thì bạn phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Chúng ta nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng

Năm 2019, giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là trong khoảng thời gian từ 9h- 11h30. Lễ cúng ông Công ông Táo phải hoàn thành trước giờ Ngọ -12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Các gia đình nên làm lễ đúng giờ và đúng ngày với sự thành kính và tôn nghiêm để vạn sự được thuận lợi

Đốt vàng mã giấy tiền quá nhiều

Quan niệm nhân gian từ các câu chuyện có nói rằng, gồm có 3 Táo chính: 2 Táo ông và 1 Táo bà, vì vậy chúng ta chỉ nên chọn mua 3 bộ áo mão vừa đủ cho các Táo.

Không nên đốt quá nhiều vàng mã. Nếu có thể, chúng ta nên chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm phương tiện đưa Táo về trời.

Nhi Phạm

Xem thêm

  • Không phải rượu thịt, đây mới là đồ cúng tốt nhất ngày Tết
  • Tết nguyên đán 2019: Dọn bàn thờ và những lỗi tuyệt đối phải tránh