Tải miễn phí mẫu bảng đối chiếu công nợ 2021

Tải miễn phí mẫu bảng đối chiếu công nợ 2021

Mẫu bảng đối chiếu công nợ là gì? Đây là 1 loại giấy tờ được sử dụng trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Vậy nội dung và mục đích sử dụng của bảng đối chiếu công nợ ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Công nợ là gì?

Công nợ là các khoản tiền vay/ cho vay chưa thanh toán dùng cho hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ… của doanh nghiệp với các đối tác, nhà cung cấp nguyên vật liệu… Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có người chuyên theo dõi và quản lý công nợ được gọi là kế toán công nợ. 

Công nợ là gì?

Công nợ là gì?

Phân loại công nợ

Công nợ được phân thành các loại: 

  • Công nợ cần thu: Công nợ cần phải thu về là khoản tiền mà khách hàng, đối tác còn nợ khi mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Công nợ cần trả: Là khoản tiền công ty vay/ nợ từ các công ty, đối tác… khi mua sắm nguyên vật liệu sản xuất.
  • Các khoản tiền tạm ứng: Là các khoản tiền hay vật tư được cấp trên phê duyệt giao cho người nhận để phục vụ công việc sản xuất.
  • Các khoản công nợ cần thu/ trả khác: Ngoài 2 khoản công nợ chủ yếu nêu trên thì mỗi kế toán còn phải xử lý thêm các khoản thu nội bộ – ký cược – ký quỹ. Ví dụ như các khoản bồi thường do làm hư hại, mất mát tài sản công ty mà chưa xác định được rõ nguyên do, người chịu trách nhiệm.

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Mẫu bảng đối chiếu công nợ hay biên bản đối chứng công nợ là văn bản dùng để kiểm tra tình hình thanh toán công nợ giữa 2 bên mua – bán. Nhất là các hóa đơn GTGT từ 20 triệu trở lên. Việc đối chiếu này với mục đích xem xem các khoản công nợ này có được thực hiện theo đúng tiến trình, quy định hay không.

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Link tải mẫu biên bản đối chiếu công nợ 2021

  • Mẫu biên bản đối chiếu công nợ 1: Tải ngay
  • Mẫu biên bản đối chiếu công nợ 2: Tải ngay
  • Mẫu biên bản đối chiếu công nợ file PDF: Tải ngay

Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ

Vì sao cần lập bảng đối chiếu công nợ? Vì đây là loại giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp quyết toán thuế. Đây cũng chính là căn cứ để có thể kiểm tra tình trạng vay nợ giữa 2 bên mua – bán, đặc biệt là các hóa đơn có GTGT trên 20 triệu đồng có được tiến hành đúng quy định hay không.

Bên cạnh đó, nhờ vào biên bản đối chiếu công nợ kế toán sẽ dễ dàng kiểm soát được tình trạng của các khoản nợ của doanh nghiệp có đúng với nội dung ký kết hay không? Số nợ còn dư có đúng với con số thực tế hay không?

Các quy định về biên bản đối chiếu công nợ 

Việc đối chiếu công nợ có liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính và quyết toán thuế của doanh nghiệp do đó biên bản đối chiếu cần được tiến hành 1 cách chỉnh chu, cẩn thận. 

Các quy định về biên bản đối chiếu công nợ 

Các quy định về biên bản đối chiếu công nợ 

Theo nguyên tắc đối chiếu công nợ, trường hợp 2 bên đã thanh toán hết nợ thì chỉ cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trong biên bản cần ghi rõ thời gian, số tiền thanh toán và kết thúc hợp đồng. Không cần thiết lập biên bản đối chiếu công nợ. Ngược lại, nếu như đã qua thời gian quy định mà công nợ vẫn chưa được thanh toán hết thì cần lập 1 biên bản đối chiếu khác.

Tùy theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp, công ty… mà mẫu bảng đối chiếu công nợ có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì dạng văn bản này vẫn cần có những nội dung cơ bản sau:

  • Tên công ty, doanh nghiệp
  • Số biên bản đối chiếu của doanh nghiệp
  • Địa chỉ, thời gian (ngày/tháng/năm)
  • Căn cứ lập biên bản
  • Thông tin về hai bên mua – bán
  • Chi tiết về công nợ
  • Kết luận
  • Đại diện của hai bên mua – bán ký tên và đóng dấu

Lưu ý:

  • Các thông tin trong biên bản cần đầy đủ và chính xác
  • Biên bản đối chiếu này chỉ có hiệu lực khi được cả 2 bên mua – bán ký tên và đóng dấu. Hoặc người ký thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp thì mới đảm bảo tính pháp lý của biên bản này. 

Các bước thực hiện đối chiếu công nợ

Các bước thực hiện đối chiếu công nợ

Các bước thực hiện đối chiếu công nợ

Việc đối chiếu công nợ cần được tiến hành theo từng bước, cụ thể, bạn cần tuân theo quy trình đối chiếu công nợ như sau:

Đối với các khoản công nợ phải thu

Bước 1: Bạn cần in các chứng từ có liên quan và gửi cho khách hàng để đối phương đối chiếu và xác nhận:

  • Mẫu bảng đối chiếu công nợ: Sau khi tổng hợp các công nợ giữa 2 bên, bạn cần lập thành biên bản và gửi cho phía đối tác để kiểm tra.
  • Thông báo về số tiền công nợ phải thu để khách kiểm tra xem có sự chênh lệch nào hay không. Nếu có sự khác biệt thì kế toán cần chỉnh sửa lại cho đúng.

Bước 2: Bạn cần lưu lại biên bản đối chiếu có kèm thư xác nhận công nợ của khách hàng để tiến hành quyết toán tài chính.

Đối với công nợ phải trả

Cũng là công nợ nhưng nếu trong trường hợp công ty/ doanh nghiệp của bạn là bên vay nợ thì cách đối chiếu công nợ sẽ khác so với khi đi thu nợ. Cụ thể:

Bước 1: Tổng hợp và in các chứng từ gửi cho bên cung cấp để đối chiếu và xác nhận số công nợ công ty phải trả. Bao gồm:

  • Biên bản đối chiếu công nợ: Sau khi nhà cung cấp đối chiếu tính chính xác sẽ gửi lại cho công ty.
  • Sổ ghi chép chi tiết số công nợ phải trả: Nhà cung cấp sẽ kiểm tra xem có sự chênh lệch hay không rồi gửi lại. Nếu có sự chênh lệch thì kế toán cần chỉnh lại cho đúng.

    Đối với công nợ phải trả

    Đối với công nợ phải trả

Bước 2: Mẫu bảng đối chiếu công nợ sau khi có sự xác nhận của Nhà cung cấp cần được lưu lại để phục vụ cho việc quyết toán tài chính của công ty

Trên đây là 1 số nội dung liên quan đến mẫu bảng đối chiếu công nợ cũng như các nguyên tắc, quy định khi về việc đối chiếu công nợ hiện nay. Hy vọng những chia sẻ nêu trên sẽ giúp ích cho quá trình công tác, kế toán của bạn.