Quyền riêng tư là gì? Xâm phạm quyền riêng tư bị xử phạt như thế nào?

Quyền riêng tư là gì? Xâm phạm quyền riêng tư bị xử phạt như thế nào?

Bạn đang bị xâm phạm quyền riêng tư tại nơi làm việc? Làm thế nào để bảo vệ cuộc sống riêng của bản thân và người thân trong gia đình?

bảo vệ quyền riêng tư nơi công sở 1

Quyền riêng tư cá nhân là gì?

Quyền riêng tư, hay quyền được bảo vệ đời tư được đề cập trong Điều 12, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền như sau:

Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.

Mặc dù, tại Việt Nam, thuật ngữ “quyền riêng tư” chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp lý. Song nó cũng đã được ghi nhận rải rác trong một vài văn bản pháp luật, chẳng hạn như Điều 21, Hiến pháp năm 2013 và Điều 38 Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình,… Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; tự ý bóc mở thư tín, nghe lén điện thoại,… của người khác mà không được cho phép trừ trường hợp luật quy định khác.

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

👉 Có thể bạn quan tâm: Trung thực là gì? Trung thực trong công việc như thế nào?

Vi phạm quyền riêng tư cá nhân bị phạt như thế nào?

bảo vệ quyền riêng tư nơi công sở 2

Hành vi xâm phạm quyền riêng tư bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có cơ chế pháp lý đặc thù để xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư. Song, vẫn có một số điều luật được sử dụng làm căn cứ để xử phạt các hành vi xâm phạm. Thông tin cụ thể như sau.

Cách thức xử phạt hành vi xâm phạm thư tín, điện báo,…

Hành vi xâm phạm thư tín, điện báo,… được quy định xử phạt tại điều 159, Bộ luật hình hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Người có hành vi chiếm đoạt/ làm hư hỏng/ làm thất lạc/ cố ý lấy thông tin, nội dung thư tín, điện báo, telex, fax, văn bản của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông hoặc nghe, ghi âm cuộc đàm thoại; khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Cách thức xử phạt hành vi khám xét chỗ trái pháp luật

Hành vi khám xét chỗ trái pháp luật được quy định xử phạt tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017:

Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Cách thức xử phạt hành vi xâm phạm bí mật đời tư, cá nhân, gia đình

Cách thức xử phạt hành vi xâm phạm bí mật đời tư, cá nhân, gia đình được quy định tại Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP:

Việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Cách thức xử phạt hành vi tiết lộ bí mật đời tư của người khác lên mạng xã hội

Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định:

Người có hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Nếu các hành vi vi phạm quyền riêng tư gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tổn thương tâm lý, sức khỏe của bên bị hại thì người thực hiện hành vi có thể đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đi tù).

👉 Có thể bạn quan tâm: Nếu đi làm mà bị sếp cướp công thì phải làm sao?

Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc thế nào?

Quyền riêng tư cá nhân là một trong những quyền quan trọng của con người và được nhiều quốc gia công nhận. Nhưng tiếc rằng, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thật khó để có thể bảo vệ quyền riêng tư một cách tuyệt đối.

bảo vệ quyền riêng tư nơi công sở 3

Không dễ để bảo vệ quyền riêng tư trong thời đại công nghệ.

Chỉ với một phần mềm quản lý được cài đặt trên máy tính, chủ doanh nghiệp đã có thể dễ dàng biết được nhân viên của mình thực sự làm việc gì, trong thời gian nào. Thậm chí, họ còn có thể đọc được tin nhắn cá nhân trên zalo, messenger,… của nhân viên.

Trong trường hợp này, người lao động phải làm gì để bảo vệ mình?

Bảo vệ quyền riêng tư thời 4.0 – Không dễ để thực hiện

Tôi nhớ có một câu chuyện như thế này.

Chị Lan, làm việc tại công ty X bị khiển trách vì lý do dùng email cá nhân đặt mua hàng qua mạng trong giờ làm việc. Chị A, cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư nên đã gửi công văn yêu cầu được bảo vệ lên liên đoàn lao động địa phương. Tuy nhiên, theo quan điểm của Công ty Luật TNHH Phước và Các Cộng sự, trường hợp của chị A rất khó được coi là bị xâm phạm quyền riêng tư (mặc dù rõ ràng công ty có dấu hiệu xâm phạm thư tín của chị). Lý do là bởi, nếu nhìn sự việc một cách tổng thể và soi chiếu từ góc độ tài sản, quyền của chủ sở hữu tài sản theo Bộ luật Dân sự và quyền quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp thì công ty X lại có quyền kiểm tra, giám sát việc nhân viên sử dụng tài sản của công ty để đảm bảo họ sử dụng tài sản đúng mục đích và tối đa hóa giá trị sử dụng tài sản. Kể cả trường hợp chị A đem máy tính của công ty về nhà và sử dụng sau giờ làm việc cho các mục đích cá nhân thì vẫn được xem là sử dụng tài sản công ty không đúng mục đích.

Những điều bạn có thể làm để bảo vệ quyền riêng tư tại nơi làm việc

Mặc dù không dễ để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Song, người lao động có thể:

  • Từ chối/ tố cáo hành vi kiểm tra thân thể, đồ dùng cá nhân trái với quy định của pháp luật.
  • Từ chối hành vi công khai bí mật đời tư của cá nhân, gia đình người lao động lên các phương tiện truyền thông đại chúng mà không được sự cho phép.
  • Từ chối hành vi yêu cầu nhân viên sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để quảng cáo/ giới thiệu doanh nghiệp.
  • Yêu cầu đối tượng thực hiện hành vi đọc trộm tin nhắn trên điện thoại, máy tính, thư tín cá nhân xin lỗi.
  • v.v…

Trên đây là quan điểm của tôi về việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân tại nơi làm việc? Nội dung bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, hi vọng rằng bạn có thể phát hiện những thông tin chưa chính xác/ nội dung thiếu và đóng góp ý kiến cho tôi bằng cách để lại bình luận nhé! Xin chân thành cảm ơn.