Procurement là gì? Mức lương cao không? Cơ hội việc làm như thế nào?

Procurement là gì? Mức lương cao không? Cơ hội việc làm như thế nào?

Ở nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay Procurement được đánh giá là vị trí quan trọng. Nhiệm vụ cụ thể của vị trí này là cung ứng hàng, mua hàng và tìm nguồn hàng. Có lẽ vì thế mà không ít người nhầm lẫn giữa Purchasing vs Procurement. Bài viết dưới đây hãy cùng Blog.RaoXYZ  tìm hiểu Procurement là gì? Những kỹ năng ứng viên cần có để thành công tại vị trí này cũng như một số việc làm mảng Procurement để tiện tham khảo khi cần nhé.

Nội dung bài viết

Procurement là gì?

Trong từ điển Anh-Việt, Procurement nghĩa là sự thu mua. Ở trong các khách sạn, nhà hàng Procurement là nhân viên quản lý chi tiêu mua sắm các thiết bị, nguyên vật liệu, bàn ghế và các đồ dùng phục vụ cho quá trình sản xuất.

Procurement là gì
Procurement là lĩnh vực ngành nghề đang hot hiện nay

Hiểu rõ ràng hơn Procurement gồm quá trình xây dựng kế hoạch, đưa ra chiến lược mua hàng, duy trì hoạt động mua hàng. Đối tượng của hoạt động Procurement có thể là những dịch vụ hoặc nguyên vật liệu cho sản xuất thành phẩm hay các thiết bị phục vụ quá trình sản xuất, hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Chia sẻ bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên thu mua 2021

Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì?

Khi nói tới hoạt động mua hàng có hai thuật ngữ thường được sử dụng là Procurement và Purchasing. Vậy thực chất hai thuật ngữ này có phải là một không? Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì?

Câu trả lời là không, bởi nếu xét về bản chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau cả về chức năng và phạm vi hoạt động. Procurement có chức năng chiến lược trong khi đó Purchasing chỉ là quy trình chiến thuật để đạt hiệu quả mua hàng tốt nhất.

Xét về quy mô, Procurement có phạm vi hoạt động rộng hơn Purchasing, bao gồm cả các hoạt động trước, trong, sau khi mua hàng. Tuy nhiên Purchasing chỉ là nhiệm vụ giao dịch của Procurement. Hay bạn cũng có thể hiểu Purchasing là tập hợp con của Procurement.  

Đòi hỏi ứng viên cần nhiều kỹ năng
Sự khác biệt giữa Purchasing và Procurement là gì?

Có được những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ và dễ dàng phân biệt được Procurement với Purchasing đồng thời không đánh đồng 2 thuật ngữ này làm một.

Một số việc làm mảng Procurement

Lĩnh vực Procurement có thể mang tới cho bạn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, cụ thể là các vị trí sau đây:

Procurement Executive

Nhân viên mua hàng có nhiệm vụ giám sát các chiến lược cũng như kế hoạch mua sắm của công ty. Qua đó xác định được yêu cầu kinh doanh và xây dựng quy trình đánh giá, đấu thầu với nhà cung cấp để tìm được nguồn cung ứng, đáp ứng các yêu cầu về hàng hóa, dịch vụ.

Senior Manager Procurement

Làm việc ở vị trí này bạn có nhiệm vụ hỗ trợ Procurement Manager xây dựng, thực hoạch các kế hoạch thu mua. Ngoài ra còn cần thúc đẩy hiệu quả của việc tìm nguồn cung ứng, quản lý nhà cung cấp cùng những rủi ro liên quan tới nhà cung cấp, quản lý hợp đồng mua hàng nhằm tối ưu hóa chi phí, đạt được hiệu suất mua hàng cao nhất.

>>> Xem thêm: Bí quyết ứng tuyển chuyên viên thu mua thành công ngay lần đầu

Procurement Specialist

Chuyên viên mua hàng cần đảm bảo nguyên vật liệu cũng như dịch vụ cần thiết để duy trì, phát triển sản xuất doanh nghiệp. Hàng hóa được mua từ các nhà cung cấp uy tín, tuân thủ các điều khoản được thỏa thuận trước đó. Đặc biệt cần mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp qua những thỏa thuận về thời gian giao hàng cũng như chi phí mua hàng.

Procurement Supervisor

Giám sát mua hàng có nhiệm vụ  quản lý các nhân viên mua hàng. Ngoài ra còn cần tập trung phát triển chiến lược, tìm nguồn hàng, làm việc tích cực với nhà cung cấp, quản lý hậu cần, phân tích chi phí, tìm phương án giảm chi phí mua hàng.

procurement là gì
Bạn có thể đảm nhận các vị trí khác nhau khi theo nghề Procurement

Assistant Procurement Manager

Trợ lý Giám đốc mua hàng có nhiệm vụ hỗ trợ Procurement Manager trong việc quản lý hoạt động thu mua và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Procurement Manager.

Procurement Manager

Quản lý mua hàng là người đứng đầu bộ phận thu mua với nhiệm vụ quản lý quá trình thu mua của doanh nghiệp. Đồng thời giám sát, điều hành các hoạt động của cả bộ phận.

Lương các vị trí Procurement có cao không?

Hiện nay mức lương của các vị trí tuyển dụng Procurement không giống nhau nhưng thường dao động trong khoảng từ 8 đến 12 triệu/tháng. Nếu bạn làm việc ở vị trí quản lý thì thu nhập có thể lên đến 20-30 triệu/tháng.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về thu nhập của vị trí Procurement bạn có thể tham khảo mức lương phân theo cấp bậc cụ thể là:

– Mới tốt nghiệp: $470 

– Nhân viên: $645

– Trưởng phòng: $1.437

– Giám đốc và cấp cao hơn: $2.683

Qua đó có thể thấy nếu đảm nhận các vị trí trong bộ phận thu mua của doanh nghiệp, thu nhập của bạn sẽ ở mức khá. Hơn nữa cơ hội thăng tiến của nghề Procurement dành cho sinh viên mới ra trường cũng rộng mở. Chỉ cần năng động, chăm chỉ và không ngừng trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, thành công sẽ trong tầm tay bạn.

>>> Xem thêm: Nhân viên thu mua làm gì? Những điều có thể bạn chưa biết

Những kỹ năng quan trọng để thành công trong mảng Procurement là gì?

Ở các lĩnh vực khác nhau bạn cần có những kỹ năng tương ứng, với nghề Procurement cũng như vậy. Với một chuyên viên mua hàng yêu cầu và đòi hỏi là rất nhiều. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức với những ai muốn phát triển ở lĩnh vực này.

Bạn cần có khả năng phân tích thị trường
Bạn cần có khả năng phân tích thị trường 

Vậy những kỹ năng quan trọng để thành công trong mảng Procurement là gì? Dưới đây là những kỹ năng mà bạn buộc phải có nếu lựa chọn theo lĩnh vực thu mua:

Khả năng dự đoán xu hướng phát triển của thị trường

Là chuyên viên thu mua bạn cần có tầm nhìn xa cũng như biết cách kết hợp cả kỹ năng đánh giá, phán đoán, ra quyết định nhằm chọn ra được nhà cung ứng tiềm năng. Tư duy chiến lược tức là bạn cần biết khi nào cần suy nghĩ lại để cân nhắc vấn đề lớn hơn thay vì chỉ chăm chú vào vấn đề ngay trước mắt.

Bạn cũng cần có khả năng cân nhắc nguồn lực cũng như khả năng của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược mua hàng hiệu quả nhất. Hơn nữa cũng cần phối hợp nhịp nhàng với các vị trí khác của bộ phận mua hàng như: Finance, Planning, Demand,… Từ đó đưa ra chiến lược nâng cao hiệu quả cung cho cả chuỗi cung ứng.

Kỹ năng thương lượng, đàm phán

Đây cũng là những kỹ năng quan trọng mà một chuyên viên thu mua cần có. Một cuộc đàm phán thành công có thể mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và sức ảnh hưởng của nhân viên mua hàng.

Khi người mua thỏa thuận với người bán khiến cả 2 bên đều có lợi tức là cuộc đàm phán đã thành công. Người mua có thể mua hàng với sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý. Thế nhưng thực tế đòi hỏi chuyên viên mua hàng đôi khi cần có sự nhượng bộ khi đàm phán nhằm đạt được kết quả dài hạn cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên thu mua và những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Luôn chủ động và sáng tạo

Hiện nay thị trường hàng hóa luôn có biến động xảy ra hơn nữa nhu cầu của khách hàng cũng không ngừng thay đổi. Bởi vậy nếu như không nắm bắt được thị trường sẽ khiến bạn thất bại khi thu mua hàng hóa.

Nhạy bén và có óc phán đoán

Đảm nhận vị trí trong lĩnh vực Procurement bạn cần có khả năng phân tích thị trường cũng như nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp ở tương lai, căn cứ vào các dữ liệu của hiện tại để đưa ra được kế hoạch sớm, giúp doanh nghiệp chủ động hơn, tránh được các rủi ro khi có thay đổi bất ngờ.

Khả năng phán đoán và sáng tạo khi làm việc rất cần thiết
Khả năng phán đoán và sáng tạo khi làm việc rất cần thiết

Đây cũng là kỹ năng quan trọng giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn, giảm rủi ro chuỗi cung ứng, đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp và dự đoán được các nhu cầu tương lai,…

Có kiến thức tổng quan về hàng hóa và thị trường

Để đạt hiệu quả cao trong công việc bạn cần có những kiến thức tổng quan về hàng hóa, thị trường, hiểu rõ các sản phẩm cần mua. Qua đó tìm được những nhà cung cấp thích hợp và mua được đủ lượng hàng cần thiết với giá cả, chất lượng tốt nhất.

Các kỹ năng trên không tồn tại độc lập mà sẽ hỗ trợ cho nhau, mang đến hiệu quả tốt nhất trong quá trình làm việc. Ứng viên cần chú ý rèn luyện cùng lúc các kỹ năng này, không nên coi trọng một kỹ năng nào đó mà xem nhẹ các kỹ năng còn lại. Đó là nền tảng giúp bạn trở thành một Procurement chuyên nghiệp.

Tìm việc làm lương cao mảng Procurement tại RaoXYZ

Làm việc ở lĩnh vực Procurement, bạn có thể đảm nhận các công việc như: tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ nhà cung cấp địa phương hay hoạt động ở chuỗi cung ứng toàn cầu, thu mua dịch vụ, nguồn nhân lực với giá thành hợp lý. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, vị trí mua hàng có thể quyết định thành bại của doanh nghiệp.

Nghề Procurement chính vì thế dần dần được nhiều người quan tâm và trở thành việc làm HOT tại Việt Nam. Đặc biệt khi mà công nghệ thông tin trở nên hiện đại như ngày nay, khoảng cách của người mua với nhà cung ứng trở nên gần gũi hơn. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn với những ứng viên mới chập chững vào nghề. 

Để tìm được việc làm lĩnh vực Procurement phù hợp với khả năng của bản thân cũng như có thu nhập xứng đáng hiện nay bạn có thể tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội của ngành nghề này. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo việc làm tại TopCv. Với những thông tin cụ thể về ngành nghề như: yêu cầu công việc, mức lương, địa điểm,… có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân và có khả năng thăng tiến sau này.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ Procurement là gì? Cũng như cơ hội việc làm Procurement, các kỹ năng cần có để dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp và có chỗ đứng vững chắc trong ngành. Chúc các bạn tìm được công việc như ý và thành công.