PR Là Làm Gì? Hướng đi Nào Tốt Nhất Cho Nhân Viên PR?

PR Là Làm Gì? Hướng đi Nào Tốt Nhất Cho Nhân Viên PR?

Khái niệm về PR

PR là gì?

PR được viết tắt từ Public Relations, có nghĩa là quan hệ công chúng. PR là một phần của Marketing. Nhiệm vụ chính của hoạt động PR chính là xây dựng kế hoạch để hình ảnh và tên của doanh nghiệp phủ sóng rộng hơn. Như vậy khách hàng sẽ có cảm tình, quan tâm về sản phẩm đang kinh doanh nhằm thúc đẩy thị phần của doanh nghiệp.

pr là làm gì
PR là làm gì? PR là bộ phận quan trong trong doanh nghiệp

Nghề PR là làm gì?

Nghề PR được xem là ngành nghề “hot” và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay. Đây được xem là ngành nghề giữ gìn và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khách hàng có thể ghi nhớ, ấn tượng, và tìm đến sản phẩm ngay khi có nhu cầu chính là nhờ vào các hoạt động của nghề PR.

Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp chú trọng xây dựng bộ phận PR chuyên nghiệp. Trong công ty, bộ phận PR có thể tách riêng lẻ để hoạt động hoặc gộp chung với Marketing tùy thuộc vào quy mô, chiến lược của lãnh đạo. Mặc dù hiệu quả của các hoạt động này không thể sờ được. Nhưng nó sẽ được đánh giá dựa trên những phản hồi dư luận tích cực và lâu dài. Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp có thể duy trì, phát triển và hoạt động lâu dài.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng xác định mục tiêu cá nhân quan trọng như thế nào?

Chuyên viên PR là làm gì?

Những người hoạt động, trực tiếp làm việc và thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu được gọi chung là chuyên viên PR. Tùy thuộc vào chức năng và phạm vi hoạt động của từng doanh nghiệp khác nhau mà tên gọi cũng khác. Một số doanh nghiệp gọi chuyên viên quan hệ công chúng là CORA (Corporate and Regulatory Affairs). Hoặc có doanh nghiệp gọi tắt là EA (Đối ngoại).

Nhiệm vụ chính của chuyên viên PR chính là lên kế hoạch để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp luôn đẹp đẽ trong lòng khách hàng. Một chuyên viên khách hàng có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau hoặc hoạt động cùng bộ phận Marketing.

pr là làm gì
PR là làm gì? Nhân viên PR có nhiều tên gọi khác nhau

Các loại PR phổ biến hiện nay

Công việc của ngành PR rất đa dạng. Do đó, ngành nghề này bao gồm nhiều loại hình việc làm khác nhau như sau:

  • Quan hệ truyền thông: Xây dựng mối quan hệ với các hãng tin tức để có thể đưa ra các tin tốt của doanh nghiệp. Nếu thương hiệu thường xuyên xuất hiện trên báo chí sẽ giúp khách hàng nhận diện nhanh chóng hơn.
  • Tổ chức sự kiện: Nhân viên PR sẽ lên kế hoạch và triển khai các hoạt động để truyền tải thông điệp truyền thông. Từ những sự kiện này khách hàng có thể hiểu hơn về doanh nghiệp và các sản phẩm đang kinh doanh.
  • Quan hệ cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ tốt với công đồng địa phương nơi doanh nghiệp đang xây dựng và làm việc. Hoạt động này giúp tăng tình cảm của cộng đồng và công chúng.
  • Truyền thông nội bộ: Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ cung ty để cùng phát triển. Đây chính là hoạt động quan trọng để duy trì và đưa doanh nghiệp đi xa hơn.
  • Xử lý truyền thông: Bộ phận này giúp doanh nghiệp xử lý kịp thời những tình huống xấu ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Có khá nhiều cách xử lý truyền thông thuyết phục khách hàng như nắm bắt sớm vấn đề, thừa nhận nhưng không tranh luận…
  • Trách nhiệm xã hội: Có rất nhiều hoạt động bạn có thể thực hiện để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp như bảo vệ môi trường, trách nhiệm với trẻ em và người lao động… Đây là cách để tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Truyền thông trực tuyến: Mạnh xã hội phát triển mạnh mẽ là phương tiện truyền thông nhanh và mạnh nhất hiện nay. Do đó, bạn có thể tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để xây dựng các kế hoạch truyền thông và chăm sóc khách hàng…

>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng làm việc độc lập: hành trang tốt để thành công

pr là làm gì
Ngành PR có nhiều mảng và nhiều hoạt động khác nhau

Các công việc của nhân viên PR phải làm

Như vậy, chúng ta xác định rõ vai trò của một nhân viên quan hệ công chúng chính là xúc tiến và truyền tải các thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng. Công cụ sử dụng để thực hiện các hoạt động khác nhau, tuy nhiên hiện nay đa phần đều nhờ vào mạng xã hội. Các công việc chính của một nhân viên PR phải làm như sau:

  • Xây dựng kế hoạch để thực hiện các chiến lược truyền thông.
  • Sử dụng các phương tiện truyền thông như email, điện thoại để phản hồi thông tin đến khách hàng.
  • Nghiên cứu và xây dựng content phù hợp nhằm hướng khách hàng quan tâm đến doanh nghiệp để hoàn thành các mục tiêu liên quan.
  • Phân tích hiệu quả của các kế hoạch truyền thông và lập báo cáo.
  • Kết hợp cùng team digital marketing để thực hiện các chiến lược truyền thông. Đưa ra các góp ý về hình ảnh, video sẽ đăng tải trên các kênh truyền thông.
  • Lập kế hoạch và thực hiện các công việc để tổ chức hội thảo, hội nghị, khai trương…
  • Quản lý và cập nhật thông tin lên website, các trang mạng xã hội của doanh nghiệp.
  • Tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích “insight” của khách hàng một cách đúng đắn nhất để xây dựng các chiến lược hiệu quả.
  • Tích cực lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động cộng đồng để nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty.
  • Giải quyết các vấn đề khác liên quan đến khủng hoảng truyền thông nếu có.
pr là làm gì
Lên kế hoạch truyền thông cụ thể là công việc mà nhân viên PR phải làm

Các đối tượng phù hợp với nghề PR

Xây dựng thương hiệu là một hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp. Và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, nếu chỉ đứng im thì sẽ nhanh chóng bị thụt lùi. Đây là lý do vì sao ngành PR lại được ưa chuộng đến như vậy. Bạn cũng có thể theo đuổi công việc này nếu hội tụ được các tố chất sau:

Yêu thích các hoạt động và sự kiện

Đây là công việc phù hợp với những người hướng ngoại và yêu thích các hoạt động, sự kiện. Bạn yêu thích và thể hiện khả năng này qua những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường bằng cách tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm. Bạn có những kỹ năng và tài lẻ khác như giữ vai trò lãnh đạo, điều hướng hoạt động có thể lựa chọn nghề PR.

Có khả năng viết lách và lên kế hoạch cho sự kiện

Nếu bạn có chút kỹ năng viết, lên được kịch bản quảng cáo, xây dựng các kế hoạch truyền thông thì có thể lựa chọn ngành nghề này. Những ý tưởng độc đáo của bạn sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp được công chúng chú ý. Từ đó khách hàng sẽ thay đổi hành vi mua hàng, giúp nâng cao thị phần doanh nghiệp. Kỹ năng viết lách tốt chính là yếu tố thành công trong PR.

Nhạy cảm với những sự kiện xung quanh

Bạn có thể nắm bắt được các sự kiện xung quanh nhanh chóng hoặc đón đầu được xu hướng sẽ dễ dàng thành công trong nghề PR. Dựa trên các sự kiện đang được mọi người quan tâm sẽ giúp đẩy mạnh thông điệp và lan tỏa đến với mọi người.

Những người có tính cẩn thận và làm việc theo kế hoạch

Mục đích lớn nhất của nghề PR chính là truyền bá những thông điệp tốt đẹp của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Việc sai sót dù chỉ một chi tiết nhỏ cũng có thể khiến khủng hoảng truyền thông, gây hiệu ứng ngược. Do đó, nếu muốn trở thành chuyên viên PR bạn nên rèn luyện tính cẩn thận và chỉnh chu.

>>> Xem thêm: Kỹ năng lập kế hoạch và những lợi ích của việc lập kế hoạch

pr là làm gì
Truyền thông nội bộ là tiền đề để doanh nghiệp phát triển

Những người có kỹ năng giao tiếp tốt

Không chỉ riêng ngành PR mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần kỹ năng này. Tuy nhiên đối với ngành PR bạn phải là người giao tiếp cực kỳ giỏi mới có thể thực hiện công việc suôn sẻ. Bạn cần làm chủ các cuộc nói chuyện, biết điểm dừng, cung cấp thông tin vừa phải và chiều lòng người đối diện. Như vậy mới có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng và có mối quan hệ tốt với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau.

Mức lương và triển vọng của chuyên viên PR

Lựa chọn theo đuổi nghề PR đang là xu thế của nhiều bạn trẻ. Theo thống kê của các trang việc làm hiện nay, nhân sự ngành PR có mức thu nhập ổn định và khá cao so với mặt bằng chung. Với mức lương khởi điểm từ 8 đến 15 triệu có thể giúp bạn có cuộc sống tốt ở các thành phố lớn. Chưa kể nhân viên PR có thể nhận được mức lương từ 15 đến 20 triệu nếu đã có kinh nghiệm và công tác trong các doanh nghiệp lớn. Còn đối với vị trí quản lý cấp cao, mức lương có thể dao động từ 30 đến 50 triệu.

Về triển vọng việc làm, cơ hội để trở thành một chuyên viên PR còn rất rộng mở. Tốc độ tăng trưởng của ngành nghề rất lớn, sinh viên truyền thông ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Ngoài việc trở thành một chuyên viên PR, bạn cũng có thể theo đuổi ở các lĩnh vực khác như chuyên viên quảng cáo, Marketing, phóng viên, biên tập viên…

pr là làm gì
Nghề PR có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Ngành PR học trường nào tốt nhất?

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo nhân viên PR uy tín và chất lượng. Những sinh viên theo học đều có cơ sở nền tảng kiến thức để làm việc đúng chuyên môn. Một số trường bạn có thể theo học ngành PR dành cho bạn tham khảo:

  • Học viện báo chí và tuyên truyền.
  • ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội.
  • ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Huế.
  • ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Tài chính – Marketing.
  • Đại học RMIT.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quan sát là gì? Ý nghĩa của nó trong giao tiếp?

tại sao doanh nghiệp cần làm pr
Ngành PR được nhiều trường đại học danh tiếng đào tạo

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Mua bán giải đáp thắc mắc PR là làm gì và triển vọng phát triển của nghề PR. Có thể nói, cơ hội và tiềm năng phát triển công việc này rất lớn. Nếu bạn có kỹ năng và đam mê đừng ngần ngại thử sức trong lĩnh vực này nhé! Và đừng quên theo dõi tin tuyển dụng từ tìm việc làm để cập nhật các công việc uy tín và hot nhất hiện nay nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách deal lương khi phỏng vấn cực tinh tế mà bạn nên biết!

Phạm Hiền