Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Sự xung đột trong các quan hệ hợp đồng xuất hiện do các bên đương sự không thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm. Để giải quyết vấn đề này có rất nhiều phương thức hợp pháp khác nhau. Trong đó giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được áp dụng khá thường xuyên. Các quy định liên quan đến thủ tục này là gì? Khi nào các bên đương sự có quyền sử dụng phương thức này?

Có thể bạn quan tâm:

  • [hỏi đáp] bồi thường người thực tế đang sử dụng đất
  • Giải đáp vấn đề bồi thường khi thu hồi đất làm đường giao thông
  • Góc hỏi: trường hợp nào thu hồi đất không được bồi thường

Trọng tài thương mại là gì?

Giai quyet tranh chap bang trong tai thuong mai la gi  - Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - tranh-chap-thu-hoi
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài và thường là trọng tài thương mại, là một giải pháp tranh chấp thay thế (ADR) được các bên tranh chấp đồng ý. Trọng tài có thể được sử dụng để thay thế cách thức tranh tụng truyền thống tại tòa án.

Với những ưu điểm như thủ tục đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các bên giúp các bên giải quyết tranh chấp nhanh hơn. Hơn nữa, tất cả các giai đoạn phân xử đều được bảo mật. Do đó, bằng cách sử dụng trọng tài, danh tiếng của các doanh nhân vẫn được lưu giữ.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đối với những tranh chấp như: Bạn cần đến TTTM khi xảy ra những tranh chấp sau đây: (1) tranh chấp giữa các bên khi phát sinh các hoạt động thương mại,(2) tranh chấp giữa các bên mà trong đó có ít nhất một bên là hoạt động thương mại, (3) tranh chấp giữa các bạn có trong quy định của pháp luật phải nhờ đến TTTM để giải quyết. 

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

2 anh 2 dieu kien quy dinh tranh chap bang trong tai duoc quy dinh nghiem ngat nguon internet - Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - tranh-chap-thu-hoi
Điều kiện quy định tranh chấp bằng trọng tài được quy định nghiêm ngặt

Đương sự tham gia tranh chấp nên tham khảo nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thông qua luận văn giải quyết tranh chấp đất đai. Để quá trình xử lý tranh chấp diễn ra minh bạch cần tuân thủ nguyên tắc như sau:

  • Tổ trọng tài, nhân sự trong tổ trọng tài tôn trọng thỏa thuận của các đương sự tham gia (nếu có). Chứng thực các thỏa thuận nằm trong quy định pháp luật và không làm trái đạo đức xã hội.
  • Hội đồng trọng tài viên cần đảm bảo tính chất độc lập, khách quan, thi hành xét xử theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Đương sự tham gia được cấp quyền bình đẳng về trách nhiệm và nghĩa vụ. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cần đảm bảo tạo ra cơ hội thuận lợi nhất để đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Hình thức giải quyết Trọng tài tiến hành công khai, minh bạch. Các bên tham gia tôn trọng pháp quyết trọng tài và xem phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 

Cac tranh chap giua cac ben phai thuoc tham quyen cua trong tai - Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - tranh-chap-thu-hoi
Các tranh chấp giữa các bên phải thuộc thẩm quyền của trọng tài

Để giải quyết được những tranh chấp bằng TTTM yếu tố phát sinh giữa các bên phải đáp ứng được những yêu cầu như sau: 

Phải có thỏa thuận trọng tài: Theo quy định của luật thương mại, trọng tài thương mại có thể được lập trước hoặc sau khi tranh châp thương mại bằng TTTM. Tuy nhiên, trước khi thành lập cần phải có biên bản và giấy tờ và hợp đồng các điều khoản dưới dạng hình thức riêng như thông qua thư điện tử, telegram.

Được ghi chép lại bởi luật sư và những bên có liên quan và thẩm quyền. khi giao dịch, các bên phải dẫn chiếu được các văn bản trao đổi có liên quan. Qua trao đổi về bản tự vệ hoặc về đơn kiện trong đó sự tồn tại của thỏa thuận do bên kia đưa ra và bên còn lại không phủ nhận. 

Tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài: Cần xem xét lại thẩm quyền của trọng tài thương mại khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, mặc dù giữa các bên đã có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài. Theo quy định của pháp luật có 3 loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm:

  • Giữa các bên tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. 
  • Có ít nhất 1 bên hoạt động thương mại khi tranh chấp phát sinh. 
  • Tranh chấp phải giải quyết bằng trọng tài theo quy định của pháp luật. 

Thỏa thuận của trọng tài sẽ bị vô hiệu hóa nếu như tranh chấp đó không thuộc về thẩm quyền của trọng tài khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hoặc người xác lập trọng tài không có thẩm quyền. 

Thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp không thực hiện được: các bên giải quyết tranh chấp với trọng tài đã chấm dứt hợp đồng nhưng không có trọng tài thừa kế khác. 

Các bên xảy ra tranh chấp nhưng vì lý do nào đó trọng tài thương mại không tham gia được vào cuộc tranh chấp đó. Các bên không lựa chọn được các quy tắc tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp. 

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM

Cac thoa thuan va dieu khoan su dung trong tai phai duoc xac nhan bang van ban - Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - tranh-chap-thu-hoi
Các thỏa thuận và điều khoản sử dụng trọng tài phải được xác nhận bằng văn bản

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định trong các hình thức giải quyết sau: 

  • Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập bằng các điều khoản trong hợp đồng giữa các bên hoặc điều khoản của một bên đối tác 
  • Các điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải được tạo thành một biên bản và được công nhận trong những trong các hình thức xác nhận sau đây:
  • Thỏa thuận phải được xác nhận bằng các hình thức như văn bản, thư điện tử, telegram, tax và một số hình thức khác theo quy định của pháp luật
  • Các bên trao đổi thông tin qua hình thức biên bản
  • Thỏa thuận phải được ghi chép và có sự chứng kiến của người có thẩm quyền như luật sư, công tố viên ghi chép lại và lưu dưới dạng văn bản 
  • Trong quá trình giao dịch, các bên có thể dẫn chứng đến một điều khoản hoặc điều lệ của công ty có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
  • Qua trao đổi về các tranh chấp và bảo vệ bản thân các bên có thể đưa ra dẫn chứng sự tồn tại của điều khoản hợp trọng tài thương mại và bên còn lại không phủ nhận. 

Cuối cùng là phương thức giải quyết bằng một thỏa thuận điều khoản trong hợp đồng đưa ra tranh chấp bằng trọng tại hoặc một điều khoản thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng. Các điều khoản phải được lập thành văn bản, các hình thức khác không có giá trị pháp lý.

Quy trình giải quyết tranh chấp bằng TTTM

Khi có đầy đủ những dẫn chứng cũng như điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, các bên chuẩn bị hồ sơ và các bước tố tụng bằng trọng tài.

Bước 1: Tiến hành nộp đơn kiện kèm theo các chứng từ liên quan 

Bước 2: Bị đơn nộp bản tự vệ theo Điều 35 luật TTTM 2010

Bước 3: Thành lập Hội đồng xét xử bằng trọng tài

Bước 4: Tiến hành hòa giải theo Điều 58 luật TTTM 2010

Bước 5: Theo điều 55 TTTM 2010, tiến hành giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 

Bước 6: Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết.

Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng TTTM

Dia diem tranh chap se duoc lua chon theo y nguyen cua cac ben tranh chap  - Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - tranh-chap-thu-hoi
Địa điểm tranh chấp sẽ được lựa chọn theo ý nguyện của các bên tranh chấp.

Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được quyết định giữa hai bên, có thể là một địa điểm nào đó được hai bên tranh chấp lựa chọn có sự đồng ý của hội đồng và trọng tài tranh chấp. Hoặc địa điểm sẽ được hội đồng trọng tài lựa chọn. Nếu phán quyết được đưa ra tại lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết đó được cho là tuyên tại Việt Nam và không bị phụ thuộc vào nơi đưa ra phán quyết của hội đồng trọng tài.

Hiệu lực tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Hieu luc thi hanh giai quyet tranh chap thuong mai bang trong tai - Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại - tranh-chap-thu-hoi
Hiệu lực thi hành giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Hiệu lực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại muốn có thẩm quyền điều đầu tiên đó là phải có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực phải tuân thủ các điều khoản và quy định của pháp luật của quốc gia đó. Nếu vi phạm, hoặc có sự mâu thuẫn khác nảy sinh quyết định của trọng tài không được thực thi và công nhận.

So sánh phương thức giải quyết TTTM và tòa án

Tòa án và trọng tài thương mại đều là nơi giải hòa tranh chấp giữa các bên. Các phán quyết của họ đều có thẩm quyền và dựa theo những quy định của pháp luật. Các hồ sơ tố tụng đều được phải trình bày một cách minh bạch và chi tiết. Tuy nhiên, do cả 2 phương thức này đều là những bên độc lập nên các tính chất và tiêu chí sẽ khác nhau. Dưới đây là một số điểm cơ bản để phần biệt hai hình thức này.

Tiêu chí  Trọng tài Tòa án
Tính chất pháp lý Là trung tâm trọng tài tồn tại dưới dạng hình thức nghệ nghiệp, tổ chức mang tính chất xã hội, tổ chức phi lợi nhuận Là nơi có thẩm quyền pháp lý thuộc nhà nước nhằm xử lý và bảo vệ cá nhân hoặc doanh nghiệp trong vấn đề tố tụng, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh của xã hội, giữ trật tự xã hội và bảo về quyền của công dân, 
Thẩm quyền Thẩm quyền theo vụ việc: Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại khi giữa bên tranh chấp không thể tự giải quyết mâu thuẫn.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: trong tố tụng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết hay đưa ra phán quyết về lãnh thổ, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài theo ý của họ có sự đồng tình giữa các bên. 

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tranh chấp và các hành vi vi phạm pháp luật.

Không phải vụ tranh chấp thương mại nào cũng được tòa án thụ lý. Đơn giải quyết chỉ được chuyển đến khi được chuyển nhượng cho bên tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Giai đoạn tố tụng Về giai đoạn thì tố tụng trọng tài chỉ được đưa ra phán quyết một lần và không bị kháng nghị. Trọng tài có hiệu lực tức thì. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất nhân danh ý chí và và sự quyết đoán từ các bên đương sự. Vì vậy, cần phải chọn những người công tâm và uy tín.  Tố tụng tòa án sẽ được giải quyết theo các cấp khác nhau và trải qua nhiều giai đoạn. Những phán quyết của tòa án nếu các bên không cảm thấy công tâm có thể kháng cáo và lặp hồ sơ xét xử lại khi đủ điều kiện và bằng chứng để kháng cáo. 
Nguyên tắc xét xử tập thể Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không quy định số lượng trọng tài phán quyết và số lượng sẽ được quyết định giữa các bên tranh chấp. Pháp luật chỉ can thiệp khi cả hai bên không giải quyết được tranh chấp vì cách thức lựa chọn trọng tài.  Trong tố tụng tòa án sẽ được xét xử theo tập thể gồm nhiều bên và cấp  bậc có thẩm quyền khác nhau. Kết quả cuối cùng sẽ được đưa ra do thẩm phán tòa án sau khi bàn bạc và xem xét các tình huống với hội đồng xét xử. 
Tính công khai Mọi tranh chấp hay giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không được công khai nếu chưa được sự chấp thuận từ các bên tranh chấp. Điều này xuất phát từ việc bảo mật thông tin và nguyên tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh.  Các phiên tòa xét xử thường sẽ công khai vì đây không phải là mục đích bảo vệ hay giải quyết cá nhân hay tập thể vi phạm, mà nó còn mang tính chất giáo dục và răn đe người dân về những hành vi xấu vi phạm pháp luật.
Phán quyết Phán quyết của trọng tài không được các bên thực thi thì có những biện pháp cưỡng chế hoặc không thể thực thi tùy theo mỗi quy định của mỗi quốc gia  Cả tòa án và trọng tài đều là bên đưa ra các bản án và phán quyết cuối cùng cho các tranh chấp. Tuy nhiên, nếu phán quyết của tòa án không được các bên thực thi thì sẽ có những biện pháp cưỡng chế thì hành theo quy định của pháp luật 

Tòa án và trọng tài đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, tuy nhiên, mỗi bên sẽ có thẩm quyền và hình thức khác nhau. Cả hai đều đóng vai trò là một bên trung lập để giải quyết các tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định rõ ràng trong luật TTTM 2010, các bạn cần phải hiểu thật rõ để áp dụng và lựa chọn đúng hình thức tranh chấp cho doanh nghiệp mình.

Có thể bạn quan tâm:

  • [hỏi đáp] bồi thường người thực tế đang sử dụng đất
  • Giải đáp vấn đề bồi thường khi thu hồi đất làm đường giao thông
  • Góc hỏi: trường hợp nào thu hồi đất không được bồi thường

Hiệu lực thi hành tổ trọng tài tuân thủ pháp luật đất nước nghiêm ngặt. Chính vì vậy phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thường được ưu tiên áp dụng thường xuyên. Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Trọng tài thương mại. Hy vọng đây là những chia sẻ hữu ích giúp các bạn giải quyết vấn đề thuận lợi nhất.