Những phẩm chất "cần và đủ" của trưởng phòng nhân sự

Những phẩm chất "cần và đủ" của trưởng phòng nhân sự

Trưởng phòng nhân sự đảm nhận vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Vậy một trưởng phòng nhân lực giỏi cần hội tụ những phẩm chất, khả năng nào?

Trưởng phòng nhân sự

Trưởng phòng nhân giữ vai trò chủ đạo trong quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp

Khả năng tổ chức

Đây phẩm chất quan trọng nhất của trưởng phòng nhân sự. Khả năng tổ chức bao gồm kỹ năng quản lý tốt thời gian và khả năng hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ được giám đốc giao phó.

Trưởng phòng nhân sự giỏi phải có khả năng tổ chức

Trưởng phòng nhân sự giỏi phải có khả năng tổ chức

Trong 1 ngày làm việc, trưởng phòng nhân phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể, từ việc tuyển dụng nhân sự, sa thải, giải quyết vấn đề cá nhân của nhân viên đến việc đưa ra các chiến dịch tuyển dụng các vị trí. Chính vì vậy, trưởng phòng nhân sự cần phải có khả năng tổ chức để thực hiện đa nhiệm vụ. Mục đích nhằm giữ kỷ luật và xây dựng các tiêu chuẩn hành vi và đạo đức làm gương cho người khác.

Giỏi giao tiếp

Trưởng phòng nhân sự chính là cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Khả năng giao tiếp của trưởng phòng nhân sự thể hiện ở kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột .

Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, có thể phát sinh xung đột giữa những người lao động, hay chính giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Lúc này trưởng phòng nhân đóng vai trò là “cán cân” giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.

Trưởng phòng nhân sự phải giỏi giao tiếp

Trưởng phòng nhân sự luôn là người có khả năng giao tiếp giỏi

Khả năng giao tiếp của trưởng phòng nhân sự còn thể hiện là sự biết lắng nghe. Đó là thái độ quan tâm, nhìn thẳng vào vấn đề nhân viên đề đạt, không ngắt lời khi họ đang chia sẻ để biết cách thông cảm với họ.

Ví dụ khi có một nhân viên muốn gặp bạn nói chuyện. Đầu tiên, bạn hãy dừng tất cả công việc đang làm dang dở để tiếp họ. Bạn không nên vừa đánh máy hay chăm chú nhìn màn hình vi tính, vừa nói chuyện với họ. Hành động này khiến họ cảm thấy bản thân không được tôn trọng. Khi họ chia sẻ, góp ý chính sách phúc lợi hay một  về một vấn đề đang xảy ra tại công ty… Trưởng phòng nhân sự nên tỏ thái độ thông cảm với họ. Nếu điều nhân viên đưa ra hợp lý, bạn nên trình bày với Giám đốc có những chính sách đúng đắn hơn. Nhằm xây dựng môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, khuyến khích, động viên họ hăng say làm việc, xây dựng doanh nghiệp phát triển  ngày một bền vững.

Sự lắng nghe cũng thể hiện khả năng giao tiếp của trưởng phòng nhân sự

Khả năng giao tiếp của trưởng phòng nhân sự còn thể hiện là sự biết lắng nghe

Có tâm với nghề

Đây được xem là phẩm chất cần thiết và quan trọng của trưởng phòng nhân sự.

Trong kinh doanh có đạo đức kinh doanh, là giáo viên phải có tâm của người dạy học. Nghề làm nhân sự cũng cần phải có cái tâm với nghề. Cái tâm của nghề nhân sự thể hiện ở sự quan tâm tới toàn thể cán bộ- nhân viên trong doanh nghiệp mình. Trưởng phòng nhân sự giỏi phải luôn hiểu rõ trách nhiệm của mình với người lao động, để quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần- vật chất của nhân viên. Họ phải biết gạt bỏ lợi ích cá nhân để nghĩ tới lợi ích của từng người lao động.

Trưởng phòng nhân sự phải có tâm với nghề

Trưởng phòng nhân sự luôn hiểu rõ trách nhiệm của mình với người lao động, để quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần- vật chất của nhân viên

Tình huống cụ thể, trưởng phòng nhân sự được giám đốc giao cho quản lý chi phí bảo hiểm nguồn nhân lực của công ty là 1 tỷ đồng/ năm. Nếu là một trưởng phòng nhân sự là người có trách nhiệm, họ sẽ phải thanh toán đầy đủ các khoản bảo hiểm cho từng nhân viên. Họ không bớt xén hoặc trì hoãn việc đóng bảo hiểm cho nhân viên công ty mình. Như vậy, họ đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình một cách công bằng.

Giả sử trường hợp khác, Giám đốc muốn một nhân viên thôi việc vì không thích nhân viên đó. Nếu là trưởng phòng nhân sự có tâm, họ nên xem xét vấn đề xuất phát từ đâu. Họ sẽ là cầu nối để Giám đốc hiểu hơn về nhân viên mà ông ta muốn đuổi. Ngược lại, họ sẽ có cách làm cho nhân viên hiểu, biết cách cư xử, cách làm việc hiệu quả để được Giám đốc công nhận và tiếp tục làm việc. Như vậy, trưởng phòng nhân sự biết hi sinh lợi ích của mình. Họ có thể khiến Giám đốc khó chịu nhưng vẫn dùng uy tín của mình để giải thích cho Giám đốc hiểu rõ hơn về nhân viên đó.

Trưởng phòng nhân sự là cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp

Trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm dung hòa lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động

Chính bởi vậy, trưởng phòng nhân sự luôn là người đứng giữa quyền lợi của chủ doanh nghiệp và người lao động. Họ phải có trách nhiệm dung hòa quyền lợi của các hai bên, không nhất thiết mọi việc đều tuân thủ theo chỉ thị của Giám đốc.

Không chỉ biết quan tâm tới lợi ích của mỗi nhân viên, trưởng phòng nhân sự cần phải có một tầm nhìn bao quát về phương hướng, chiến lược phát triển của công ty. Nhằm điều chỉnh, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.

Là chuyên gia

Một trưởng phòng nhân sự giỏi sẽ là một chuyên gia. Họ phải là người có hiểu biết sâu về  lĩnh vực hoạt động của công ty mình. Sự hiểu biết này có rất có ích trong việc đưa ý kiến tham mưu cho Giám đốc về chiến lược phát triển doanh nghiệp. Cũng như việc đưa ra quyết định tuyển dụng và lên kế hoạch nhân sự hợp lý, sát tình hình thực tế của công ty.

Trưởng phòng nhân sự là một người hiểu biết rộng

Trưởng phòng nhân sự cũng là một chuyên gia

Đôi khi trưởng phòng nhân sự cũng là những chuyên gia kinh doanh. Họ có kiến thức rộng về chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan. Họ luôn phải học hỏi, tăng cường khả năng hiểu biết của mình. Để có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển của công ty, nhạy bén trong việc phát hiện, bồi dưỡng, phát triển tài năng nhân lực.

>>> Nghề nhân sự: 4 “bí mật” có thể bạn chưa biết

>>> 4 Lưu ý quan trọng cho bất kỳ ai muốn theo đuổi nghề nhân sự