Những điều cần biết khi học lái xe ô tô căn bản ở Thành phố Hồ Chí Minh

Những điều cần biết khi học lái xe ô tô căn bản ở Thành phố Hồ Chí Minh

Sau nhiều năm đi làm tích góp thì một ngày đẹp trời nọ bạn phát hiện ra số tiền mà mình dành dụm bấy lâu nay đã đủ để đi thẳng ra showroom và “cưới một cô vợ” 4 bánh về để thỏa lòng mơ ước có xe riêng trước giờ. Nhưng trước khi nghĩ đến vấn đề sẽ mua xe gì, hãy nghĩ đến chuyện bạn đã biết lái xe ô tô căn bản chưa, bạn đã có bằng lái xe ô tô chưa. Đó mới là hai chuyện quan trọng hơn cả việc mua xe gì. Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

Học lái xe ô tô căn bản ở đâu là uy tín nhất?

1. Học lái xe ô tô ở đâu?

Việc điều khiển ô tô không hề dễ dàng như điều khiển xe máy, vì thế hãy lựa chọn một chỗ dạy thật có uy tín, để không phải học qua loa rồi sau này hối hận. Vậy đâu mới là nơi đáng tin tưởng để học lái xe ô tô căn bản? Ở thị trường Việt Nam hiện nay, hình thức tự học lái xe diễn ra khá phổ biến vì họ không tìm được một nơi học phù hợp. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những địa điểm dạy lái xe đáng tin tưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Nhung dieu can biet khi hoc lai xe o to o Thanh Pho Ho Chi Minh hinh anh 1
“Hình hài” của sân học lái xe ô tô
  • Trường dạy học lái xe ô tô căn bản thành phố Hồ Chí Minh Tiến Thành: Đây là một trong những trung tâm dạy lái xe ô tô lớn nhất nhì bởi độ uy tín, tận tình của giáo viên và được người dân tìm đến học khá nhiều. Mức giá học phí ở trung tâm dao động từ 7.4 đến 7.8 triệu đồng đối với bằng B2
  • Trung tâm dạy lái xe ô tô Thành Công: Đặt mình tại Nhà Bè, TP. HCM, trung tâm được đánh giá khá cao bởi sân tập rộng rãi với tổng kinh phí đầu tư lên đến 22 tỷ đồng. Thành Công đi vào hoạt động với cam kết luôn tận tình với học viên, đào tạo ra những tay lái lụa đủ sức chinh phục mọi nẻo đường. Số lượng học viên đến đăng kí học ở trung tâm cũng khá nhiều bởi sự thoải mái về thời gian, học phí cùng với tỉ lệ đậu khá cao.
  • Trung tâm dạy nghề lái xe Trường An: nằm ở địa chỉ 393 Huỳnh Văn Bánh, P11, Q.Phú Nhuận, là cơ sở dạy học lái xe trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội TP HCM. Với cam kết luôn nghiêm túc trong việc dạy, Trường An là một trong 3 địa điểm đáng tin cậy để các bạn đăng kí học tại TP. HCM. Với lịch học lý thuyết linh động, phù hợp với những người có công việc bận rộn, mỗi khóa học sẽ kéo dài trong 3 tháng đào tạo song song giữa lý thuyết và thực hành giúp học viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để lái xe ngoài thực tế.

2. Nội dung trong chương trình học lái xe ô tô căn bản

Theo quy định của bộ giao thông vận tải, cũng như thi bằng lái xe máy, khi thi lấy bằng B2, bạn cũng phải trải qua 2 vòng thi: một vòng lý thuyết gồm 30 câu trắc nghiệm trong thời gian 20 phút gồm những câu hỏi về luật giao thông, biển báo. Vòng thi thứ 2 sẽ là vòng thi thực hành, ở vòng thi này bạn sẽ phải  trải qua 10 bài thi, mỗi bài sẽ là mỗi nội dung gồm: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng xe và khởi hành xe ngang dốc, qua vệt bánh xe đường hẹp vuông góc, qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông, đường vòng quang co, lùi xe vào chỗ đỗ, thay đổi số trên đường thẳng và về đích, thời gian quy định để thực hiện 10 bài này trong vòng 20 phút, nếu vượt quá, bạn sẽ bị đánh rớt.

Cùng RaoXYZ tham khảo một đoạn Video được thực hiện bởi Dạy lái xe Trường An về 10 bài thi thực hành khi học lái xe ô tô căn bản

3. Các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam

  • Bằng lái xe B1: thường dùng cho những người không hành nghề lái xe, không chạy xe dịch vụ áp dụng cho những loại xe như: ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có trọng tải dưới 3500 kg. Hiện nay, bằng B1 không được sử dụng rộng rãi vì không thể hành nghề lái xe được.
  • Bằng lái xe B2: là bằng lái xe ô tô cơ bản nhất trong hệ thống bằng lái ở Việt Nam. Người học sẽ thi để lấy bằng này trước tiên. Bằng B2 được áp dụng cho những xe như ô tô chuyên dụng dưới 3500kg, các loại xe quy định cho giấy phép hạng B1. Ngoài ra, bằng B2 có thời hạn là 5 năm, khi hết 5 năm, người dùng phải đi thi lại từ đầu.
  • Bằng lái xe hạng C: đây là bằng lái dành cho những người sử dụng ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng, ô tô tải 3500kg trở lên.
  • Bằng lái xe hạng D: sử dụng cho những người lái xe để điều khiển các loại xe như xe bus, xe khách, những xe chở từ 10 đến 30 người. Đối với những bằng hạng D trở lên, người học không thể học trực tiếp để lấy, mà phải học thi từ hạng thấp nhất, sau đó nâng lên từng bậc. Thời hạn của bằng D là 3 năm.
  • Bằng lái xe hạng E: dành cho những người điều khiển các loại xe chở 30 người trở lên. Để có thể nâng hạng từ C lên E thì người học lái ô tô phải có kinh nghiệm 5 năm.

Ở Việt Nam hiện tại, những trung tâm đào tạo lái xe mọc lên khá nhiều, nhưng về chất lượng dạy và đào tạo thì vẫn còn khá “sơ khai”. Vì vậy khi lựa chọn nơi để học lái xe ô tô, hy vọng sau khi đọc bài viết này của RaoXYZ bạn sẽ tìm được cho mình một địa điểm để học lấy bằng uy tín, để không phải mất tiền oan với các dịch vụ đào tạo “ma” nhé.