Nhóm tính cách ESTP (Trắc nghiệm MBTI) là gì? Nghề nghiệp nào phù hợp?

Nhóm tính cách ESTP (Trắc nghiệm MBTI) là gì? Nghề nghiệp nào phù hợp?

Thông qua bài trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tính cách của mình.

Làm trắc nghiệm MBTI
Là nhóm tính cách hướng ngoại, vui tươi và mang đến nhiều năng lượng tích cực nhưng đồng thời cũng rất mạnh mẽ và tham vọng, tính cách ESTP được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong các vai trò quản lý, lãnh đạo. Về cơ bản, tính cách ESTP luôn có cách tiếp cận tích cực với cuộc sống, thích thử thách và chinh phục những đỉnh cao.

tinh cach estp

Những đặc điểm chính của nhóm tính cách ESTP

I. Nhóm tính cách ESTP là gì? Các đặc điểm chính

1. Nhóm tính cách ESTP là gì?

ESTP là từ viết tắt dùng để mô tả một trong 16 kiểu tính cách, là viết tắt của Extraverted, Sensing, Thinking và Perceiving. ESTP biểu thị một người thoải mái nhất khi được thời gian dành cùng với những người khác (Hướng ngoại), người tập trung vào các sự kiện và chi tiết hơn là các ý tưởng và khái niệm (Cảm nhận), người đưa ra quyết định dựa trên logic và lý trí (Suy nghĩ) và thích linh hoạt, ứng biến thay vì có kế hoạch và tổ chức từ trước (Perceiving).

Tính cách ESTP còn được gọi là Người thực thi hoặc Người đề xướng. ESTP thích cảm giác hồi hộp, tràn đầy năng lượng, thậm chí đôi khi sẽ tạo cảm giác quá năng động khi tương tác với thế giới xung quanh. Họ đánh giá các tình huống một cách nhanh chóng và dễ dàng ra quyết định để ứng phó với các vấn đề tức thời bằng các giải pháp thực tế.

Năng động và vui tươi, những người thuộc nhóm tính cách ESTP thường yêu thích cuộc sống nhộn nhịp, bận rộn, tiệc tùng. Họ cũng thường là người có khiếu hài hước, sử dụng khả năng quan sát nhạy bén của mình để đánh giá phản ứng của người nghe, sau đó điều chỉnh để tương tác trở nên thú vị. ESTP có thể rất lịch sự và giữ vững nguyên tắc xã giao nhưng nhìn chung thì họ hiếm khi nhạy cảm hay suy nghĩ quá nhiều. ESTP thích giữ cho mọi thứ có nhịp độ nhanh và vui vẻ hơn là cảm tính hoặc quá nghiêm túc.

Trọng tâm của ESTP là hành động trong thời điểm hiện tại, thích mạo hiểm. ESTP rất xuất sắc trong các trường hợp khẩn cấp, khi họ có thể áp dụng suy luận logic của mình vào các tình huống cần hành động ngay lập tức.

2. ESTP trong mắt những người xung quanh

Hầu như tất cả mọi người đều phải thừa nhận rằng ESTP là những người cực kỳ giàu năng lượng. Họ có thể trò chuyện, đùa giỡn với bạn bè hay nhanh chóng kết thân với người lạ. Họ vui vẻ tương tác với những người khác và gây cười cho mọi người xung quanh bằng khiếu hài hước cũng như sự thú vị của mình. Nhìn chung, ESTP rất hòa đồng với mọi người, nhưng sự quan tâm của họ đối với các cá nhân có thể không dài lâu vì họ dễ bị mất đi hứng thú.

Những người thuộc nhóm tính cách ESTP sẽ cảm thấy thoải mái trong môi trường hành động, nhịp độ nhanh. Họ cũng thường giỏi vận động, các môn thể thao nói chung, đặc biệt là những môn thể thao mạo hiểm. Với người khác, ESTP là những "kẻ nghiện adrenaline", luôn muốn cảm giác mới mẻ và thử thách.

tinh cach estp 2

ESTP được đánh giá như thế nào trong mắt những người xung quanh?

3. Mức độ phổ biến của nhóm tính cách ESTP

ESTP không phải nhóm tính cách quá phổ biến nhưng cũng không quá hiếm. Tính cách ESTP bao gồm 4% tổng dân số, trong đó có 6% nam giới và 3% phụ nữ.

4. Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ESTP

  • Donald Trump (Cựu tổng thống Mỹ).
  • George W. Bush (Cựu tổng thống Mỹ).
  • Winston Churchill (Cựu thủ tướng Anh).
  • Mae West (Diễn viên).
  • Eddie Murphy (Diễn viên).
  • Miley Cyrus (Ca sĩ, diễn viên).
  • Bruce Willis (Diễn viên).
  • Madonna (Ca - nhạc sĩ).
  • Evel Knievel (Diễn viên đóng thế).

II. Thế mạnh và điểm yếu của những người thuộc nhóm tính cách ESTP

1. Điểm mạnh của ESTP

  • Tự tin, quyết tâm: Sẽ không ai có thể chê bai một người thuộc nhóm tính cách ESTP là kẻ lười biếng hoặc không chắc chắn. Cách tiếp cận của ESTP luôn là tự tin, cảm thấy mình có thể làm được mọi việc. Họ dành nhiều thời gian để hành động, thử nghiệm, phát triển hơn là suy nghĩ và điều này có thể hơi vội vàng, không khôn ngoan nhưng ESTP có khả năng trong các tình huống khẩn cấp khi họ suy nghĩ và phản ứng theo phản xạ.
  • Cạnh tranh: Bên cạnh đó, tính cách ESTP cũng rất nhiệt huyết, cạnh tranh nên họ không ngừng chinh phục những thành công mới. ESTP cảm giác cạnh tranh khiến họ không ngừng theo đuổi những gì họ đang theo đuổi. Họ phản ứng tốt với môi trường vật chất và biết cách điều khiển thế giới của riêng chúng. ESTP làm việc hiệu quả, thông minh, táo bạo và có định hướng và kết quả là họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thành công.
  • Hòa đồng: Là kiểu tính cách hướng ngoại, ESTP tập trung vào con người và có khả năng hòa hợp với bất kỳ ai. Họ có óc quan sát và nhạy bén, đủ tinh tế và khôn khéo để đọc vị tốt mọi người. Nét tính cách này là thế mạnh vì nó giúp người khác cảm thấy rằng họ được quan tâm. Mặc dù ESTP có thể không phải lúc nào cũng nắm bắt hoặc ưu tiên các tín hiệu cảm xúc một cách chính xác nhưng họ có thể nhanh chóng nhận ra và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu hữu hình.
  • Trực tiếp, đúng trọng tâm: Trên thực tế, những người thuộc nhóm tính cách ESTP có thể làm việc hiệu quả vì họ có phong cách rất trực tiếp, đi vào trọng điểm chứ không vòng vo. Thông thường, ESTP sẽ không cân nhắc quá nhiều về mặt ngôn ngữ khi nói, họ trung thực và thẳng thắn.

2. Điểm yếu của ESTP

  • Thói quen phán xét: Mặc dù năng lực nhận thức và quan sát của tính cách ESTP thường được coi là điểm mạnh, nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ dễ bị định kiến, phán xét người khác (và tình huống) dựa trên nhận thức ban đầu. Nhược điểm của điều này là họ có nguy cơ mất đi nhiều cơ hội cho các mối quan hệ tích cực hoặc trải nghiệm ý nghĩa chỉ vì các nhận định ban đầu (nhiều khi không chính xác).
  • Nóng nảy: Bởi vì ESTP là những nghĩ nhanh, làm nhanh, họ dễ dàng trở nên thiếu kiên nhẫn với những có tốc độ chậm hơn, kém thông minh hơn, nhạy cảm hơn hoặc dễ xúc động. Một điểm yếu đáng kể của nhóm tính cách ESTP là dễ bực bội, thường cảm thấy những lo lắng về tình cảm của người khác là một sự tiêu hao năng lượng không cần thiết. ESTP cũng chỉ miễn cưỡng chấp nhận các lập luận dựa trên trực giác hoặc cảm xúc.
  • Dễ bị rối loạn, quản lý thời gian kém: Những người thuộc kiểu tính cách ESTP này có xu hướng sống trong tình trạng vội vàng, tâm lý khẩn cấp do không hay lập kế hoạch. Họ có thể thoải mái với cuộc sống có nhiều điều bất ngờ nhưng thực tế thì phong cách này dễ gây ra sự hỗn loạn cho những người xung quanh, có thể cản trở các mối quan hệ nghề nghiệp và cá nhân. Điểm mấu chốt của vấn đề là ESTP thường tạo cảm giác... vô kỷ luật, thực hiện các kỹ năng quản lý thời gian kém và đảm nhận nhiều việc hơn khả năng xử lý.
  • Dễ dấn thân vào thử thách mạo hiểm: Ngoài ra, người có tính cách ESTP cũng được cho là sẽ rất ghét cảm giác buồn chán, luôn muốn cuộc sống mới mẻ, kích thích và thú vị. Tuy nhiên, thực tế là cuộc sống thường không thú vị hay đổi mới liên tục và các mối quan hệ có thể trở nên buồn tẻ ở một số thời điểm. ESTP có thể cảm thấy "cả thèm chóng chán" và phá vỡ các mối quan hệ.

III. Lựa chọn nghề nghiệp cho ESTP

Trong công việc, ESTP giỏi xử lý công việc hiện tại nhưng không giỏi lập kế hoạch dự án. Những người thuộc tính cách ESTP có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình thực tế trong công việc, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. ESTP tập trung vào hiện tại, xuất sắc trong việc tìm ra các giải pháp để vượt qua những thách thức, khó khăn, chọn cách tiếp cận giải pháp dựa vào kinh nghiệm thực tiễn từ quá khứ.

Mặc dù ESTP có thể gặp khó khăn khi hình dung các ý tưởng trừu tượng, nhưng họ rất linh hoạt trong cách tiếp cận vì nếu điều gì đó nghe có vẻ hợp lý thì họ thường sẵn sàng thử. Họ có xu hướng thích sản phẩm hữu hình hơn là những gì trừu tượng. Tuy nhiên, đôi khi thì ESTP dễ mất khả năng tập trung, khó có thể làm các công việc quá tĩnh lặng. Các công việc lý tưởng cho ESTP nên có tính phiêu lưu, được linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không bị áp lực buộc phải tuân theo các quy trình hoặc kế hoạch đã đặt ra.

Để lựa chọn nghề nghiệp, những người thuộc nhóm tính cách ESTP nên cân nhắc đến các công việc thiên về tư duy chiến lược, có thể tùy cơ ứng biến. Những nghề nghiệp cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể sẽ không thực sự phù hợp với bạn.

tinh cach estp 3

Nhóm tính cách ESTP nên lựa chọn những công việc nào phù hợp?

1. Những công việc phù hợp nhất cho ESTP

Với các điểm mạnh và điểm yếu như vậy, những người thuộc nhóm tính cách ESTP được cho là phù hợp nhất với các công việc như:

  • Nhà thầu.
  • Thanh tra.
  • Thợ cơ khí.
  • Kiểm lâm.
  • Thợ mộc.
  • Kiến trúc sư cảnh quan.
  • Nhà sinh vật học.
  • HLV thể hình.
  • Bác sĩ chuyên khoa.
  • Kinh doanh, môi giới bất động sản, tư vấn bất động sản.
  • Kỹ sư bán hàng.
  • Môi giới chứng khoán.
  • Quản lý kinh doanh.
  • Quản lý tài sản.
  • Chuyên viên bảo hiểm.
  • Quản lý khách sạn.
  • Giám sát sản xuất.
  • Giám đốc tài chính (CFO).
  • Giám đốc Công nghệ (CTO).
  • Phóng viên.
  • Sĩ quan quân đội.
  • Cảnh sát.
  • Lính cứu hỏa.
  • Phi công.
  • Kỹ sư xây dựng.
  • Kỹ sư cơ khí.
  • Kiểm soát viên không lưu.
  • Nhân viên y tế.
  • Tiếp viên hàng không.
  • Bếp trưởng.
  • Bartender.
  • Nhiếp ảnh gia.

2. Các nghề nghiệp mà ESTP nên tránh

Kết quả một số cuộc khảo sát cho thấy có một số nghề nghiệp không hề phổ biến trong cộng đồng những người thuộc tính cách ESTP (đồng nghĩa với không quá phù hợp với đặc điểm tính cách), bao gồm:

  • Nhà văn, biên kịch.
  • Thủ thư.
  • Nghệ nhân thủ công.
  • Animator.
  • Trợ lý.
  • Thú y.
  • Nha sĩ.
  • Giáo viên mầm non.
  • Kỹ sư điện.
  • Kỹ thuật viên điện, điện tử.
  • Tâm lý học.
  • Nghiên cứu thị trường, nhân viên phát triển thị trường.

tinh cach estp 4

Những người thuộc nhóm tính cách ESTP nên tránh làm một số nghề nghiệp nhất định

3. Khả năng làm việc nhóm (teamwork) của ESTP

Trong môi trường làm việc nhóm, ESTP là những người tham gia nhiệt tình, thích xác định các nguồn lực và tìm ra vấn đề để áp dụng các giải pháp thực tế. Mỗi khi công việc của nhóm hoặc dự án gặp trục trặc, khủng hoảng thì sự linh hoạt và định hướng hành động của ESTP có thể là cứu tinh. Họ cũng rất lý trí, định hướng cho cả nhóm để sử dụng hiệu quả các phương tiện, công cụ sẵn có nhằm hành động ngay lập tức.

Những người thuộc kiểu tính cách ESTP cũng thường muốn giữ cho các tương tác trong team vui vẻ và họ dễ xung đột nếu có thành viên quá nghiêm túc hay quá cố chấp. Phong cách teamwork của ESTP là cởi mở và linh hoạt, hiệu quả và thực tế. Các ý kiến đóng góp không khả quan, xa rời thực tiễn thường bị ESTP thẳng thắn phủ định dù về bản chất họ không áp đặt.

4. ESTP trong vai trò leader, quản lý

Sự năng nổ và nhiệt huyết, nhạy bén và óc quan sát tốt là những điểm mạnh để ESTP đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo. Thẳng thắn và quyết đoán, những người thuộc tính cách ESTP dễ dàng đưa ra ý kiến của họ mà không cần quan tâm nhiều đến những "drama" văn phòng hay phản ứng cá nhân. Các nhà lãnh đạo có tính cách ESTP sẽ luôn định hướng kết quả và tin tưởng vào những trải nghiệm trước đây/ Đôi khi, họ sẽ phải vật lộn với các kế hoạch dài hạn, khó hình dung tương lai nhưng lại làm rất tốt những gì ở hiện tại.

IV. ESTP trong các mối quan hệ

1. Phong cách giao tiếp của ESTP

ESTP có xu hướng trở thành những người giao tiếp có sức thuyết phục, năng động. Họ nhanh chóng quan sát thực tế của tình huống hiện tại và thu hút những người khác tham gia vào các vấn đề thực tế. Nhiều ESTP nói rất tự do và có thể thẳng thừng và thiếu kiên nhẫn trong việc truyền tải thông điệp của họ. Họ có thể không muốn đợi người khác mua trước khi họ có thể hành động. ESTP có thể trở nên quyến rũ và nhiều ESTP là bậc thầy trong việc thương lượng với những người khác để họ có thể đạt được mục tiêu của mình theo cách hiệu quả nhất có thể.

2. Những nhóm tính cách hợp với ESTP

  • Thấu hiểu lẫn nhau: Những người thuộc nhóm tính cách ISTP, ESTP, ESTJ và ENTP sẽ có nhiều điểm tương đồng, dễ thân thiết với tính cách ESTP nhất. Dĩ nhiên, hai bên không thể lúc nào cũng hòa hợp nhưng thường hiểu cho nhau, thân thiết với nhau do có nhiều điểm chung.
  • Thu hút lẫn nhau: ISTJ, ESFP, ENTJ và ENFP là kiểu tính cách có nhiều nét giống với tính cách ESTP về đặc điểm, nhưng có một số khác biệt nhất định và chính điều "không giống nhau" này lại kết nối họ, khiến họ bị thu hút lẫn nhau.
  • Bổ sung cho nhau: Trong khi đó, tính cách ESTP sẽ hiếm khi cảm thấy thân thiết với các nhóm tính cách ISFP, INTJ, ESFJ, ENFJ ngay từ đầu. Thường thì sẽ cần thời gian dài hợp tác, trao đổi, trò chuyện thì hai bên mới có thể tìm thấy tiếng nói chung. Dù vậy nếu có thể kết hợp thì ESTP sẽ học hỏi được khá nhiều để phát triển bản thân.
  • Dễ xung đột với nhau: ISFJ, INTP, INFP, INFJ (đều là tuýp tính cách hướng nội) gần như trái ngược hoàn toàn cả về tính cách, quan điểm, động lực với tính cách ESTP. Do đó, khi làm việc cùng thì hai bên dễ tranh chấp hoặc xung đột do quá khác nhau.

tinh cach estp 5

Mối liên hệ giữa ESTP với các nhóm tính cách khác ra sao?

V. Nguyên tắc để ESTP phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp

Để phát huy hết tiềm năng của mình, các bạn thuộc nhóm tính cách ESTP nên:

  • Hướng nội hơn: Tính cách quá năng động và hướng ngoại có thể khiến những người thuộc kiểu tính cách ESTP tập trung nhiều vào môi trường bên ngoài và các nhu cầu trong thời điểm hiện tại. Điều này phần nào có nguy cơ khiến bạn ít chú ý tới nội tâm, dễ bỏ qua những khía cạnh quan trọng để đạt được sự cân bằng, khó phát triển bản thân và sa vào các điểm mù khó khắc phục được. Do đó, quan tâm tới cảm xúc, sống chậm lại cũng có thể là một lời khuyên ý nghĩa cho ESTP.
  • Cân nhắc tới hậu quả khi ra quyết định: ESTP là những người chấp nhận rủi ro bẩm sinh, có xu hướng theo đuổi các hành vi mạo hiểm và rủi ro. Đương nhiên, điều này tiềm ẩn những hậu quả tai hại. Mặc dù những ai thuộc tính cách ESTP đều khá tự tin vào khả năng của mình và thường chính xác trong các đánh giá cá nhân nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn cho cuộc sống và công việc của bạn nếu bạn cân nhắc nhiều hơn dựa theo tình huống thực tế.
  • Làm việc có tổ chức, kế hoạch: ESTP sống cho hiện tại quá nhiều nên thường không có khả năng lập kế hoạch hiệu quả cho tương lai. Mặc dù cuộc sống tự do có thể thú vị nhưng bạn cũng nên thử rõ ràng hơn về các mục tiêu cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp sau đó cố gắng theo định hướng đó. Có thể quản lý thời gian và theo đuổi các kế hoạch dài hạn sẽ giúp ích khá nhiều cho tương lai của bạn.
  • Cân bằng công việc - cuộc sống: Những người thuộc kiểu tính cách ESTP cũng nên cố gắng cân bằng giữa tình trạng lúc nào cũng vội vàng, khẩn cấp với cuộc sống bình thường. Thực tế, bạn hoàn toàn có quyền thả lỏng và thoải mái hơn, cho dù các vấn đề là đám cháy lớn thì bạn cũng có thể dập tắt từng đám một cơ mà. Đừng quá gấp gáp, hãy cân bằng, hoàn thành từng nhiệm vụ một thay vì cố gắng côm đồm nhé.
  • Tuân thủ các nguyên tắc: ESTP thường không thích tuân theo kế hoạch, sự áp đặt của người khác mà muốn làm việc theo ý niệm của bản thân. Điều này không phải vì bạn cố tình không tuân thủ mà vì bạn không mấy để ý đến quy tắc, giao thức ngay từ khi bắt đầu. Bạn sẽ tránh được xung đột và căng thẳng không cần thiết ở nơi làm việc nếu có thể nhớ rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn và làm theo.

Qua việc tìm hiểu thông tin đầy đủ, chi tiết về nhóm tính cách ESTP, mong rằng bạn sẽ có thể tự định hướng tốt hơn để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và hoàn thiện bản thân để thăng tiến, phát triển sự nghiệp. Chúc bạn thành công!