Nghề thiết kế bối cảnh: Công việc đầy cơ hội và thách thức ở Việt Nam hiện nay

Nghề thiết kế bối cảnh: Công việc đầy cơ hội và thách thức ở Việt Nam hiện nay

Thiết kế bối cảnh là công việc không quá mới nhưng lại chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Theo đó, đây sẽ là cơ hội với những ai có đam mê nhưng đồng thời lại là thách thức khi chưa có định hướng cụ thể trong công việc. Vậy nghề thiết kế bối cảnh là gì và có điều gì đặc biệt, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Nghề thiết kế bối cảnh là gì?

nghề thiết kế bối cảnh

Nghề thiết kế bối cảnh: Công việc đầy cơ hội và thách thức ở Việt Nam hiện nay

Thiết kế bối cảnh hay còn được biết đến với các thuật ngữ như Scenography, Stage Design hoặc Set Design. Đây đều là những cụm từ dùng để chỉ công việc nghiên cứu, sáng tạo và xây dựng ý tưởng thị giác tổng thể không gian sân khấu, phim trường. Trên thực tế, thiết kế bối cảnh là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình sáng tạo và trình diễn. 

Những công việc của thiết kế bối cảnh

Có thể nói, những nhân viên thiết kế bối cảnh giống như những người nghệ sĩ thầm lặng ngoài đời thực. Họ làm việc, cống hiến hết mình để đem đến cho người nghệ sĩ những phút giây thăng hoa và trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả. Tuy nhiên, trên thực tế, ít người biết đến những nỗ lực và cố gắng sáng tạo của họ trong công việc và nghệ thuật. Theo đó, để bạn có thể xem được những phần trình diễn đỉnh cao, những buổi hòa nhạc, triển lãm,… sống động như thật, những người làm thiết kế bối cảnh đã phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau như:

Nghiên cứu, tìm tòi tư liệu

Để tạo nên bối cảnh cho các màn trình diễn, việc đầu tiên chuyên viên thiết kế bối cảnh cần thực hiện là nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu liên quan để hiểu nội dung chủ đạo cũng như các ẩn ý cài cắm bên trong. Mục đích của việc làm này là để có được ý tưởng thiết kế và sáng tạo bối cảnh. Cùng với đó, việc làm này cũng giúp người thiết kế bối cảnh có thể xây dựng được chiều sâu, thể hiện được ẩn ý, ngụ ý,… của vở kịch, phần trình diễn,…

👉 Xem thêm: Việc làm cho người có thiên hướng sáng tạo?

Làm việc với đạo diễn và đội ngũ thiết kế khác

nghề thiết kế bối cảnh

Những công việc của thiết kế bối cảnh

Sau khi có được cái nhìn sơ lược về phần trình diễn, thiết kế bối cảnh sẽ tiếp tục làm việc với đạo diễn để nắm bắt được chủ ý kịch bản, nhân vật cũng như các phần, cảnh, tầng lớp,… buổi trình diễn. Hai bên sẽ thống nhất ý tưởng để hạn chế tối đa những thay đổi, rủi ro có thể có trên sân khấu trong quá trình trình diễn. 

Sau khi làm việc với đạo diễn thiết kế bối cảnh sẽ tiếp tục làm việc cùng các bộ phận thiết kế khác như sân khấu, phục trang, ánh sáng,… để lên sơ đồ bối cảnh hoàn chỉnh. Các bên thống nhất và đưa ra sơ đồ thiết kế hoàn chỉnh bao gồm:

  • Sơ đồ mặt bằng cơ bản: Các phần tĩnh trên sân khấu.
  • Sơ đồ tổng hợp: Tất cả các phần tĩnh, nhân vật, cảnh quan xung quanh,…
  • Sơ đồ mặt cắt: Mặt cắt không gian sân khấu kết hợp tất cả các thành phần dàn cảnh.
  • Mặt đứng của tất cả các thành phần dàn cảnh, và mặt đứng hoặc mặt cắt của các đạo cụ khác.

Thiết kế bối cảnh

Có được những thông tin quan trọng, nhân viên sẽ bắt tay vào thiết kế bối cảnh và dựng chi tiết từng cảnh, lớp,… trên sân khấu. Yếu tố màu sắc, hiệu ứng,… cũng cần hết sức lưu ý trong khâu thiết kế.

Thực hiện dựng

Sau khi hoàn chỉnh thiết kế theo đúng định hướng và sơ đồ ban đầu, chỉ đạo thiết kế bối cảnh sẽ phân công tổ đội thiết kế, kỹ thuật,… bắt tay vào dựng bối cảnh. Trong quá trình dựng, tổ đội sẽ khắc phục những sai sót và tiến hành chỉnh sửa ngay theo mong muốn của đạo diễn hình ảnh, ekip chương trình,…

Những kỹ năng, kiến thức cần có của nhân viên thiết kế bối cảnh

Để trở thành một nhân viên thiết kế bối cảnh chuyên nghiệp, bên cạnh những kiến thức chuyên môn về thiết kế, bạn cần trang bị thêm cho bản thân:

  • Kiến thức nền tảng về mỹ thuật, thị giác, nguyên tắc thiết kế, tìm kiếm ý tưởng,…
  • Khả năng sáng tạo và không ngừng học hỏi.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế như  Illustrator, Photoshop, Indesign, After Effect, Premiere, Lightroom, 3D Max,…
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
  • Khả năng ngoại ngữ để nghiên cứu các tài liệu khó, hiếm, tài liệu song ngữ,…

👉 Xem thêm: Nghề dựng phim là gì? Mô tả công việc dựng phim chi tiết nhất

Những thách thức và cơ hội của nghề thiết kế bối cảnh tại Việt Nam hiện nay

nghề thiết kế bối cảnh

Thách thức và cơ hội của nghề thiết kế bối cảnh

Thách thức

Với nghề thiết kế bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, môi trường làm việc chuyên nghiệp thực sự chưa nhiều nên những người có khả năng khó có cơ hội phát triển. Không những vậy, tình trạng đạo nhái, “đánh cắp” ý tưởng cũng khiến nghề thiết kế bối cảnh gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội

Nghề thiết kế bối cảnh ở nước ta hiện nay đang có những bước phát triển mới. Do vậy, nếu bạn có định hướng đúng thì cơ hội phát triển trong tương lai sẽ rất nhiều. Cùng với đó, các trường đào tạo thiết kế, dựng bối cảnh ở Việt Nam hiện nay cũng có tương đối nhiều nên thuận lợi cho học tập. Bạn có thể tham khảo một số trường như Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Kiến trúc TP.HCM,…

👉 Xem thêm: Kiến trúc cảnh quan là gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành kiến trúc cảnh quan

Hy vọng các thông tin chia sẻ về nghề thiết kế bối cảnh trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi RaoXYZ để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.