Ngành cơ điện tử là gì? Tương lai của ngành cơ điện tử như thế nào? -

Ngành cơ điện tử là gì? Tương lai của ngành cơ điện tử như thế nào? -

Nếu bạn yêu thích cơ điện tử nhưng lại không biết chính xác “ngành cơ điện tử là gì?” hay “lương ngành cơ điện tử bao nhiêu?” thì bài viết dưới đây chính xác là dành cho bạn. Hãy theo dõi trọn vẹn để có được câu trả lời và những định hướng cho tương lai nhé.

Ngành cơ điện tử là gì?

Ngành cơ điện tử là gì?

Ngành cơ điện tử là gì?

Ngành cơ điện tử hay còn được biết với tên gọi đầy đủ là ngành kỹ thuật cơ điện tử. Trên thực tế, đây là ngành kết hợp chặt chẽ giữa các nhóm ngành là kỹ thuật điện tử, kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật máy tính. Nói một cách khác, cơ điện tử chính là ngành khoa học tổng hợp quan trọng gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội. Theo đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy những ứng dụng của ngành cơ điện tử trong đời sống hàng ngày như robot hút bụi lau nhà thông minh, robot lau kính,… Hay cao cấp hơn nữa là những robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI phục vụ cho mục đích khám phá vũ trụ, tìm hiểu tương lai,…

Tương lai của ngành cơ điện tử ra sao?

Theo báo cáo Tương lai việc làm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tương lai ngành cơ điện tử được dự đoán phát triển rực rỡ hơn thời điểm hiện tại rất nhiều. Cụ thể, hàng loạt ngành nghề cơ điện tử như đều nằm trong top nhu cầu cao đến rất cao. Có thể điểm qua một vài cái tên như:

  • Chuyên gia tự động hóa quy trình
  • Trí tuệ nhân tạo và chuyên gia máy móc
  • Kỹ sư chế tạo người máy

👉 Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông và top các trường nghề

Tương lai của ngành cơ điện tử ra sao?

Tương lai của ngành cơ điện tử ra sao?

Học cơ điện tử ra làm gì?

Với tính chất là một ngành khoa học tổng hợp ứng dụng cao, người học cơ điện tử sau khi hoàn thành chương trình học có vô cùng nhiều lựa chọn khác nhau. Có thể điểm qua một vài lựa chọn như:

Giảng viên cơ điện tử

Có thể nói, được trở thành giảng viên dạy cơ điện tử là mơ ước của rất nhiều bạn sinh viên. Theo đó, với công việc này, bạn vừa có thể theo đuổi đam mê lại vừa có thể truyền nhiệt huyết và tình yêu cơ ngành cơ điện tử cho thế hệ kế cận.

Kỹ thuật viên thiết kế/ lập trình cơ điện tử

Một lựa chọn bạn cũng không thể bỏ qua sau khi hoàn thành chương trình học cơ điện tử chính là trở thành kỹ thuật viên thiết kế/ lập trình cơ điện tử. Bạn có thể lựa chọn thiết kế phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động hoặc các sản phẩm có tính ứng dụng cao như robot phục vụ, robot giúp việc,…

Chuyên viên vận hành hệ thống

Với kiến thức chuyên môn về ngành cơ điện tử, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành một chuyên viên vận hành hệ thống phần cứng, phần mềm máy móc. Trên thực tế, công việc này thiên đòi hỏi cả kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn chăm chỉ và thực sự nghiêm túc theo đuổi công việc này thì cơ hội thăng tiến trong ngành cơ điện tử sẽ cực cao. Khi đó, những vị trí Leader, Manager hay thậm chí Giám đốc kỹ thuật cũng không phải điều gì quá xa vời.

Học cơ điện tử ra làm gì?

Học cơ điện tử ra làm gì?

Chuyên viên tư vấn công nghệ

Cơ điện tử là ngành khoa học phức tạp và khó nắm bắt. Do vậy, một người không có chuyên môn sẽ rất khó để có thể hiểu những vấn đề dù là cơ bản thuộc lĩnh vực cơ điện tử. Theo đó, nếu bạn có kiến thức về cơ điện tử sẽ không quá khó để trở thành chuyên viên tư vấn công nghệ với nhiều cơ hội phát triển.Trong tương lai, đây cũng có thể là một trong những ngành nghề hot và đáng để trải nghiệm bậc nhất.

👉 Xem thêm: Lao động phổ thông có làm được nghề kỹ thuật điện?

Mức lương ngành cơ điện tử hiện nay

Được dự đoán là một trong những ngành nghề xu hướng của tương lai, cơ điện tử không chỉ đem đến cho người học những cơ hội việc làm hấp dẫn mà còn cả mức lương đáng mơ ước. Cụ thể, theo nghiên cứu, lương của ngành cơ điện tử sẽ:

Mức lương ngành cơ điện tử hiện nay

Mức lương ngành cơ điện tử hiện nay

  • Ở mức 6-7 triệu đồng đối với thực tập sinh chưa có nhiều kinh nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Ở các tập đoàn quốc tế, mức này có thể giao động trong khoảng 8-9 triệu đồng.
  • Ở mức 12-15 triệu đồng đối với kỹ sư cơ điện tử tại các tập đoàn quy mô trung bình.
  • Trong khoảng 18-20 triệu đồng đối với kỹ sư điện tử/chuyên viên vận hành tại các tập đoàn đa quốc gia.
  • Lên đến 30 triệu đồng đối với các cấp quản lý, điều hành kỹ thuật tại hầu hết các doanh nghiệp.

Trường đào cơ điện tử nào tốt?

Cơ điện tử là ngành học phức tạp với nhiều kiến thức chuyên môn cao. Không những vậy, ngành học này cũng yêu cầu được thực hành song song trong quá trình học tập nên việc tìm kiếm trường đào tạo cơ điện tử uy tín là điều vô cùng quan trọng. Và dưới đây là một số trường đào tạo ngành cơ điện tử uy tín bạn không thể bỏ qua:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Hutech
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội

👉 Xem thêm: Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Học gì? Làm gì tại Việt Nam?

Trường đào cơ điện tử nào tốt?

Trường đào cơ điện tử nào tốt?

Hy vọng phần review ngành cơ điện tử sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Ngành cơ ddiejn tử là gì?” và có những lựa chọn riêng cho mình. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin tiếp theo.