Nên trả lời câu hỏi phỏng vấn “Sao công ty cũ tốt vậy mà em vẫn nghỉ” như thế nào?

Nên trả lời câu hỏi phỏng vấn “Sao công ty cũ tốt vậy mà em vẫn nghỉ” như thế nào?

Nếu bạn tham gia phỏng vấn công việc mới nhận được câu hỏi: “Sao công ty cũ tốt vậy mà em vẫn nghỉ?” Bạn sẽ trả lời thế nào để vừa không mất lòng công ty cũ vừa được công ty mới đánh giá cao? Cùng chúng tôi khám phá ở bài viết dưới đây nhé!

Tại sao người phỏng vấn lại hỏi câu hỏi này?

Sao công ty cũ tốt vậy mà em vẫn nghỉ

Sao công ty cũ tốt vậy mà em vẫn nghỉ?

Việc nhà tuyển dụng tò mò về lý do một người từ bỏ công việc hiện tại và muốn đảm nhiệm một vai trò mới ở công ty họ là điều dễ hiểu. Bởi lý do nghỉ việc của bạn luôn ít nhiều liên quan đến “ông chủ tương lai”.

Câu hỏi này sẽ giúp họ đánh giá được 3 yếu tố sau:

  • Mục tiêu và lý do nghỉ việc của bạn có chính đáng hay không? 
  • Bạn có thực sự nghiêm túc khi nhảy việc không?
  • Và mức độ trung thành của bạn

Lý do nghỉ việc sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được nhiều điều về ứng viên tương lai. Bạn nghỉ việc vì một lý do tích cực hay do không được coi trọng nữa? Do đó bạn cần diễn đạt một cách khéo léo và chuẩn bị kỹ càng trước buổi phỏng vấn để giúp bạn chủ động và tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.

👉 Xem thêm: Nên trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi về “công ty cũ”?

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Các lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý nhất

Lý do trả lời câu hỏi “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ” thông minh nhất

Lý do trả lời câu hỏi “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ” thông minh nhất

Chuẩn bị thật tốt về mọi mặt chắc chắn sẽ giúp bạn trả lời trôi chảy câu hỏi “tại sao bạn công ty cũ tốt vậy mà vẫn nghỉ việc?”. Quan trọng nhất nó còn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi sự thông minh và khéo léo trong cách xử lý tình huống của bản thân mình.

Vậy đâu là bí quyết giúp bạn ăn trọn điểm 10 từ câu hỏi phỏng vấn hóc búa này. Hãy để các chuyên gia mạng bật mí giúp bạn nhé!

Công ty rất tốt nhưng em rất tiếc bởi em cần một môi trường mới giúp em nâng cao trình độ chuyên môn

Công ty rất tốt nhưng em rất tiếc bởi em cần một môi trường mới giúp em nâng cao trình độ chuyên môn

Đưa ra một số lý do cụ thể và thể hiện sự mong muốn được phát triển trong tương lai

Đưa ra một số lý do cụ thể và thể hiện sự mong muốn được phát triển trong tương lai

Trả lời chân thật là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề

Trả lời chân thật là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề

👉 Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Và lời khuyên của RaoXYZ dành cho bạn chính là…

“Tại sao công ty cũ tốt vậy mà em vẫn nghỉ” là một câu hỏi tuy đơn giản nhưng chứa đựng hàm ý rất lớn. Thay vì trả lời máy móc, rập khuôn, bạn nên trả lời một cách trung thực nhất như vậy mới có thể tạo sự tin tưởng và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Nguyên tắc chung ở đây là bạn hãy thể hiện cho các nhà tuyển dụng thấy mục đích nghỉ việc nhằm hướng tới một cơ hội tốt hơn chứ không phải trốn thoát khỏi một nơi tồi tệ hay sai lầm trong quá khứ. 

Ví dụ: Công việc trước là một trải nghiệm đáng nhớ, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại tôi muốn có cơ hội phát triển tốt hơn và học hỏi các kỹ năng mềm cũng như kiến thức chuyên sâu hơn trong nghề vì vậy đã thôi thúc tôi ứng tuyển vào vị trí công việc này.

Bạn rất vừa ý với công việc hiện tại nhưng không thể cưỡng lại buổi phỏng vấn này vì bạn cảm thấy phù hợp và cơ hội phát triển nghề nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, bạn cần tránh “khen” quá đà và tạo cảm giác không chân thành. Hãy cứ là bạn, cứ thành thực, thả lỏng để trình bày quan điểm của bản thân. Hãy làm chủ cuộc phỏng vấn bởi phong thái tự tin của bạn. Một tâm lý thoải mái khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp bạn bình tĩnh để giải quyết vấn đề, dù câu hỏi có như thế nào.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn phần nào nắm rõ cách trả lời câu hỏi “Tại sao công ty cũ tốt vậy vẫn nghỉ” một cách trọn vẹn, được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nếu bạn có những lời khuyên về chủ đề này, hãy tham gia cộng đồng RaoXYZ Hỏi & Đáp để chia sẻ nhé!

tham gia ngay

👉 Xem thêm: Liệu nghỉ việc rồi có nên quay lại công ty cũ làm việc không?