Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất và một số điều cần lưu ý

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất và một số điều cần lưu ý

Bài viết này sẽ giúp những người cho thuê hoặc đi thuê nhà trọ tìm hiểu chi tiết về hợp đồng thuê nhà trọ để đảm bảo được quyền lợi và tránh được rủi ro về sau.

Việc thuê nhà trọ hiện nay rất phổ biến ở các thành phố lớn. Tuy nhiên việc làm hợp đồng thuê nhà trọ thường không được kỹ lưỡng, chủ yếu mọi người thường giao kết bằng miệng (hợp đồng miệng). Việc không làm hợp đồng giấy và ký kết cẩn thận có thể gây ra nhiều phát sinh tranh chấp không đáng có về sau. Vậy nên hôm nay RaoXYZ Nhà sẽ giúp bạn tìm hiểu về mẫu hợp đồng thuê phòng trọ ngắn gọn, một số lưu ý khi điền hợp đồng thuê trọ và những câu hỏi thường gặp về hợp đồng thuê nhà trọ và phòng trọ.

Thuê phòng trọ TP. Hồ Chí Minh giá rẻ:

Mẫu hợp đồng thuê phòng trọ ngắn gọn

Nếu bạn đang quan tâm đến mẫu hợp đồng thuê nhà trọ ngắn gọn hay hợp đồng thuê trọ sinh viên, để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi cho đôi bên thì có thể tham khảo mẫu hợp đồng mới nhất dưới đây.

Các giấy tờ cần có khi thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà trọ

Để có thể ký kết được hợp đồng thuê nhà trọ thì hai bên cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sau:

  • Bên cho thuê trọ:
    • Giấy tờ pháp lý (sổ hồng, sổ đỏ,….) để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với phòng trọ
    • Giấy CMND/CCCD
    • Sổ hộ khẩu
  • Bên thuê trọ:
    • Giấy CMND/CCCD
    • Sổ hộ khẩu

Ngoài ra, để hợp đồng giao dịch có hiệu lực pháp lý cao nhất khi không có bên thứ 3 làm chứng thì cần phải được công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền ở khu vực. Đồng thời việc này cũng giúp đôi bên tránh được những tranh chấp không đáng có về sau hoặc cũng có thể mời người làm chứng gồm 1 hoặc 2 người ngoài ký vào hợp đồng thuê trọ.

Tuy nhiên, các thủ tục thêm này không bắt buộc vì việc ký kết hợp đồng thuê nhà trọ khi hai bên thuê và cho thuê cùng thực hiện trong trạng thái tỉnh táo, không bị ép buộc hay lừa dối thì đã được công nhận là có hiệu lực pháp lý.

Những lưu ý cần biết khi soạn thảo hợp đồng thuê trọ

Khi soạn thảo hợp đồng thuê trọ thì có thể xảy ra một số trường hợp cần bổ sung hoặc xác nhận như:

  • Các thông tin trong hợp đồng thuê trọ không được điền đầy đủ và chính xác thì cũng cần kiểm tra và bổ sung lại
  • Trong hợp đồng thuê trọ người thực hiện soạn thảo cần phải trình bày rõ ràng các vấn đề liên quan đến thời hạn cho thuê, cách thức thanh toán tiền thuê trọ, giá thuê trọ,…
  • Trường hợp giá thuê trọ không được thỏa thuận hoặc không được thể hiện rõ ràng tại thời điểm giao kết hợp đồng thì hai bên cần phải bổ sung cho phù hợp.

Một số lưu ý khi điền mẫu hợp đồng cho thuê nhà trọ

Thuê nhà trọ Hà Nội giá tốt:

  • Điền đúng và đầy đủ mọi thông tin theo mẫu hợp đồng.
  • Hợp đồng được lập với đầy đủ chữ ký của cả 2 bên thuê và cho thuê.
  • Hai bên có thể thỏa thuận lại số ngày cần báo trước khi thanh lý hợp đồng như: 30 ngày, 45 ngày hoặc nhiều hơn.
  • Cần có phụ lục hợp đồng kèm theo là bản mô tả chi tiết các trang thiết bị nội thất và tình trạng hiện tại của vật dụng có trong phòng/ nhà thuê trọ.
  • Người thuê trọ nên tìm hiểu kỹ hoặc trao đổi trước với người cho thuê nhà trọ để biết về giá thuê phòng trọ trong hợp đồng đã bao gồm các phần thuế phí hay chưa, đâu là thời điểm cụ thể sẽ cần phải đóng tiền thuê, thời hạn trả trước tiền thuế như thế nào?,…
  • Thỏa thuận về vấn đề tiền cọc: thời gian trả tiền cọc, các điều kiện bị mất cọc,…
  • Các điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ có yêu cầu hay các ràng buộc gì.
  • Xem xét kỹ lưỡng về các điều khoản ràng buộc khác trong hợp đồng như: thời gian ra vào, vị trí đỗ xe, tiếp khách, các lưu ý về an ninh, có bị cấm nuôi thú cưng hay không,…
  • Thỏa thuận về các điều khoản và điều kiện khi phòng trọ có thiết bị hay vật dụng bị hỏng hóc.

Những câu hỏi thường gặp về hợp đồng cho thuê phòng trọ và nhà trọ

Sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu và giải đáp về một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng cho thuê nhà trọ và phòng trọ.

Có nhất thiết phải ký hợp đồng thuê phòng trọ, nhà trọ hay không?

Theo luật quy định về hợp đồng (bao gồm cả hợp đồng thuê nhà), căn cứ vào điều số 385, Bộ Luật dân sự năm 2015 và căn cứ theo Luật nhà ở năm 2014 quy định:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là bằng chứng đại diện cho sự thỏa thuận giữa bên thuê và cho thuê về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Cần phải ký kết hợp đồng thuê nhà trọ

Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

  • Hợp đồng thuê tài sản là một loại biên bản thỏa thuận giữa các bên, cụ thể: bên cho thuê sẽ giao tài sản của mình cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định, và bên thuê tài sản này phải trả tiền thuê.
  • Hợp đồng thuê nhà ở hay thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác nhau đều cần thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật nhà ở cùng các quy định có liên quan khác đã được luật pháp quy định.
  • Hợp đồng thuê nhà ở nhằm xác lập việc thuê nhà ở có sự thỏa thuận của các bên với nhau về nghĩa vụ, quyền lợi của các bên. 

Vậy để xác lập quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa bên thuê nhà và bên cho thuê thì cần phải có hợp đồng thuê nhà ở. Việc ký hợp đồng thuê nhà ở là cần thiết và rất quan trọng vì có ý nghĩa xác định cụ thể quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời hợp đồng cũng chính là cơ sở pháp lý để giải quyết nếu đôi bên có tranh chấp xảy ra.

Hợp đồng thuê phòng trọ, nhà trọ cần công chứng không?

Theo khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 quy định về việc Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về việc thuê nhà như sau:

Đối với các giao dịch của hai bên thuê và cho thuê được quy định tại khoản này thì thời điểm hợp đồng có hiệu lực là do sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực sẽ được tính theo thời điểm hợp đồng được ký kết.

Như vậy luật pháp đã quy định hợp đồng thuê nhà không cần công chứng, chứng thực vẫn được đảm bảo có hiệu lực pháp lý. Vậy nên nếu hai bên thuê và cho thuê trọ không thỏa thuận về thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thuê trọ này sẽ được tính vào lúc hai bên ký xong hợp đồng. Như vậy là các bên thuê và cho thuê đã có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê phòng trọ, nhà trọ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê phòng trọ cũng cần phải dựa trên những quy định trong hợp đồng để thực hiện một cách hợp pháp, nếu không việc chấm dứt hợp đồng đơn phương sẽ phát sinh thêm nghĩa vụ bồi thường theo các quy định của luật pháp. 

Cụ thể căn cứ vào điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:

1. Một bên có quyền đơn thực hiện chấm dứt hợp đồng mà không cần bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên còn lại vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ đã có trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hay pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cần phải thông báo cho bên còn lại biết trước về việc này, nếu không thông báo trước mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì cần phải có trách nhiệm bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt từ một phía thì sẽ được tính từ thời điểm bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không cần thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp.

4. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không có căn cứ quy định theo luật thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng được xem là bên vi phạm nghĩa vụ và cần phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của bộ luật này và các luật khác có liên quan do không, thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

hợp đồng thuê nhà trọ
Không cần công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà trọ

Làm sao để chấm dứt hợp đồng thuê phòng trọ, nhà trọ vừa không mất tiền cọc vừa không bị xử phạt?

Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà, trước thời hạn, có thể do hai bên thuê và cho thuê cùng nhau thỏa thuận, hoặc dựa trên những nội dung thỏa thuận trước đó trong hợp đồng để thực hiện thống nhất việc thanh lý hợp đồng. 

Căn cứ theo Điều 328 về Đặt cọc của Bộ luật dân sự năm 2015, như sau:

1. Đặt cọc là bên này giao cho bên kia một khoản tiền hoặc hiện kim quý hoặc đồ vật có giá trị khác nhau (hay còn gọi là tài sản đặt cọc), trong một thời gian nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Đồng thời việc đặt cọc cũng cần phải được lập thành văn bản.

2. Trường hợp hợp đồng dân sự thuê trọ được giao kết, thì tài sản đặt cọc của công dân sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc, hoặc được trừ để thực hiện trả tiền; Nếu bên thuê trọ đặt cọc nhưng lại từ chối việc giao kết hay không tiếp tục thực hiện ký kết hợp đồng thuê trọ thì phần tài sản mà công dân này đã đặt cọc trước sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc (hay bên chủ trọ). Trường hợp nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng thì phải thực hiện trả cho bên đặt cọc một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đã đặt cọc, chỉ không áp dụng ở các trường hợp có những thỏa thuận khác.

Việc chấm dứt hợp đồng được sự thỏa thuận đồng ý của cả hai bên thì sẽ không cần phải bồi thường. 

Hy vọng qua bài viết này của RaoXYZ Nhà đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về hợp đồng thuê nhà trọ. Nếu bạn quan tâm về các thông tin khác liên quan đến bất động sản thì hãy thường xuyên truy cập RaoXYZ để cập nhật được những kiến thức hữu ích nhất nhé!