Marketing gồm những mảng nào? Bí quyết làm Marketing hiệu quả

Marketing gồm những mảng nào? Bí quyết làm Marketing hiệu quả

Marketing là lĩnh vực khá rộng, vậy marketing gồm những mảng nào? Người muốn làm Marketing có thể phụ trách những công việc nào trong lĩnh vực nào?

Marketing gồm những mảng nào

Marketing gồm những mảng nào

Marketing là lĩnh vực khá rộng, bạn có thể đi theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là khả năng hiểu về sản phẩm hoặc thấu hiểu và nắm bắt các nhu cầu, tâm lý khách hàng. Từ đó, sử dụng những hiểu biết này tạo ra các chiến dịch truyền thông tiếp thị giúp khách hàng tiềm năng biết về sản phẩm. Vậy Marketing gồm những mảng nào? Người muốn làm Marketing có thể phụ trách những công việc nào trong lĩnh vực nào?

1. Marketing là gì?

Có rất nhiều cách hiểu Marketing, nhưng một cách đơn giản bạn có thể hiểu marketing là tập hợp những công việc mà các doanh nghiệp cần phải làm trong chiến lược kinh doanh và phát triển để có thể thu hút được lượng khách hàng tối ưu nhất và biến họ thành khách hàng thân quen. 

Lĩnh vực Marketing có rất nhiều mảng, nhiều ngành nghề mà bạn có thể tham gia. Vậy Marketing gồm những mảng nào?

2. Marketing gồm những mảng nào?

Có thể nói marketing có rất nhiều mảng khác nhau để tạo lên thành công của một thương hiệu. Để chuẩn bị bước vào con đường marketing thì bạn nên tìm hiểu kĩ về những mảng của marketing.

Mảng brand team

Branding là một mảng rất quan trọng khi làm Marketing

Branding là một mảng rất quan trọng khi làm Marketing

Đây là một mảng rất quan trọng trong quá trình làm Marketing, cũng là mảng đầu tiên để có thể xây dựng được thương hiệu cũng như các hoạt động marketing về sau được thuận lợi. 

Người làm brand team có nhiệm vụ là lên kế hoạch để tung sản phẩm mới ra thị trường. Đây là một hoạt động quan trọng quyết định đến 50% thành công của marketing. Nếu hoạt động của mảng này thành công, tức là đã xây dựng được một thương hiệu uy tín và nhiều người biết đến. Có thể nói brand executive là người đã xây dựng lên thương hiệu. Người làm brand team cần có một khối óc linh hoạt và hoạt động logic, phải linh hoạt để đưa ra những quyết định hàng ngày. 

Người làm brand team cũng cần có kỹ năng giao tiếp vô cùng tốt vì tính chất công việc của họ là thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng. Brand là một phần khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì thế nhu cầu tuyển dụng việc làm truyền thông và marketing về brand team hiện nay khá nhiều nên có nhiều cơ hội việc làm dành cho những ai có chuyên môn về mảng này. 

Các vị trí công việc trong ngành quản lý nhãn hàng:

  • Brand Manager (Quản lý nhãn hàng)
  • Product Manager (Quản lý sản phẩm)
  • Product Development Manager (Quản lý phát triển sản phẩm)

Tìm việc làm Marketing, truy cập ngay RaoXYZ việc làm!

Mảng research Agency 

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi ngành marketing gồm những mảng nào đó là Mảng research Agency. 

Có thể hiểu đây là một mảng liên quan đến vấn đề nghiên cứu, thay vì những người brand team sẽ đưa ra những ý kiến sáng tạo thì những người làm ơ mảng nghiên cứu này thì chỉ có đưa ra những kết quả và thông số chính xác nhất chứ không hề có sáng tạo. Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho chuyên viên marketing có những kết quả chính xác nhất để có thể thay đổi kế hoạch hoặc dựa vào đó để lên kế hoạch cho sản phẩm. 

Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho marketing có những kết quả chính xác nhất để có thể thay đổi kế hoạch hoặc dựa vào đó để lên kế hoạch cho sản phẩm.

Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho marketing có những kết quả chính xác nhất để có thể thay đổi kế hoạch hoặc dựa vào đó để lên kế hoạch cho sản phẩm.

Nếu những người làm nên thương hiệu có những lời ca ngợi ngọt ngào dành cho chiến thắng đó thì ở mảng research này lại đóng vai trò như một người hùng thầm lặng đừng đằng sau của những thành công đó. 3/11 Người làm nghiên cứu thị trường sẽ là người có hiểu biết sâu rộng về thị trường, cũng như nắm bắt được tâm lý của khách hàng, vì họ là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, qua quá trình phỏng vấn và thu thập thông tin rồi xử lý và phân tích thì các doanh nghiệp sẽ có những bước đi đúng đắn nhất cho sản phẩm.

Các vị trí trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường:

  • Giám đốc nghiên cứu thị trường (Market Research Director)
  • Trưởng phòng nghiên cứu thị trường (Market Research Manager)
  • Giám sát nghiên cứu thị trường (Market Research Supervisor)
  • Nhà phân tích thị trường (Market Analyst)

Mảng creative agency 

 Là những người trực tiếp đưa ý tưởng thành những hình ảnh, âm thanh để đến với người dùng sao cho hiệu quả nhất. 

Là những người trực tiếp đưa ý tưởng thành những hình ảnh, âm thanh để đến với người dùng sao cho hiệu quả nhất.

Là mảng lên ý tưởng cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp, đây là đội ngũ phải có những am hiểu về sản phẩm và thị trường, bên cạnh đó họ cũng được thiên phú cho một tài năng đặc biệt về sự nhạy bén về những ý tưởng mới. Để những mục tiêu của sản phẩm được truyền tải đến thông điệp của người dùng thì cần đến những ý tưởng, sự sáng tạo của những người làm creative agency. Họ sẽ là những người trực tiếp đưa ý tưởng thành những hình ảnh, âm thanh để đến với người dùng sao cho hiệu quả nhất. 

Các vị trí công việc trong mảng creative agency:

  • Designer
  • Editor
  • Content writer
  • copywriter

Mảng trade marketing 

Trade Marketing còn được gọi là mảng trưng bày và bán sản phẩm.

Trade Marketing còn được gọi là mảng trưng bày và bán sản phẩm.

Đây còn được gọi là mảng trưng bày và bán sản phẩm. Khi sản phẩm đã hoàn thiện những khâu trên thì đến bước cuối cùng là bán sản phẩm ra thị trường cho người tiêu dùng sử dụng. Chắc hẳn bạn không thể quên hình ảnh trong siêu thị gặp vô số những người bán hàng, PG sản phẩm, họ được gọi là những chiến binh bán hàng trong mảng marketing. 

Mảng này cũng rất quan trọng. Khi được hỏi marketing có những mảng nào, không thể không kể đến mảng này. Khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì mới là thành công của marketing. Tóm lại những mảng marketing vô cùng quan trọng, mỗi mảng sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong công việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. 

Quan hệ công chúng – Public Relations

Trách nhiệm của bộ phận PR Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng.

Trách nhiệm của bộ phận PR Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng.

Trách nhiệm của bộ phận PR Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Họ được coi là người phát ngôn của công ty. Họ sẽ thường viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới hoặc để thông báo cho cộng đồng đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, kết quả tài chính hoặc tin tức khác của công ty. Nếu họ dựa trên quan hệ truyền thông, họ sẽ dành thời gian để trả lời các yêu cầu thông tin từ nhà báo hoặc bình luận cho truyền thông.

Để làm tốt trong quan hệ công chúng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp thật tốt, khả năng diễn đạt cả bằng văn bản và lời nói, có thể hiểu nhiều người, tự tin và có thể học nhanh những gì khách hàng của bạn làm để giao tiếp, trao đổi thông điệp của họ cho hiệu quả. Các chuyên viên PR – Quan hệ công chúng cũng nên là người suy nghĩ nhanh, và có sức thuyết phục cũng như có tính cách hướng ngoại và ý chí quyết đoán.

Các vị trí trong lĩnh vực PR:

– Public Relations Coordinator

– Account Executive

– Media Relations

– Director, Vice-President

– Government PR Departments

3. Bí quyết làm Marketing hiệu quả

Xác lập mục tiêu rõ ràng

Bạn cần phải xây dựng một chiến lược truyền thông kinh doanh mà tất cả mọi thứ đều phải tuân thủ những mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp của mình. Marketing không chiến lược đồng nghĩa với việc đánh vào không khí, tốn kém nhiều nhưng không thu được bao nhiêu. Thay vì làm ăn nhất thời kiểu “được tới đâu hay tới đó” đầy rủi ro, hãy xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh và nó sẽ giúp bạn quyết định mọi công việc một cách đúng đắn.

Nội dung có chất lượng

Khách hàng sẽ không hiểu và không dám bỏ tiền mua những ý tưởng tuyệt vời của bạn, nếu chúng không được thể hiện một cách rõ ràng và mạch lạc. Đừng ngại đầu tư cho một đội ngũ những copywriter giỏi, những người viết bài xuất sắc có thể giúp bạn thể hiện những thông điệp và chất lượng sản phẩm. Những người này có khả năng chuyển hóa những từ ngữ chuyên môn kỹ thuật phức tạp thành ngôn ngữ dễ hiểu, bình dân, để đăng tải trên các bài báo, ấn phẩm và Internet.

 Lập kế hoạch cho mọi việc

Hãy lập kế hoạch và làm theo kế hoạch. Bạn có thể bắt đầu bằng cách lên thời khóa biểu cho mọi công việc (ví dụ: gửi bài mới, các buổi gặp gỡ truyền thông, ấn phẩm, các câu chuyện, hội thảo, làm phim,…). Chia sẻ thời khoá biểu với tất cả mọi người trong công ty và “trưng cầu dân ý” để thống nhất những nội dung và phương pháp làm việc hiệu quả nhất cho tập thể.

Kênh phân phối hiệu quả

Nếu nội dung là vua, thì kênh phân phối chính là át chủ bài. Bạn phải truyền tải nội dung đến đúng đối tượng khách hàng – càng nhiều đối tượng *đúng* càng tốt – chính là nhân tố quyết định thành công. Không có lượt truy cập (traffic), nội dung hay cũng trở nên vô nghĩa. Bạn có thể truyền tải những nội dung của mình thông qua các mạng xã hội như Facebook hay Twitter, kết hợp với các nhân viên chuyên trách mảng nghiên cứu thị trường để chọn ra những đường dẫn hoặc điểm đến phù hợp nhất, tức có nhiều đối tượng khách hàng bạn cần.

Đa dạng hóa nội dung

Việc marketing bằng nội dung cho phép bạn được thể hiện những ý tưởng của mình bằng rất nhiều hình thức, công cụ và kênh quảng bá. Mở các trang kinh doanh trên Facebook, trang thương hiệu hoặc tài khoản Twitter là việc rất nên làm. Để từ đó, bạn phối hợp chúng với các bài blog, ấn phẩm, các câu chuyện, bài PR, hội thảo từ xa, email chào hàng, phim Youtube, hình ảnh, và khai thác các forum… để tăng cường quảng bá cho công ty của mình.

Chọn lọc nội dung

Bạn có thể thu thập những tư liệu, nội dung phù hợp, biên tập lại và đăng tải lên các trang web hoặc thư chào hàng thuộc thương hiệu của mình. Cần công khai xuất xứ của nội dung hoặc tài liệu, vì bạn đang chia sẻ nội dung của người khác, chứ không phải của bạn.

Trình bày hiệu quả

Hình thức trình bày và thiết kế của website cũng như các kênh quảng bá khác của bạn cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng traffic / lượt truy cập. Nếu bạn xem thường phần này, thì khách hàng cũng có thể xem thường doanh nghiệp của bạn, khi mà phần hình thức không được quan tâm trau chuốt.

Phân tích số liệu

Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả marketing online của bạn thông qua những số liệu cụ thể, bao gồm lượng người xem (page view), số lượt chia sẻ (share), số lượng comment hoặc phản hồi, và nhiều yếu tố khác liên quan đến nội dung. 

4. Top 5 việc làm Marketing phổ biến hiện nay

Các bạn muốn làm việc trong lĩnh vực Marketing có thể làm những công việc cụ thể nào? Xem chi tiết ngay dưới đây!

SEO (tối ưu hóa tìm kiếm)

Công việc của một chuyên viên SEO đó là thực hiện tối ưu hóa tìm kiếm website của công ty, dự án với các công cụ tìm kiếm khác nhau mà phổ biến nhất là với Google bằng cách sử dụng các công cụ cũng như kết hợp cùng marketing online để đẩy mạnh kết quả SEO.

Seo một mảng  trong marketing hiện nay

Seo một mảng trong marketing hiện nay

Việc của bạn là dùng khả năng và công cụ để đẩy các từ khóa lên trang đầu của các công cụ tìm kiếm. Giả sử như công ty của bạn có nhóm ngành môi giới bất động sản hoặc việc làm, công việc thường xuyên của bạn là đưa các từ khóa của nhóm ngành phụ trách lên vị trí top đầu, ví dụ như cụm “tìm việc làm“, “nhà cho thuê”,…

Social media (truyền thông xã hội)

Truyền thông xã hội là công việc “tổng hợp”. Với việc làm này, bạn cần có kiến thức chuyên môn cao về nhiều lĩnh vực trong marketing. Công việc của một chuyên viên social media bao gồm việc tìm các cách thức để phát triển các kênh truyền thông công ty bằng công cụ, các ứng dụng, các trang mạng truyền thông xã hội. Liên tục đẩy mạnh hoạt động marketing trên các kênh social media phổ biến, thu hút lượng lớn người dùng như Youtube, Facebook, Instagram, Zalo,…

Content marketing (sản xuất nội dung)

Công việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực lại không hề đơn giản chút nào. Không phải ai cũng có thể sản xuất mỗi ngày “hàng tá” nội dung như một content marketing. Công việc của chuyên viên content không chỉ xoay quanh việc sản xuất nội dung, mà còn liên quan đến việc tối ưu hóa hiệu quả bài viết qua cách thức trình bày, các công cụ chia sẻ nhằm giúp bài viết được nhiều đối tượng quan tâm hơn, “chăm sóc” nội dung website, sáng tạo nội dung poster, “phần chữ” trên các ảnh truyền thông,…

Content marketing

Content marketing

Đây là việc làm đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin. Quan trọng hơn nữa là khả năng tìm kiếm, sáng tạo và khả năng “viết không tùy hứng”. Bạn phải làm việc trong môi trường văn phòng và việc “bay bỗng quá đà” có thể làm bạn giảm hiệu suất công việc. Tuy nhiên, đây vẫn là một việc làm đang khá HOT, đúng như câu nói “content is king”, không có nội dung, mọi thứ đều rỗng tuếch.

Facebook, Google Adwords 

Và đây rồi, công việc của người “tiêu tiền” là đây, hẳn đây là những gì vừa thoáng qua trong đầu bạn có phải không? Không hoàn toàn như thế đâu, công việc của một chuyên viên chạy quảng cáo không đơn thuần chỉ là “tiêu tiền công ty” mà họ còn phải cân đo đong đếm làm thế nào để cùng với số tiền đó mà có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp. 

Việc làm này giống như thế là bạn đang đi mặc cả ở chợ vậy đó, khó vô cùng. Không phải ai cũng có thể làm công việc này mà bạn cần trải qua vài khóa học từ cơ bản cho đến nâng cao, phải có kinh nghiệm và tư duy nhạy bén thì mới mau thành công được. Còn nếu không thì chắc hẳn rằng bạn phải tiêu tốn một khoản tiền kha khá mới có thể thành thạo.

Graphic Designer (thiết kế đồ họa)

Công việc của chuyên viên “bay bỗng” đây rồi! Nhiều người cho rằng, thiết kế đồ họa là ngành nghề đơn giản, bởi vì khi đã có sẵn kỹ năng, bạn chỉ cần “thao tác vài bước” là đã có ngay một sản phẩm để sử dụng rồi. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm nhé. Công việc của một designer không hề đơn giản tí nào, cũng như các nghề khác, nghề này đòi hỏi bạn phải có óc thẩm mỹ không những cao mà còn phải logic. Hình ảnh của bạn phải tương thích với nội dung, phải phối hợp sao cho “ăn ý” để tối ưu hóa hiệu quả.

Bài viết trên đây cung cấp một số thông tin cho độc giả về chủ đề ngành marketing gồm những lĩnh vực nào. Marketing là lĩnh vực rất hấp dẫn và có nhiều việc làm với mức lương rất tốt. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng khi dấn thân vào lĩnh vực này bạn phải sẵn sàng làm việc ngoài giờ, kể cả vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Bạn phải có khả năng làm việc tốt dưới áp lực và phát triển hoàn thành trước thời hạn của mục tiêu đã đề ra.