Lý do nên loại bỏ mục tiêu nghề nghiệp khỏi CV và các nội dung thay thế

Lý do nên loại bỏ mục tiêu nghề nghiệp khỏi CV và các nội dung thay thế

Thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh và nhà tuyển dụng chỉ có vẻn vẹn vài giây để đọc CV và quyết định liệu bạn có phải là nhân tài họ đang tìm kiếm. Vì thế mà ứng viên cần đảm bảo rằng mọi thông tin trong CV đều phải hữu ích. Đã đến lúc từ bỏ phần mục tiêu nghề nghiệp và thay thế bằng những nội dung thú vị hơn.

ly do nen loai bo muc tieu nghe nghiep khoi cv va cac noi dung thay the

Mục tiêu nghề nghiệp có cần thiết trong CV xin việc?

I. 3 lý do nên bỏ phần mục tiêu nghề nghiệp ra khỏi CV xin việc

Dưới đây là những lý do hàng đầu một ứng viên nên ngừng viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV của mình:

1. Không hữu ích

Mục tiêu nghề nghiệp thực tế không cung cấp được cho người đọc bất kỳ thông tin mới hoặc hữu ích nào. Hơn nữa, đây còn là phần xuất hiện đầu tiên trong CV xin việc, vừa chiếm diện tích lại không đem lại được giá trị. Thay vì viết mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên có thể cân nhắc đề cập đến các nội dung khác hữu ích hơn.

2. Tự cho mình là trung tâm

Các khẳng định về mục tiêu nghề nghiệp hoàn toàn tập trung vào bạn, những gì bạn muốn từ phía nhà tuyển dụng, hoặc điều bạn mong đợi sẽ xảy ra trong tương lai. Một nhà tuyển dụng tiềm năng chỉ muốn đọc hồ sơ và biết những gì bạn có thể làm cho họ, chứ không phải ngược lại. Dù là một ứng viên tiềm năng thì phần mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể khiến bạn để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Lỗi thời

Bởi vì mục tiêu nghề nghiệp là một xu hướng đã cũ nên việc sử dụng mục này trong CV có thể khiến bạn trở thành một người ít cập nhật. Nhà tuyển dụng có thể cho rằng kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cũng không được làm mới hoặc tệ hơn là phân biệt tuổi tác của bạn. Ngoài ra, phần mục tiêu còn thể hiện rằng ứng viên đã lâu không sửa đổi CV của mình, điều này khiến nhà tuyển dụng cho là bạn đã không nỗ lực nhiều cho lần ứng tuyển này.

II. 3 nội dung thay thế cho phần mục tiêu nghề nghiệp

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ dành phần lớn thời gian để đọc qua 1/3 phần đầu CV. Vì vậy, hãy mở đầu CV bằng một nội dung hấp dẫn và bắt mắt. Dưới đây là các gợi ý bạn có thể cân nhắc:

1. Tóm tắt năng lực

Mục tiêu nghề nghiệp khác với mục tóm tắt khác nhau như thế nào? Trong khi mục tiêu nghề nghiệp thể hiện nguyện vọng của ứng viên thì phần tóm tắt lại chứng minh họ là ai và họ có thể làm gì cho công ty bằng những thành tích, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Ví dụ, thay vì viết mục tiêu nghề nghiệp "Tìm kiếm một vị trí giảng dạy lịch sử, địa lý hoặc nghiên cứu xã hội ở trường trung học cơ sở" bạn có thể viết "Giáo viên có 8 năm kinh nghiệm tại các trường tiểu học và THCS. Chuyên dạy lịch sử, địa lý, tiếng Anh và nghiên cứu xã hội giúp học sinh tiến bộ thông qua các công cụ học tập phù hợp với lứa tuổi. Có thái độ bình tĩnh và linh hoạt trong việc tạo ra bầu không khí khuyến khích học sinh học tập, đổi mới và sáng tạo.

ly do nen loai bo muc tieu nghe nghiep khoi cv va cac noi dung thay the 2

Nên thay những nội dung gì cho phần mục tiêu nghề nghiệp?

2. Bảng kỹ năng

Khi viết CV, ứng viên nên sử dụng định dạng kết hợp và bắt đầu bằng một bảng kỹ năng. Qua đó bạn có thể bao gồm các từ khóa cụ thể liên quan đến mô tả công việc. Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật tài năng và chuyên môn của bản thân.

Ví dụ ứng viên có thể trình bày như sau:

  • Thiết kế chương trình giảng dạy Quản lý lớp học Đánh giá học sinh.
  • Hướng dẫn và đánh giá phân biệt Học hỏi kinh nghiệm Công nghệ kiểm tra chuẩn hóa.
  • Tích hợp Công nghệ Hướng dẫn ESL/ESOL Sơ cứu/CPR.

Phương pháp này giúp ứng viên nhanh chóng thay đổi hoặc đưa từ khóa có liên quan vào CV của mình mà không nhất thiết phải soạn lại các câu văn dài dòng. Từ đó có thể dễ dàng điều chỉnh CV cho các vị trí khác nhau. Bạn cũng có thể chọn sử dụng cả bảng tóm tắt và bảng kỹ năng nếu đó là cách tốt nhất để thể hiện hết năng lực của mình.

3. Không có gì là bắt buộc cả

Không có quy định nào buộc ứng viên phải có mục tiêu hay tóm tắt nghề nghiệp trong CV của mình. Nếu có phần kinh nghiệm làm việc nổi bật, bạn có thể chọn ngay lập tức đi sâu vào trình bày kinh nghiệm như vẫn làm khi viết CV theo trình tự thời gian đảo ngược.

Nếu bạn còn khoảng trống hữu hạn trong CV của mình và bạn muốn mọi nội dung được đề cập đều hữu ích thì hãy tham khảo các cách trên. Một tuyên bố về kỳ vọng nghề nghiệp không giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng năng lực của bạn lại có thể làm được việc đó.