Luật Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam Và Một Số Thông Tin Cần Biết

Luật Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam Và Một Số Thông Tin Cần Biết

Một nhà đầu tư trước khi tiến hành công việc thì điều cơ bản là phải nắm rõ luật đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào nước sở tại cũng cần hiểu chi tiết từ A – Z những quy định trong đầu tư của nước sở tại. Vậy luật đầu tư nước ngoài tại việt nam quy định như thế nào hiện nay? Vâng, bạn có thể tìm hiểu một số quy định cơ bản ngay sau đây nhé!

Có thể bạn quan tâm: 4 Lý do nên mua nhà ở Úc – Đất nước đáng sống nhất Châu Đại Dương

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về các hình thức đầu tư

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ rõ cá nhân và tổ chức người nước ngoài đều có thể tư đầu tư vào Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, luật đầu tư năm 2014 quy định những hình thức như sau:

1 anh 1 cac hinh thuc dau tu duoc chi ro theo luat dau tu nuoc ngoai tai viet nam nguon internet - Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và một số thông tin cần biết - tu-van-luat
Ảnh 1: Các hình thức đầu tư được chỉ rõ theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nguồn: Internet)
  • Đầu tư hình thành tổ chức kinh tế. Tổ chức thành lập mới với 100% vốn nước ngoài
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn
  • Đầu tư theo hình thức mua cổ phần
  • Đầu tư dưới dạng hình thức hợp đồng PPP
  • Đầu tư dưới dạng hình thức hợp đồng BCC

Cá nhân, tổ chức nào ngoài có thể lựa chọn hình thức phù hợp. Đồng thời đảm bảo các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về điều kiện đầu tư

Việt Nam mở cửa hội nhập và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng quy định chặt chẽ các điều kiện cần đáp ứng của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Ở đây, bạn có thể tham khảo điều kiện lập công ty tại Việt Nam với chủ đầu tư quốc tế:

Điều kiện về thủ tục, tỷ lệ góp vốn và những tài liệu giấy tờ cần chuẩn bị

Chủ đầu tư nước ngoài khi lập công ty ở Việt Nam cần đáp ứng điều kiện theo quy định luật hiện hành. Cụ thể, cơ sở pháp lý được áp dụng ở đây chính là luật đầu tư năm 2014.

Tất nhiên mỗi ngành nghề, lĩnh vực đầu tư riêng sẽ cần phải đáp ứng điều kiện riêng. Vì thế để hiểu rõ nhà đầu tư nên xem chi tiết thông tin pháp luật từng ngàng nghề. Trong đó quan trọng nhà đầu tư cần nắm rõ điều kiện về thủ tục đầu tư. Đồng thời một số điều kiện liên quan đến tỷ lệ góp vốn, giấy tờ hồ sơ,…

2 anh 2 nha dau tu nuoc ngoai can dap ung cac dieu kien theo quy dinh phap luat nguon internet - Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và một số thông tin cần biết - tu-van-luat
Ảnh 2: Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật (Nguồn: Internet)

Điều kiện về năng lực tài chính

Nhà đầu tư cần chứng minh đủ năng lực tài chính tham gia thực hiện dự án tại Việt Nam. Theo đó, luật hiện hành quy định nhà đầu tư có thể chứng minh qua các cách sau:

  • Chứng minh số dư có trong ngân hàng
  • Chứng minh số dư sổ tiết kiệm
  • Chứng minh tài sản sở hữu hiện có

Chính xác, nhà đầu tư cần chứng minh nguồn vốn đủ phục vụ quá trình thực hiện dự án tại Việt Nam.

Điều kiện về địa điểm thực hiện dự án

Nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện về địa điểm triển khai dự án. Trong đó, hợp đồng thuê hoặc mua văn phòng tại Việt Nam là giấy tờ chứng minh đủ điều kiện.

3 anh 3 nha dau tu can chung minh nguon luc tai chinh nguon internet - Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và một số thông tin cần biết - tu-van-luat
Ảnh 3: Nhà đầu tư cần chứng minh nguồn lực tài chính (Nguồn: Internet)

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chuẩn bị hồ sơ chuẩn theo quy định luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó về cơ bản hồ sơ sẽ bao gồm những gì sẽ được luật đầu tư chỉ rõ cho từng trường hợp. Tuy nhiên tổng quát nhà đầu tư có thể tham khảo các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ sau đây:

  • Thứ nhất, nhà đầu tư chuẩn bị văn bản đề nghị tiến hành dự án đầu tư vào Việt Nam
  • Thứ 2, nhà đầu tư chuẩn bị bản sao chứng minh thư. Trong một số trường hợp nhà đầu tư có thể dùng thẻ căn cước, hộ chiếu còn hiệu lực. Riêng nhà đầu tư tổ chức cần có giấy chứng nhận thành lập.
  • Thứ 3, nhà đầu tư đưa ra đề xuất dự án với các nội dung sẽ triển khai. Ví dụ, nhà đầu tư đề xuất về quy mô dự án, hình thức huy động vốn,…
  • Thứ 4, nhà đầu tư chuẩn bị bản sao báo cáo tài chính trong khoảng 2 năm trở lại đây

Ngoài ra, các giấy tờ sẽ còn tùy vào trường hợp cụ thể mà thay đổi bổ sung. Vì thế nhà đầu tư nên tham khảo chi tiết thêm tại luật đầu tư 2014.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định về thời gian nhà đầu tư nước ngoài nhận được chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nắm bắt rõ thời gian nhận giấy đăng ký đầu tư rất quan trọng. Vậy pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này?

4 anh 4 nha dau tu nuoc ngoai nhan giay dang ky dau tu sau 15 ngay nguon internet - Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và một số thông tin cần biết - tu-van-luat
Ảnh 4: Nhà đầu tư nước ngoài nhận giấy đăng ký đầu tư sau 15 ngày (Nguồn: Internet)

Vâng, hiện tại thời gian đã được rút ngắn hơn so với trước đây theo quy định mới nhất được sửa đổi. Theo đó, nhà đầu tư cần chờ đợi 15 ngày để nhận giấy đăng ký. Tất nhiên thời gian được tính kể từ khi hồ sơ của nhà đầu tư nước ngoài được chấp nhận.

Có thể bạn quan tâm: Cách Xác Định Tỷ Lệ Sở Hữu Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Chi Tiết

Kết luận

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam luôn có những quy định rõ ràng, chi tiết. Vì thế nhà đầu tư nước ngoài cần phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định. Trong đó với tư cách nhà đầu tư bạn có thể tìm chuyên gia tư vấn luật chi tiết để tránh những sai phạm.