Làm thế nào khi có đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền?

Làm thế nào khi có đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền?

Giao tiếp, trò chuyện, tâm sự cùng đồng nghiệp là điều nên làm tại nơi công sở để mọi người có thể hiểu và gắn bó với nhau hơn. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thực sự phiền phức nếu như trong mọi cuộc nói chuyện, đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền, kêu ca. Trong trường hợp như vậy, bạn đừng quá lo lắng bởi mọi việc đều có cách giải quyết. Cách giải quyết rắc rối đó là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời.

Tìm hiểu kỹ nguyên nhân

Cảm xúc tiêu cực thường có tính “lây lan” mạnh mẽ nên khi đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền, đa phần chúng ta cũng sẽ trở nên khó chịu ngay. Một khi tâm trạng trở nên tồi tệ, rất ít người có thể bình tĩnh suy xét kỹ nguyên nhân ở đây gì và tại sao đồng nghiệp của mình lúc nào cũng than phiền không biết mệt mỏi. 

Làm thế nào khi có đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền?

Làm thế nào khi có đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền?

Nói như vậy bởi than phiền có nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen, tâm trạng chán nản mệt mỏi, bất bình vì công việc,… Hay nghiêm trọng hơn, tình trạng than phiền của họ có thể đến từ tình trạng bệnh lý đặc biệt nào đó. Do vậy, trước khi đưa ra bất cứ hành động nào, bạn cũng nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra cách ứng xử phù hợp nhất để tốt cho cả hai bên. Chưa kể việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân cũng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tìm được phương án giải quyết phù hợp nhất.

Phân tán sự chú ý

Theo nhiều nghiên cứu, những người có thói quen than phiền sẽ cảm thấy “hào hứng”, có năng lượng nhiều hơn khi có người nghe hay tán đồng với họ. Chính vì vậy, khi thấy một đồng nghiệp than phiền mà bạn vẫn ngồi nghe thì vô tình đã tiếp thêm sự cho họ “cảm hứng” bày tỏ nỗi lòng. Theo đó, một trong những cách hay bạn có thể làm khi đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền là phân tán sự chú ý của họ. 

Ví dụ, khi đồng nghiệp bắt đầu than phiền về công việc, bạn có thể nghe họ trình bày một chút. Sau một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể chuyển chủ đề khác như đi ăn, đi xem phim, mua sắm để giải tỏa tâm trạng. Khi sự tập trung bị phân tán, học sẽ rất khó để trở lại với câu chuyện bạn đầu. Và đương nhiên, bạn cũng có thể thoải mái thoát khỏi tình huống “dở khóc dở cười” mà không làm mất lòng đồng nghiệp.

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

👉 Xem thêm: [Mẹo công sở] Phải làm gì khi đồng nghiệp hỏi quá nhiều?

Để họ hiểu cảm xúc của những người xung quanh

Để họ hiểu cảm xúc của những người xung quanh

Để họ hiểu cảm xúc của những người xung quanh

Đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền khiến nhiều người khó chịu nhưng không phải ai cũng dám lên tiếng hay góp ý vì sợ mất lòng. Nếu bạn cũng đang ở trong tình huống tương tự thì có thể thử đưa họ vào tình huống của chính mình để họ hiểu cảm xúc của những người xung quanh. Với cách làm này, khi đồng nghiệp than phiền, bạn hãy tán đồng và kêu ca y như họ thay vì chỉ ngồi nghe. Lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc, họ sẽ thấy khó chịu và cảm giác của những người xung quanh khi phải nghe bản thân càu nhàu. 

👉 Xem thêm: Bật mí mẹo đối phó với đồng nghiệp có tính tự ái trong công việc

Góp ý thẳng thắn nhưng tế nhị

Nếu bạn đã thử hết mọi cách nhưng đồng nghiệp vẫn không hiểu và luôn tìm bạn mỗi khi cảm thấy bức bối, khó chịu thì hãy góp ý thẳng thắn. Tuy nhiên, dù thẳng thắn nhưng hãy lựa chọn cách tế nhị nhất để không làm phật lòng hay mất tình cảm đồng nghiệp. Nói như vậy bởi dù sao họ cũng tin tưởng bạn nên mới muốn than phiền, kể lể một chút nhưng lại không ý thức được việc làm đó có thể khiến bạn khó chịu. 

Do vậy, dù thẳng thắn đến đâu cũng nên chú ý tế nhị. Ví dụ như cùng thể hiện việc không muốn nghe than phiền, bạn có thể góp ý nhẹ nhàng:

  • “Này, hôm trước nghe chuyện bà kể xong mà tôi buồn không làm được việc gì luôn. Thôi bây giờ làm việc đã, lát hết giờ chị em mình đi ăn xong tâm sự nhé”.
  • “Hôm nay tôi cũng buồn lắm đó, đừng làm tôi buồn thêm nhé”.

Cùng với đó, bạn cũng nên tránh tuyệt đối những câu nói thể hiện rõ ràng thái độ khó chịu như: “Tớ không thích nghe than thở đâu”, “Đừng làm phiền mình” hay “Cậu than phiền nhiều thế có bớt mệt không?”,…

Cân nhắc khi đưa sếp vào cuộc

Khi rơi vào tình huống có đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền, nhiều người lựa chọn cách đưa sếp, quản lý vào cuộc. Việc làm này luôn có hai mặt lợi, hại tương đương nên bạn có thể được hoặc mất tất cả ngay sau khi hành động.

Cân nhắc khi đưa sếp vào cuộc

Cân nhắc khi đưa sếp vào cuộc

Cụ thể, nếu sếp hiểu và đưa ra phương án giải quyết phù hợp, bạn có thể thoát khỏi “mớ cảm xúc” tiêu cực mà đồng nghiệp đem đến nhưng lại không làm mất lòng họ. Ngược lại, nếu sếp của bạn đưa ra cách giải quyết không tinh tế sẽ khiến đồng nghiệp hiểu lầm và đề phòng bạn. Do vậy, hãy thật cẩn thận với cách giải quyết này nhé.

👉 Xem thêm: Đồng nghiệp kiêu ngạo nơi công sở, làm sao để đối phó?

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể phần nào hữu ích và giúp bạn có được cách giải quyết khi đồng nghiệp lúc nào cũng than phiền. Đừng quên chia sẻ bài viết để bạn bè cùng nắm được những tips hữu ích ở công sở nhé.