Làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30 và đâu là cái cớ cho vấn đề này?

Làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30 và đâu là cái cớ cho vấn đề này?

Ai đó trong chúng ta đều suy nghĩ: 30 tuổi là mốc thời gian ổn định với nhà cửa, sự nghiệp, gia đình hoàn hảo trong tay. Nhưng khi cái tuổi “băm” bắt đầu ngấp nghé, ta mới chợt nhận ra những mơ ước và dự định đều không đi đúng hướng ban đầu.

Vô vàn những thất vọng, dằn dặt bản thân giam cầm chúng ta trong chiếc lồng chứa đầy sự hối tiếc. Đặc biệt, ở độ tuổi này phải sa chân vào thất nghiệp sẽ gây nên tâm lý bất an, sa sút tinh thần. Vậy làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc nhé.

Nổi sợ không tên “ Thất nghiệp tuổi 30”

Với độ tuổi 30, nhiều bạn bè xung quanh đã ổn định cả sự nghiệp, lẫn gia đình. Khi vô tình nhìn lại, bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng, nhất là khi bị sa thải đúng thời điểm nhạy cảm này. Việc này khiến bạn mông lung và mất phương hướng. 

Vậy Mông lung là gì? Hay chính xác hơn mông lung nghĩa là gì?

Mông lung nghĩa là bạn không có hướng đi, không biết làm gì. Khi con người rơi vào trạng thái này thường tuyệt vọng và mất phương hướng.

Từ này được dùng để miêu tả chính xác tâm trạng của những người thất nghiệp tuổi 30. Khi công ty đa phần thích những người trẻ vì độ tuổi này ít vướng bận vì thế sẽ hết mình lăng xả vì công việc. Nhất là đối với phụ nữ có gia đình, vừa chăm con – vừa làm việc nên nhiều doanh nghiệp ngại tuyển về. Vậy “phu nu tuoi 30 nên lam gi“ là mối trăn trở của hầu hết phụ nữ. Bạn sẽ làm gì khi lớn tuổi nhưng không phù hợp tiêu chí doanh nghiệp yêu cầu? Thất nghiệp hoặc vô số lần nộp hồ sơ nhưng bị từ chối. Từ đó hình thành nên tâm lý tiêu cực không biết nên bước tiếp hay dừng lại. Con đường có nhiều lối nhưng dường như không có hướng đi nào là dành cho mình. 

Nhưng đó chỉ là cái nhìn phiến diện, thực tế, không phải ai cũng thành công sớm. Vì thế, tuổi 30 chỉ là đánh dấu cho bước chuyển mình trong sự nghiệp. Ở độ tuổi này, con người ta thường có cái nhìn và hành động chững chạc hơn. Vì thế, có thất nghiệp cũng chẳng sao cả. Khi cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Bạn hãy xem đây là cơ hội để xem xét và hoàn thiện bản thân mình. Hãy tìm hiểu những yếu tố sau đẩy bạn vào con đường thất nghiệp nhé!

Những tác nhân khiến bạn thất nghiệp

Hiệu quả công việc không như yêu cầu

Thông thường, tiêu chí đánh giá công việc được đo lường dựa vào mức độ hoàn thành công việc do sếp giao. Nếu bạn thường xuyên trễ deadline, không hoàn thành nhiệm vụ thì sa thải là yếu tố tất yếu xảy ra. Ở tình huống này có 2 trường hợp xảy ra:

    • Bạn chưa thực sự tâm huyết với công việc. Chính vì thế, bạn luôn chểnh mảng và không nghiêm túc với nhiệm vụ của mình. Nếu vậy bạn cần xem xét lại thái độ làm việc và nên có hướng điều chỉnh hợp lý. 
    • Bạn đã thực sự cố gắng nhưng kết quả không như mong muốn. Khi mọi nổ lực của bạn không đem lại kết quả như ý. Đừng buồn. Hãy xem xét lại nguyên nhân gây ra thất bại trên: công việc không phù hợp, sai sót ở chỗ nào,…

Kiến thức chưa đáp ứng yêu cầu

Đã bao giờ bạn tự xem xét lại lý do mình mất việc ở tuổi 30 chưa? Nếu chưa thì hãy dành một khoảng thời gian để đánh giá bản thân xem còn thiếu sót ở điểm nào, kỹ năng nào cần cải thiện, cụ thể như:

    • Bạn chưa chuyên tâm vào bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: không biết cách gửi mail hàng loạt trong gmail, gửi phiếu lương qua email, kỹ năng excell chưa thành thạo,…
    • Chưa biết cách sắp xếp công việc hợp lý
    • Đứng núi này trông núi nọ nên thay đổi công việc thường xuyên
    • Chống đối sếp công khai thay vì khéo léo phản biện

Làm gì khi thất nghiệp tuổi 30?

Đừng ngụy biện, hãy đặt ra kế hoạch cho mình

Thực tế khi mất việc, nhiều người vẫn luôn cố tìm lý do nhằm bao biện cho thiếu sót của cá nhân mình. Điều đó hoàn toàn tai hại !

Vì những hành động che đậy như vỏ bọc hoàn hảo giúp bạn cảm thấy ở mình không có gì cần phải thay đổi. Thực tế cho thấy, nhiều người mất việc ở độ tuổi này thường khó khăn khi xin việc. Đặc biệt, nếu bạn không vững nghiệp vụ và kinh nghiệm chuyên môn rất khó tìm chỗ dừng chân mới. Khi rơi vào hoàn cảnh này, hãy tạm ngừng lại kiểm tra xem bản thân còn thiếu sót những gì để bổ sung nhé. Độ tuổi này không quá trẻ, nhưng cũng không hẳn đã già. Vì thế, bạn nên kiểm tra xem mình thực sự yêu thích ngành nghề nào và tìm cách bổ sung kiến thức liên quan đến lĩnh vực đó nhé.

Ngoài ra, bạn cần thể hiện rõ sự nhiệt huyết và thường xuyên trau dồi trong công việc. Vì một số nhà tuyển dụng thường dùng phương pháp 3E-Ip test để kiểm tra độ nhanh nhạy của ứng viên. Hơn thế nữa, nếu bạn muốn tìm công việc cấp quản lý thì bạn nên tìm hiểu xem người lãnh đạo quản lý cần có những phẩm chất gì để làm việc hiệu quả để bổ sung thêm cho bản thân mình nhé.

Giai đoạn này không khiến bạn bị tụt hậu so với người khác. Chỉ là bạn tạm dừng lại để nâng cấp bạn thành phiên bản mới hoàn hảo hơn thôi. 

Làm công việc tạm thời để có tiền trang trải

Khi con người ta rơi vào túng thiếu rất khó để có thời gian tự suy xét bản thân. Nhiều trường hợp rải đơn xin việc khắp mọi nơi, mà chưa chắc đó đã là công việc mình yêu thích. Nếu trúng tuyển nhưng lại với phải công việc không yêu thích, liệu bạn sẽ cố gắng cống hiến được lâu dài? 

Bi đát hơn, nhiều trường hợp mất việc nên rơi vào khốn đốn, thậm chí nhiều chị em bị chính gia đình chồng xem thường, “chu trinh la ao tuong” nhưng lại luôn là lý do bới móc khi cơm không lành – canh không ngọt trong gia đình. Áp lực từ tài chính lẫn tinh thần đè trĩu lên đôi vai bé nhỏ. Thay vì phải đợi một phép màu thay đổi, mỗi chúng ta cần phải tự đứng lên, len lỏi khỏi đống bùn khốn khó đó. 

Hiện nay, các bạn nữ có thể bán hàng online, tư vấn bảo hiểm partime, viết lách…; nam có thể chạy grap, giao hàng, bốc xếp… Những công việc mang tính chất tạm thời này phần nào sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu trong cuộc sống để an tâm trong khoảng thời gian tìm việc.

Tìm việc ở tuổi 30

Mỗi người luôn tồn tại giá trị nhất định, không ai là vô dụng cả. Có thể công việc trước đây bạn chưa thực sự yêu thích. Vì thế, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân xem mình thích làm gì, tài năng của mình nằm ở lĩnh vực nào và lên kế hoạch chi tiết cho công việc mình muốn làm. Đừng làm vì tiền, hãy biến đam mê của bạn có thể gặt hái ra tiền.

Thực tế, bạn là nhân vất chính cầm cương cho chính cuộc đời của mình. Vì thế đừng ngại theo đuổi đam mê khi quá muộn. Nếu thất bại, hãy làm lại. Khi 30 tuổi thất nghiệp không phải là kết thúc cuộc đời, nó chỉ là bước trở mình cho những định hướng chính chắn hơn trong cuộc đời bạn. Hãy cố gắng cho mục tiêu và lý tưởng sống của cuộc đời bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích và giúp bạn đẩy lùi được nổi sợ hãi thất nghiệp ở tuổi 30. 

>> Xem thêm: Chuyện công sở: “Tôi đi tìm việc, chứ không xin việc”

— HR Insider/Biên soạn theo nhiều nguồn—
RaoXYZ 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam