Làm gì khi bị sếp đánh giá kết quả công việc kém?

Làm gì khi bị sếp đánh giá kết quả công việc kém?


Bị nhận những lời chỉ trích, phê bình từ sếp hay quản lý của mình sẽ khiến bạn cảm thấy sốc, thất vọng và sinh ra tâm lý phòng vệ. Nhưng phản ứng cảm tính đó sẽ không đưa bạn đi đến đâu và trong lúc khó mà kiềm chế bản thân. Điều quan trọng bạn cần biết là những phản hồi tiêu cực (thường) không phải do, giám đốc hay quản lý ghét hay bắt nạt đâu. Đó chỉ là những phê bình mang tính xây dựng để bạn cải thiện kỹ năng công việc và đạo đức nghề nghiệp mà thôi. Vì vậy, làm sai, sếp mắng vài câu đừng có tự ái mà nghỉ việc, chớ nóng vội mà đưa ra quyết định sai lầm.

lam gi khi bi sep danh gia ket qua cong viec kem
Những cách giúp bạn khẳng định được năng lực trước mắt sếp và đồng nghiệp

Cách xử lý khi bị sếp đánh giá kết quả công việc kém

Để tránh phải khó xử và lúng túng sau kết quả đánh giá công việc, hãy tham khảo các cách xử lý dưới đây để có lựa chọn thích hợp cho trường hợp của bạn.

1. Hít thở sâu

Khi nhận được những nhận xét tiêu cực, theo bản năng bạn sẽ muốn phản bác ngay lập tức, tức giận hoặc xấu hổ. Tuy nhiên, trong môi trường công việc, tốt nhất bạn nên ngồi xuống, hít thở sâu vài lần và đừng hành động gì vội. Lời nói lúc tức giận hoặc bị cảm xúc chi phối sẽ khiến bạn phải hối hận sau khi bình tĩnh lại.

2. Giữ bình tĩnh

Nếu sau khi nhận được đánh giá và bạn được yêu cầu làm gì đó, không nhất thiết phải đồng ý ngay, hãy ghi chú lại và để quản lý giải thích lý do đưa ra nhận xét đó. Bất kể nhận xét đó là hợp lý hay không, điều quan trọng trước mắt là kiểm soát cảm xúc của bản thân, giữ được một cái đầu "lạnh" để giải quyết tình huống. Hành động trong lúc nóng giận sẽ khiến bạn phải trả giá đắt về sau.

3. Nếu không đồng ý, hãy nói với sếp

Bạn chỉ có một quản lý nhưng sếp thì có hàng chục nhân viên phải quản lý, do vậy không thể tránh khỏi một số đánh giá không quá chính xác hoặc bất hợp lý. Khi bạn phản đối với vài điểm nào đó trong đánh giá hiệu quả làm việc, bạn có quyền tranh luận với sếp một cách lịch sự và tôn trọng. Nếu có bất đồng ý kiến, hãy đưa ra quan điểm của bạn và nói với sếp thực tế những gì đã xảy ra.

lam gi khi bi sep danh gia ket qua cong viec kem
Những lời khuyên hay giúp sếp trở nên yêu quý bạn

4. Rút ra bài học từ sai lầm

"Tiên trách kỹ hậu trách nhân", đừng biện hộ hay đổ lỗi cho người khác nếu bạn làm sai. Bạn thường xuyên chậm deadline, đi làm trễ giờ? Bạn chat hoặc gọi điện lâu trong giờ làm việc? Có lẽ đã đến lúc bạn rút ra bài học, sửa chữa sai lầm, bỏ thói quen xấu, lắng nghe các ý kiến đóng góp của quản lý và đồng nghiệp để thay đổi và làm việc hiệu quả hơn.

5. Lên kế hoạch hoàn thiện bản thân

Ai cũng có lúc mắc sai lầm và bị sếp phê bình chưa chắc đã là xấu, chứng tỏ bạn vẫn còn giá trị với tổ chức và mục đích của quản lý là muốn bạn sửa các tật xấu và tập trung vào công việc. Nếu những đánh giá của sếp là đúng, việc bạn cần làm là nhận ra điểm sai ở bản thân, sau đó lên kế hoạch hoàn thiện bản thân. Đây là con đường đúng đắn để trở thành một nhân viên ưu tú trong công ty. Tốt nhất là bạn nên đưa ra ý tưởng và xin góp ý của sếp, điều đó cho thấy bạn chủ động phân tích điểm yếu của bản thân và muốn tiến bộ trong tương lai, đồng thời giúp bạn gây ấn tượng đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp

>> Bạn đang có ý định chuyển việc làm, để nhanh chóng cập nhật thông tin việc làm mới, truy cập ngay Joboko.com nhé.
>> Nếu bạn tâm tới nội dung này đừng quên like, share, để lại ý kiến bình luận bên dưới bài viết nhé.