Kỹ sư xây dựng: Cần trang bị gì để đứng vững và tiến thân?

Kỹ sư xây dựng: Cần trang bị gì để đứng vững và tiến thân?

Kỹ sư xây dựng là một trong những nghề quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Tuy nghề này có mức thu nhập hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức.

Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu an cư, nâng cao chất lượng sống của con người càng tăng lên. Vai trò của những người kỹ sư sẽ thể hiện rõ nét nhất trên những công trình.

Hiểu được vị trí quan trọng của những người kỹ sư xây dựng trong thời đại mới, nhiều bạn trẻ mong muốn tìm hiểu thêm về công việc kỹ sư xây dựng. Theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây của RaoXYZ để tìm hiểu rõ hơn về nghề này nhé!

Khái niệm: Kỹ sư xây dựng là gì?

Hiểu đơn giản, kỹ sư xây dựng là người phụ trách tư vấn, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng. Nói nôm na là người biến các ý tưởng trên bản vẽ thành hiện thực. Các kỹ sư xây dựng có trách nhiệm đảm bảo các công trình phải hoàn thành theo đúng tiến độ, theo đúng bản vẽ thiết kế.

Ở Việt Nam, để được công nhận là một kỹ sư xây dựng, bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại các trường đại học có chuyên ngành này. Bạn mất ít nhất 4.5 – 5 năm mới có thể hoàn thành chương trình học.

Kỹ sư xây dựng 002

Để có được chứng nhận bằng kỹ sư xây dựng, bạn phải học từ 4-5 năm

Công việc của một kỹ sư xây dựng

Công việc của kỹ sư xây dựng chia thành ba nhóm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể:

Công việc ngoài công trường

Công việc của những kỹ sư phụ trách hiện trường tương tự như kỹ sư thi công. Đó là hướng dẫn thực hiện các khâu đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phải làm. Hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong, công tác trắc đạc.

Công việc trong công xưởng

Đây là việc trong công xưởng chủ yếu giống như một người giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm. Không chỉ theo dõi tiến độ công việc, hoạt động của các công nhân. Ngoài ra, người kỹ sư còn kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm nữa…

Công việc trong văn phòng

Ở vị trí này, người kỹ sư xây dựng đóng vai trò:

  • Thiết kế và quản lý kế hoạch, dự án, chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng.
  • Tư vấn xây dựng.
  • Chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất, thẩm định chất lượng công trình.
  • Chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu.
  • Chuyên viên kiểm toán xây dựng…
Kỹ sư xây dựng 003

Công việc của kỹ sư xây dựng đa dạng, từ ngoài hiện trường vào đến văn phòng

Mức lương trung bình của kỹ sư xây dựng hiện nay

Dù là nghề có mức thu nhập hấp dẫn nhưng mức lương của mỗi kỹ sư xây dựng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Kỹ sư xây dựng mới ra trường

Đối với các bạn mới ra trường, mức lương mà bạn có thể nhận dao động từ 7-9 triệu/ tháng. Thường thì các bạn sẽ làm công việc bóc khối lượng, đo đạc, nghiệm thu…Với lượng công việc này chưa phải quá áp lực. Cho nên, đây được xem là mức lương phù hợp.

Qua thời gian, khối lượng công việc nhiều hơn, bạn sẽ phải làm thiết kế, giám sát công trình, chạy vật tư, chấm công công nhân… Áp lực gia tăng, mức lương của bạn sẽ cải thiện từ 8-10 triệu/ tháng.

Khi bạn được nhận vào các công ty lớn với công việc thiết kế kết cấu thì mức lương cao hơn tùy theo trình độ. Nếu bạn có ngoại ngữ tốt có thể nhận được mức lương 800 – 1000 USD/ tháng.

Kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm 3-5 năm

Đối với những kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, ngoài việc thay đổi mức lương thì vị trí công việc của họ cũng có thay đổi nhất định.

  • Giám sát công trình: Mức lương sẽ dao động từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng.
  • Quản lý ở những công trình lớn sẽ ít phải đi hiện trường thi công. Công việc này sẽ phải chịu áp lực khá cao, làm không kể thời gian. Từ họp bàn về thiết kế, lên kế hoạch thi công cho đến quản lý nhà thầu phụ…Mức lương trên 17 triệu/ tháng
  • Quản lý công trình cho một công ty nhỏ, ít công nhân thì công việc sẽ nhàn hạ hơn một chút: Mức lương tháng từ 9 – 12 triệu /tháng.

Kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm trên 5 năm, quản lý, chỉ huy trưởng

Chỉ huy trưởng công trình công ty lớn, áp lực cực cao nhưng mức thu nhập cũng vô cùng hấp dẫn. Ngoài mức lương hàng chục triệu, chỉ huy trưởng còn nhận được khoản hoa hồng từ các nhà thầu phụ, nhà cung ứng vật tư…

Chủ trì thiết kế thì công việc khá ổn định, lương cao. Mức lương sẽ tăng theo khả năng và được chia lợi nhuận theo dự án.

Nếu bạn mở công ty “một thành viên” về xây dựng và thiết kế thì mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào những dự án nhận được. Chủ yếu là các công trình biệt thự, nhà phố, quán xá… Để làm được điều này thì bạn cần có vốn và có nhiều mối quan hệ xã hội…

Kỹ sư xây dựng 004

Mức thu nhập của người làm kỹ sư xây dựng khá là cao

Kỹ sư xây dựng mới ra trường cần trang bị gì để có thể đứng vững trong nghề và tiến thân?

Phải có khả năng “ăn nhậu”

Đây là điều đầu tiên mà một người làm nghề kỹ sư xây dựng phải biết. Khả năng “ăn nhậu” ở đây nghĩa là phải uống được, phải biết được điểm dừng, phải kiểm soát được bản thân. Hầu hết các chữ ký được thực hiện trên bàn nhậu. Cho nên chỉ cần bạn thể hiện sai phong độ sẽ kéo theo những sai lầm đáng tiếc rồi. Và ngược lại, nếu bạn không biết nhậu, chẳng ai phạt được bạn. Thế nhưng, công việc của bạn sẽ khó khăn hơn những người biết cầm ly uống một cách vui vẻ!

Kỹ sư xây dựng 005

Phải có khả năng “ăn nhậu” là điều mà mỗi kỹ sư xây dựng cần có

Phải có khả năng “chửi”

Thực tế, các bạn đã và đang làm ở vị trí kỹ sư xây dựng hẳn phải quá hiểu chuyện này. “Chửi” làm sao cho người ta sợ và phục mình mà không ấm ức. “Chửi” sao cho sau khi chửi xong vẫn kéo nhau đi nhậu được. “Chửi” sao cho nó chửi lại mình mà 2 bên không ghét nhau. Đó là cả một nghệ thuật đấy bạn ạ.

Phải có khả năng tạo quan hệ

Ngành nào cũng cần, nhưng xây dựng thì đặc biệt cần. Bạn sẽ không bao giờ tồn tại nếu bạn không có bạn bè, không có đồng nghiệp. Kỹ sư xây dựng phải biết làm việc nhóm. Bạn phải biết ngẩng đầu lên để học hỏi các bậc tiền bối. Bạn phải cúi xuống để giúp đỡ đàn em. Bạn phải biết bắt tay với các đồng nghiệp, đối tác để mở mang tầm hiểu biết.

Cái nghề này, suy cho cùng, khó nhận định ai giỏi hơn ai. Bạn biết càng nhiều thì công việc của bạn càng được hỗ trợ nhiều. Nếu bạn có cơ hội được tham gia một dự án từ lúc mới bắt đầu nhen nhóm đến khi kết thúc, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của các “cánh tay phụ” của mình.

Kỹ sư xây dựng 006

Phải có khả năng tạo quan hệ để giúp bạn xử lý công việc thuận lợi

Phải có khả năng chém gió

Có những điều bạn biết, nhưng bạn không biết cách nói, không biết cách diễn đạt thì cũng hỏng. Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi chủ đầu tư lại gật gù tán thưởng với người này mà bỏ qua người kia. Ấy là vì “cái miệng có gió” của người này tốt hơn người kia. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, phản biện nhiều…

Phải có khả năng hưởng thụ

Làm việc trong môi trường áp lực như vậy, nếu bạn không biết hưởng thụ cuộc sống, bạn sẽ khó có được trạng thái cân bằng. Đây cũng là vấn đề thường gặp của dân trong nghề: “Không cân bằng được công việc và cuộc sống”. Lâu lâu tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ đúng nghĩa với gia đình, học một môn nghệ thuật nào đó chẳng hạn. Cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn nhiều khi mình biết “quẳng gánh lo đi và vui sống”.

Kỹ sư xây dựng 007

Phải có khả năng hưởng thụ và cân bằng công việc, cuộc sống

Phải có khả năng từ chối

Cái này hẳn là một vấn đề nhạy cảm của nghề: rút ruột công trình, nhận bao thư lì xì… Nếu bạn không biết nói lời từ chối, thì sẽ có những thứ khác chào đón bạn. Là phê bình, là trách nhiệm, là danh dự, thậm chí là nhà đá. Bản lĩnh của bạn đến đâu, trong những tình huống cụ thể như vậy sẽ là một phép thử rõ ràng nhất, dễ thấy nhất. Tuy nhiên, nói vậy thôi chứ cứ đúng luật, đúng lệ, đảm bảo an toàn thì sẽ ổn.

Phải có khả năng nịnh bợ

Cái này thì dùng thường xuyên nhé. Nịnh sếp, việc gấp sếp giãn tiến độ ra một chút, bạn sẽ dễ thở hơn. Nịnh nhân viên với thợ chịu khó tăng ca một chút, thì tiến độ công trình sẽ đảm bảo…Nói chung, biết nói một vài lời êm tai đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì mọi thứ sẽ êm đẹp.

Phải có khả năng than vãn, kể khổ

Kỹ sư xây dựng dùng nó với nhiều đối tượng khác nhau. Thời điểm áp dụng: lúc bị trễ tiến độ, trễ thanh toán, trễ giờ về nhà. Còn than thế nào, cái này phải phụ thuộc vào các bạn.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ sư xây dựng. Với những ai đã và đang làm, hẳn sẽ quá hiểu. Với những ai có mong muốn lựa chọn dấn thân vào, phải chuẩn bị thật kỹ. Chúc bạn sẽ trở thành một kỹ sư xây dựng tài năng.

Đừng quên truy cập RaoXYZ để cập nhật nhanh các vị trí việc làm kỹ sư xây dựng ngay hôm nay nhé!

Phương Dung – Content Writer

Xem thêm

  • Lập trình viên và những điều có thể bạn chưa biết!
  • Bartender – Bạn đã thật sự hiểu rõ về ngành nghề này?