Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng và cách đánh giá ứng viên

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng và cách đánh giá ứng viên

Để lựa chọn được ứng viên phù hợp đòi hỏi nhà tuyển dụng cần phải có kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng, đánh giá và đưa quyết định đúng đắn. Phỏng vấn và đánh giá ứng viên là một nghệ thuật mà nhà tuyển dụng cần phải học hỏi, làm sao để cuộc phỏng vấn đạt được hiệu quả tốt nhất, chọn được người thích hợp nhất cho công ty. 

kỹ năng phỏng vấn
Làm thế nào để đánh giá ứng viên chính xác nhất qua phỏng vấn?

Sau đây, Việc Làm Tốt chia sẻ kỹ năng phỏng vấn cho nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và những lời khuyên bổ ích các bạn tham khảo. Từ đó việc phỏng vấn và nhận biết ứng viên phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hiểu rõ vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng

Trước khi đăng tin tuyển dụng cho công ty, nhà tuyển dụng phải nghiên cứu kỹ, hiểu rõ vị trí cần tuyển từ mô tả công việc, yêu cầu công việc, yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng… Đây là cơ sở tiên quyết để có thể đánh giá và xem xét ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không. 

Ngoài ra, nhà tuyển dụng cần phải có sự thống nhất về hình mẫu lý tưởng muốn tìm cho vị trí đó bằng cách liệt kê danh sách các yếu tố, phẩm chất, yêu cầu bắt buộc phải có để đáp ứng công việc.

kỹ năng phỏng vấn cho nhà tuyển dụng
Đầu tiên nhà tuyển dụng cần phải nắm được vị trí đang tuyển dụng yêu cầu những gì

Kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng: Nên hỏi gì trong cuộc phỏng vấn? 

Từ mô tả công việc, yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng hãy xây dựng bộ câu hỏi để giúp bạn có thể xác định được ứng viên tiềm năng. Câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng được chia thành các nhóm như sau:

Các câu hỏi chung

Mục đích của các câu hỏi chung là để làm rõ các thông tin được ứng viên ghi trong CV ứng tuyển. Ngoài ra, bạn nên đặt thêm các câu hỏi để tìm hiểu thông tin vì sao ứng viên lại muốn ứng tuyển vào vị trí này ở công ty bạn? Hay ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng gì để tự tin ứng tuyển tuyển vào vị trí công ty đang tuyển dụng?

Ví dụ: 

  • Bạn đã làm việc ở vị trí này tại công ty … trong bao lâu?
  • Vì sao bạn chọn ứng tuyển vị trí này ở công ty chúng tôi?
  • Vì sao bạn muốn trở thành…?
  • Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
  • Hãy kể cho chúng tôi về một số sở trường, ưu điểm của bạn.

Nhà tuyển dụng có kỹ năng phỏng vấn sẽ không bao giờ hỏi các câu hỏi về chiều cao, cân nặng, giới tính, tôn giáo, vùng miền, khuyết tật… Các bạn cần lưu ý khi đặt câu hỏi phỏng vấn tránh xâm phạm vào đời tư cá nhân của ứng viên và có thể khiến cuộc đối thoại trở nên gượng gạo. 

kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng
Hầu hết các vị trí tuyển dụng đều có những câu hỏi chung để đánh giá ứng viên

Câu hỏi đánh giá hành vi

Các câu hỏi hành vi là phần các nhà tuyển dụng ưa thích, bởi họ tin rằng qua các câu hỏi này có thể đánh giá được ứng viên cũng như những gì họ sẽ làm trong tương lai. 

Ví dụ:

  • Bạn có phải là người sáng tạo trong công việc? Hãy kể về một tình huống bạn sử dụng sự sáng tạo để giải quyết công việc hiệu quả hơn?
  • Hãy kể lại một sự khủng hoảng từng xảy ra trong công việc của bạn và cách bạn dùng để xử lý.
  • Hãy kể một chiến tích mà bạn xem là thành công nhất trong công việc của mình.

Nhà tuyển dụng có kinh nghiệm, có kỹ năng phỏng vấn thường sẽ không đặt câu hỏi một cách trực tiếp mà thể hiện qua các tình huống để đánh giá và nhận định. Các câu hỏi về hành vi sẽ giúp nhà tuyển dụng khai thác được vì sao ứng viên làm như vậy và cách họ xử lý các tình huống cụ thể. Từ đó, có thể nhận định tính đáng tin và trung thực của họ.

Đối với ứng viên đi phỏng vấn thì đây sẽ là dạng câu hỏi khó, nhất là những người không hiểu rõ về bản thân mình cho dù thực tế họ có đầy đủ các kỹ năng, phẩm chất đáp ứng yêu cầu vị trí ứng tuyển.

Nhiều nhà tuyển dụng còn yêu thích đặt các câu hỏi kiểu giả định để đánh giá ứng viên như:

  • Bạn sẽ làm gì khi thấy đồng nghiệp của mình nói xấu sếp?
  • Bạn sẽ giải quyết sao nếu bạn và đồng nghiệp có mâu thuẫn nhưng phải làm chung một dự án?

Câu hỏi đánh giá khả năng chịu áp lực của ứng viên

Kỹ năng phỏng vấn của các nhà tuyển dụng thường khác nhau về cách đặt câu hỏi nhưng mục đích chung là dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng để đánh giá phản ứng của họ trong các tình huống giả định được đặt ra. Ví dụ “Vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ? Có phải bạn làm việc không hiệu quả bị đuổi không?…”.

kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên
Khả năng chịu áp lực của ứng viên rất quan trọng trong các cuộc phỏng vấn

Cấu trúc một buổi phỏng vấn

Các chuyên gia nhân sự nhận định, một buổi phỏng vấn có nhiều hơn một người phỏng vấn sẽ giúp đánh giá trở nên khách quan hơn. Điều này sẽ giúp cho việc đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên chính xác hơn, tránh lựa chọn dựa trên cảm tính cá nhân của một người.

Tiến trình phỏng vấn cụ thể được tiến hành như sau:

Phần 1: Giới thiệu bản thân

Nhà tuyển dụng dành một vài phút trò chuyện để ứng viên cảm thấy thoải mái hơn trước khi bắt đầu phỏng vấn. Ví dụ có thể giới thiệu một chút về bản thân, hỏi ứng viên về thời tiết, giao thông trong ngày….

Phần 2: Đặt câu hỏi phỏng vấn

Đầu tiên nên đặt các câu hỏi chung để lấy thông tin ứng viên, tiếp đó mới đến các câu hỏi hành vi, câu hỏi giả định các tình huống để đánh giá ứng viên. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuân theo tự nhất định.

Phần 3: Tổng kết

Tạo không khí thoải mái để ứng viên đặt các câu hỏi, sau đó, mô tả bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng của công ty và thông báo mốc thời gian có kết quả phỏng vấn. Cảm ơn ứng viên vì đã tới tham dự phỏng vấn và thể hiện sự lịch sự chuyên nghiệp như dẫn họ ra khỏi văn phòng, hướng dẫn lối đi.

Đối với một số vị trí phỏng vấn sẽ cần làm bài test nhỏ, nếu cần thiết sau khi đã phỏng vấn xong có thể thực hiện luôn để kiểm tra xem có quyết định nhận ứng viên hay không.

Sắp xếp buổi phỏng vấn theo trình tự để không bỏ sót bất kỳ câu hỏi nào

Cần làm gì sau buổi phỏng vấn?

Trên thực tế, khâu phỏng vấn trực tiếp có nhiều tình huống có thể khiến kết quả không chính xác, cho nên thay vì quyết định lập tức khi cuộc phỏng vấn kết thúc, nhà tuyển dụng cần thời gian để hệ thống, đánh giá, nhận định sau đó mới thông báo kết quả cuối cùng đến ứng viên. 

Việc hệ thống đánh giá sau buổi phỏng vấn không chỉ giúp kết quả trở nên khách quan hơn mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng, chọn được đúng người đúng vị trí đáp ứng nhu cầu công việc tốt nhất.

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng – Bí kíp phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng

Chuẩn bị kỹ trước buổi phỏng vấn: Nghiên cứu CV của ứng viên, đây là việc bắt buộc phải làm mà nhiều nhà tuyển dụng lại xem là không cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc nghiên cứu các profile của ứng viên trên mạng xã hội Facebook, LinkedIn để đánh giá về tính chân thực các thông tin ứng viên cung cấp. 

Thân thiện với ứng viên: Tạo không khí thoải mái và nhẹ nhàng sẽ giúp buổi phỏng vấn thành công hơn, thái độ của nhà tuyển dụng quyết định đến điều đó nên hãy mỉm cười, hướng người ra hay gật đầu khi ứng viên trả lời các câu hỏi… Nghĩa là khi bạn càng thân thiện thì bạn sẽ càng dễ dàng khai thác thêm được nhiều thông tin từ ứng viên, từ đó sẽ có lợi hơn cho việc đánh giá và đưa ra quyết định. 

Ghi chú trong phỏng vấn: Không ai có trí nhớ siêu phàm để có thể ghi nhớ tất cả các thông tin, các câu trả lời mà ứng viên cung cấp. Vì thế trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng cần ghi chú cẩn thận để sử dụng so sánh đánh giá giữa các ứng viên.

Dành thời gian để lắng nghe: Bạn đang đi phỏng vấn và nhiệm vụ là khai thác các thông tin của ứng viên, cho nên thay vì dành nói nhiều thì hãy dành thời gian để lắng nghe vì ứng viên là nhân vật chính trong cuộc phỏng vấn.

Hãy ghi chú lại các điểm đáng chú ý trong cuộc phỏng vấn

Để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi cần phải trau dồi và rèn luyện qua thời gian. Chỉ có kinh nghiệm mới có thể giúp bạn có hệ thống câu hỏi phỏng vấn, đánh giá khách quan và đưa ra quyết định.

Hy vọng những thông tin chia sẻ kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng và đánh giá ứng viên của Việc Làm Tốt sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất khi tham gia phỏng vấn, tuyển dụng. Từ đó các nhà tuyển dụng có thể chọn đúng người phù hợp với nhu cầu của công ty, doanh nghiệp của mình. 

Giờ thì hãy đăng tin tuyển dụng tại Việc Làm Tốt ngay thôi, với lượng người tìm kiếm việc làm đông đảo từ nhiều ngành nghề khác nhau tại đây, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp với nhu cầu của công ty mình. Chúc bạn thành công!