Kỹ năng là gì? Kỹ năng có quan trọng đối với cuộc sống không?

Kỹ năng là gì? Kỹ năng có quan trọng đối với cuộc sống không?

Kỹ năng hiểu đơn giản là khả năng làm thuần thục một công việc nào đó. Bài viết này sẽ nói rõ cho bạn kỹ năng là gì và một số điều liên quan khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

  • Kỹ năng mềm là gì? Tìm hiểu để tìm ra chìa khóa thành công
  • Kỹ năng cứng là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng

Kỹ năng là gì?

Định nghĩa kỹ năng thì có rất nhiều, tùy theo kiến thức và lối suy nghĩ mà mỗi người lại có một cách định nghĩa riêng cho chính mình. Nói một cách dễ hiểu nhất, kỹ năng chính là khả năng/năng lực thực hiện thành thục một hoặc một số hành động của một người với mục đích là tạo ra kết quả như mong đợi.

Kỹ năng là gì? Kỹ năng có quan trọng đối với cuộc sống không? - Ảnh 1
Kỹ năng là gì?

Tuy kỹ năng có nhiều kiểu định nghĩa khác nhau nhưng chung quy lại, ai cũng phải thừa nhận một quan điểm chung đó là kỹ năng được hình thành khi chúng ta đem những kiến thức, hiểu biết mình có được để áp dụng vào thực tế. Một người có được kỹ năng thuần thục về mảng nào đó thì đó chính là thành quả của cả một quá trình họ lặp đi lặp lại hành động ấy và đưa nó lên level “đỉnh cao”.

Các kỹ năng cơ bản và vai trò của chúng

Nước Mỹ là một đất nước phát triển cả về mặt kinh tế cũng như nhận thức. Họ hiểu được vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng đối với con người. Họ cũng đúc rút được list các loại kỹ năng mà ai cũng cần  trang bị để sử dụng trong công việc và cuộc sống, bao gồm:

  • Kỹ năng lắng nghe – Thấu hiểu
  • Tư duy sáng tạo
  • Tinh thần tự tôn
  • Phát triển bản thân
  • Đặt ra mục tiêu và động lực
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Teamwork
  • Kỹ năng xử lý tình huốngGiải quyết vấn đề
  • Thuyết trình – thuyết phục
  • Thương lượng/đàm phán
  • Lãnh đạo bản thân và tổ chức
Kỹ năng là gì? Kỹ năng có quan trọng đối với cuộc sống không? - Ảnh 2
Kỹ năng có vai trò quan trọng đối với con người

Tất cả những kỹ năng này đều có vai trò thiết yếu, có tầm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bạn. Các kỹ năng này sẽ luôn phát huy được điểm mạnh của chúng để giúp đỡ bạn trong nhiều trường hợp.

Lấy ví dụ, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn chắt lọc được những thông tin quan trọng cũng như tạo được thiện cảm và sự tin tưởng từ những người xung quanh bạn. Hoặc kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn thuyết phục được khách hàng hoặc đối tác khiến việc mua bán hoặc giao dịch của 2 bên thành công mỹ mãn.

Đã nắm được kỹ năng là gì cũng như tầm quan trọng to lớn của nó thì bạn hãy tự rèn luyện và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhé!

Phân biệt kỹ năng, khả năng và kiến thức

Kiến thức, kỹ năng và khả năng là 3 điều mà bạn nhất định phải chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn xin việc. Điều này chắc hẳn ai cũng biết rồi, thế nhưng lại có không ít người hay bị nhầm lẫn 3 khái niệm này với nhau. Vậy bạn đã biết cách phân biệt chúng chưa? Nếu chưa thì cùng phân biệt nào!

Kỹ năng (Skills)

Kỹ năng là sự thành thục, thông thạo một thứ gì đó nhờ vào quá trình đào tạo và rèn luyện. Kỹ năng là những điều phải học thì mới biết và áp dụng vào thực tiễn được, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể phát triển bất cứ kỹ năng nào chỉ cần bạn có đủ hiểu biết và lòng kiên trì cố gắng.

Kỹ năng là gì? Kỹ năng có quan trọng đối với cuộc sống không? - Ảnh 3
Kỹ năng, khả năng và kiến thức có sự khác biệt

Khả năng (Abilities)

Khả năng là điều mà một con người có thể làm được, khả năng của con người là vô tận và nó có thể là thứ bẩm sinh đã có. Khả năng và kỹ năng là 2 khái niệm rất gần gũi, chúng luôn bổ trợ cho nhau để giúp chúng ta có thể đạt được mục tiêu mình muốn.

Kiến thức (Knowledge)

Kiến thức chính là những hiểu biết, là sự am hiểu của một người về một vấn đề nào đó. Kiến thức là nền tảng để tạo nên kỹ năng của một người. Bạn phải có sự thấu hiểu về một vấn đề thì bạn mới có thể thực hiện nó, rèn luyện với nó, đúng không nào?

Trên đây là bài viết tổng hợp của News.timviec.com.vn về khái niệm kỹ năng và vai trò của kỹ năng trong cuộc sống cũng như đã biết cách phân biệt kỹ năng, khả năng và kiến thức. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ làm được nhiều điều có ích cho bản thân và xã hội!

► Xem thêm: Năng lực nghề nghiệp là gì? Làm sao để phát triển năng lực nghề nghiệp?