Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán, câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán, câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Trên thực tế việc gửi CV xin việc kế toán và được gọi đến phỏng vấn đối với tất cả các ngành nói chung, ngành kế toán nói riêng đều cần có kinh nghiệm nhất định. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về buổi phỏng vấn đồng thời có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để buổi đối mặt với nhà tuyển dụng đạt kết quả như mong đợi.

kinh nghiem phong van ke toan

Tham gia phỏng vấn ngành kế toán cần lưu ý những gì?

I. Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán

1. Tìm hiểu chi tiết thông tin nhà tuyển dụng và vị trí ứng tuyển

Đây là điều ứng viên không thể quên, bởi khi bạn có nhu cầu ứng tuyển vị trí nào của doanh nghiệp thì hãy chắc chắn rằng mình hiểu rõ về doanh nghiệp đó và công việc của mình là gì. Hầu hết thông tin sẽ được cập nhật trên website hay trên mạng.
Nếu bạn là người hiểu rõ công ty và vị trí ứng tuyển thì khi nhà tuyển dụng hỏi đến, bạn trả lời trôi chảy sẽ khiến họ cảm nhận được sự nhiệt tình cũng như sự quan tâm của bạn cho công việc. Đây cũng là kinh nghiệm cho bạn khi có nhu cầu tìm việc làm tại bất cứ doanh nghiệp hay ngành nghề nào.

CV xin việc kế toán tổng hợp

2. Chuẩn bị sẵn sàng kiến thức, nghiệp vụ kế toán

Khác với nhiều công việc chỉ cần có kinh nghiệm hay kỹ năng là đủ, nghề kế toán đòi hỏi ứng viên có bằng cấp chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng (cho dù bạn vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm đi làm trong thực tế). Cũng vì đặc điểm nghề nghiệp này mà gần như, nhà tuyển dụng nào cũng sẽ có bài kiểm tra năng lực với ứng viên vị trí kế toán.
Tùy vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh của công ty cũng như vị trí kế toán cụ thể bạn ứng tuyển (tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán thanh toán...) mà bài kiểm tra nghiệp vụ sẽ khác nhau, có thể kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ đồng hồ. Đôi khi, ứng viên cũng có thể gặp phải bài test tiếng Anh, IQ.
Cách tốt nhất để thực sự sẵn sàng cho buổi phỏng vấn kế toán là bạn nên chủ động ôn lại kiến thức, cách sử dụng phần mềm kế toán. Chuẩn bị trước trong tình huống này không bao giờ là thừa vì chỉ có như vậy, bạn mới có thể tự tin vượt qua "chiêu khó" của nhà tuyển dụng và thực sự trở thành một nhân viên kế toán có năng lực.

3. Thời gian và trang phục phỏng vấn​

Về thời gian: Khi đi phỏng vấn chắc chắn bạn không nên đến muộn. Thời gian tốt nhất là bạn đến trước 10-15 phút của lịch hẹn. Đến quá sớm hay quá muộn đều không nên. Nếu bạn đến muộn thì nên thông báo cho nhà tuyển dụng để họ chờ và thông cảm cho bạn.
Nếu bạn đến sớm hơn giờ phỏng vấn bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị, tự tin và bình tĩnh hơn. Hơn nữa bạn có thời gian chỉnh đốn lại trang phục và hồ sơ giấy tờ xem có bất cứ sai sót nào không.
Về trang phục: Chắc chắn rằng khi đi xin việc bạn không thể mặc như đi chơi hay thể hiện phong cách của bản thân được. Bạn nên lựa chọn những bộ đồ thể hiện sự trang nhã, nhẹ nhàng không lòe loẹt, đặc biệt thể hiện được sự nghiêm túc mà không làm mất đi sự thoải mái của bản thân. Đặc biệt đối với các bạn nữ thì tránh trang điểm đậm, sự nhẹ nhàng, dễ nhìn sẽ khiến nhà tuyển dụng dễ chịu hơn.

4. Tự tin khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng​

Khi tham gia phỏng vấn kế toán, nếu bạn là người có trình độ, có kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc thì bạn chỉ cần tự tin và đối diện với nhà tuyển dụng. Hãy nở nụ cười khi gặp mặt với người phỏng vấn, đừng quên chào hỏi khi bước vào phòng nhé.
Trong cuộc phỏng vấn kế toán hay bất cứ công việc nào thì bạn cũng nên trả lời, trình bày ngắn gọn, súc tích, cô đọng những nội dung chính về kinh nghiệm hay kỹ năng của mình, những ưu điểm nổi bật để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Hãy tập trung lắng nghe kỹ câu hỏi của nhà tuyển dụng để trả lời đúng ý. Nếu bạn gặp phải câu hỏi khó về một vấn đề chưa từng trải qua thì hãy vui vẻ mỉm cười và trình bày với nhà tuyển dụng rằng không rõ và anh/chị có thể giải thích rõ hơn được không. Tuyệt đối không nên trả lời lệch hướng hay vòng vo và trả lời không biết.

kinh nghiem phong van ke toan 2

Trả lời phỏng vấn tự tin, ngắn gọn để trinh phục nhà tuyển dụng.

Những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn nếu bạn có sự tìm hiểu và chuẩn bị, vì thế không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh trả lời để vượt qua buổi phỏng vấn với kết quả tốt đẹp nhất. Cuối buổi phỏng vấn bạn đừng quên gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn, đây cũng là phép lịch sự tối thiểu và cũng sẽ tạo được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Đã là dân kế toán không thể thiếu các kỹ năng này

II. Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán

Có rất nhiều những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra cho ứng viên. Câu hỏi có thể liên quan đến chuyên môn, thực tế hay cá nhân. Chính vì thế các bạn nên tìm hiểu trước về các câu hỏi và dễ dàng xử lý câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra dễ dàng nhất.

  • Bạn hãy giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm làm việc?
  • Theo bạn kế toán giỏi cần kỹ năng gì?
  • Bạn đã từng sử dụng phần mềm kế toán nào?
  • Theo bạn công việc kế toán có những khó khăn nào?
  • Bạn đã từng giải quyết sự cố kế toán nào chưa?
  • Tại sao bạn lựa chọn công ty chúng tôi?
  • Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì?
  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong những năm tới là gì?
  • Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
  • Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán trưởng?...

Rất nhiều những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra, tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí kế toán mà bạn ứng tuyển sẽ có những câu hỏi khác nhau, kế toán trưởng, kế toán kho, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ.... Các bạn có thể tham khảo chi tiết câu hỏi phỏng vấn và hướng dẫn trả lời cho từng chức danh dưới đây:

  • Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán thuế.
  • Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán kho.
  • Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kế toán.
  • ​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán tổng hợp.
  • ​Câu hỏi phỏng vấn Kế toán công nợ.
  • Câu hỏi phỏng vấn Kế toán trưởng.
  • Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kế toán Bán hàng.
  • Câu hỏi tình huống Nhân viên Kế toán.

Cùng với những kinh nghiệm về phỏng vấn kế toán trên đây, các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa thông tin và nội dung liên quan đến ngành kế toán được cập nhật trên Blog việc làm của RaoXYZ.com. Hay bạn có nhu cầu tìm việc làm kế toán hãy tham khảo ngành kế toán gồm những vị trí nào để dễ dàng đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp và có công việc tốt nhất.
Vị trí kế toán trưởng không phải ai muốn đảm nhận cũng có thể trúng tuyển dễ dàng. Vì vậy, bạn phải không ngừng nỗ lực ngay từ khi còn làm ở những chức vụ như kế toán nội bộ, kế toán thuế,... Trải qua những tháng ngày rèn luyện kinh nghiệm, khi cảm thấy mình có đủ tự tin để trở thành một kế toán trưởng thì hãy nhanh tay tạo CV và tìm việc làm để xây dựng con đường sự nghiệp cho riêng mình. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV xin việc Kế toán trưởng hay kế toán kho, kế toán thuế, hay mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp để lựa chọn và tạo CV online nhanh chóng nhé.