Kiệt sức tại nơi làm việc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức vượt qua

Kiệt sức tại nơi làm việc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách thức vượt qua

Kiệt sức tại nơi làm việc là cảm giác mệt mỏi tột độ khi nghĩ đến công việc và nỗi sợ hãi khi ngày chủ nhật đang dần trôi qua. Nếu bạn liên tục cảm thấy kiệt sức, đã đến lúc phải chú ý.

kiệt sức tại nơi làm việc 1

Kiệt sức tại nơi làm việc: Một vấn đề nghiêm trọng nhưng ít được mọi người quan tâm.

Tình trạng kiệt sức đóng vai trò như một tín hiệu cho thấy rằng: bạn cần thay đổi một điều gì đó trong công việc hoặc cuộc sống của mình. Đó có thể là các sai sót cơ bản trong quy trình làm việc, mối quan hệ bất ổn với đồng nghiệp, các kỳ vọng không thực tế đang được đặt ra,…

Bằng cách nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của kiệt sức, bạn có thể phát hiện ra vấn đề ở bản thân một cách nhanh chóng; qua đó thực hiện hành động phòng ngừa hiệu quả.

👉 Có thể bạn quan tâm: Chán nản với công việc thì phải làm gì?

Kiệt sức tại nơi làm việc là gì? Tại sao nó lại là mối quan tâm?

kiệt sức tại nơi làm việc 2

Kiệt sức tại nơi làm việc xảy ra ở những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng công việc.

Kiệt sức là một hội chứng phát sinh từ tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc trong một thời gian dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Hội chứng này biểu hiện qua 3 giai đoạn gồm:

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ
  • Mất sức hoặc mệt lả.
  • Mất tập trung trong công việc hoặc cảm giác hoài nghi liên quan đến công việc.
  • Cuối cùng là hiệu quả công tác chuyên môn giảm sút.

Về cơ bản, kiệt sức làm giảm khả năng làm việc, suy giảm sức sáng tạo, buông thả hơn và dễ nghỉ việc hơn.

Kiệt sức khác trầm cảm. Kiệt sức tập trung vào khía cạnh công việc và dẫn đến cảm giác bực bội đối với các yếu tố bên ngoài như công ty, sếp hoặc đồng nghiệp thay vì hướng vào bản thân. Nhưng những người bị kiệt sức tại nơi làm việc cũng có thể có dấu hiệu trầm cảm. Họ cảm thấy như thể việc lúc nào cũng phải “đấu tranh” với công việc thể hiện rằng năng lực của họ không đủ và họ không đạt được thành công. Kết quả là: họ mất hứng thú với những thứ mà họ vốn thích thú.

Nguyên nhân kiệt sức tại nơi làm việc

kiệt sức tại nơi làm việc 3

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kiệt sức ở nơi làm việc.

Rất nhiều điều có thể khiến một người kiệt sức tại nơi làm việc. Những vấn đề phổ biến bao gồm:

  • Đặc mục tiêu làm việc không rõ ràng hoặc quá cao.
  • Bị đối xử không công bằng, bắt nạt, thiếu cơ hội phát triển.
  • Thiếu sự hỗ trợ hoặc không được công nhận.
  • Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Công việc đơn điệu.
  • Thiếu các phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần: ngủ không đủ giấc, không được nghỉ ngơi,…

👉 Có thể bạn quan tâm: Công bằng là gì? Nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường công sở

Các dấu hiệu và triệu chứng của kiệt sức

Tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc có thể diễn ra theo nhiều cách; song một số dấu hiệu rõ ràng hơn những dấu hiệu khác:

  • Ngày càng trở nên hoài nghi và thường xuyên buông lời chỉ trích về nơi làm việc/ công việc/ sếp/ đồng nghiệp/…
  • Cảm thấy bơ phờ hoặc không có động lực làm việc.
  • Không còn nỗ lực để hoàn thành công việc và chỉ làm cho có.
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi mỗi khi đến công ty mà không có lý do rõ ràng.
  • Không cảm thấy hài lòng khi đạt được thành tựu từ công việc.
  • Xuất hiện các hành vi không lành mạnh như ăn quá nhiều, uống rượu, hút thuốc lá,…

Cần làm gì khi bạn cảm thấy kiệt sức tại nơi làm việc?

Bạn nghĩ rằng mình đang bị kiệt sức? Hãy áp dụng những tips sau để vượt qua hội chứng này một cách hiệu quả.

Nói chuyện với sếp của bạn về tình trạng kiệt sức

kiệt sức tại nơi làm việc 4

Hãy nói chuyện với sếp một cách thẳng thắng, trung thực về vấn đề bạn gặp phải.

Nếu bạn xác định rằng bạn đang bị kiệt sức và cần được trợ giúp để xoay chuyển tình thế, hãy nói chuyện với sếp của bạn. Điều này có thể đáng sợ nhưng rất cần thiết.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện để nói về tình trạng hiện tại của bạn.

Đừng vội vàng, hãy sắp xếp một lịch nói chuyện thích hợp

Bạn và sếp sẽ không thể tìm ra giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề bạn đang phải đối mặt nếu chỉ trao đổi nhanh 10 – 15 phút. Vì vậy, hãy liên hệ với sếp và sắp xếp một cuộc họp chính thức kéo dài 45 – 60 phút.

Trung thực khi nói chuyện với sếp

Bạn chỉ có thể vượt qua tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc khi bạn và sếp hiểu rõ những điều mà bạn đang trải qua. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải trung thực khi nói về điều khiến bạn cảm thấy kiệt quệ.

Gợi ý các biện pháp

kiệt sức tại nơi làm việc 5

Bạn có thể gợi ý các biện pháp mà công ty có thể thực hiện để giúp bạn vượt qua vấn đề và thảo luận tính khả thi của chúng với sếp.

Nguyên nhân và triệu chứng kiệt sức ở mỗi người là khác nhau. Chính vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi cách điều trị cũng khác biệt. Và người quản lý của bạn có thể không biết chính xác những gì họ có thể làm để giúp đỡ bạn. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn các biện pháp (chẳng hạn như giảm khối lượng công việc, chuyển đổi nhiệm vụ, thay đổi giờ làm việc,…) và cùng sếp thảo luận về tính khả thi của những biện pháp đó.

Đừng ngại xin nghỉ làm

Mặc dù không phải người lãnh đạo nào cũng sẵn sàng cho nhân viên nghỉ làm. Nhưng nếu sức khỏe tinh thần, cũng như công việc của bạn đang bị ảnh hưởng và bạn tin rằng nghỉ ngơi là biện pháp, thì đây là lúc để lên tiếng về điều đó.

👉 Có thể bạn quan tâm: Bật mí mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn và chuyên nghiệp nhất!

Tự điều chỉnh trạng thái của bản thân

Bên cạnh việc tìm kiếm sự trợ giúp từ sếp, bạn cũng nên áp dụng những biện pháp sau để tự điều chỉnh trạng thái của bản thân.

Xác định mục tiêu có tính khả thi

Hãy đánh giá lại mục tiêu bạn đang tự đặt ra cho mình. Trách nhiệm nặng nề có thể khiến bạn cảm thấy suy sụp. Để tránh tình trạng này, bạn cần biết cách thiết lập các mục tiêu đủ thách thức nhưng mang tính khả thi.

Học cách nói “không”

kiệt sức tại nơi làm việc 6

Bạn cần học cách nói “không” với những việc quá sức.

Sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ không biết bạn đang quá tải nếu bạn không nói. Vì vậy, hãy học cách từ chối những công việc mà bạn không thể đảm nhiệm.

👉 Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng từ chối: Nghệ thuật nói “không” trong cuộc sống

Nhớ nghỉ giải lao

Bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ ngay cả trong thời điểm bị “deadline dí”. Đi dạo xung quanh công ty, nghe nhạc, uống cà phê, hoặc thiền,… 10 – 15 phút có thể giúp “đánh bay” những căng thẳng mà bạn đang phải chịu đựng.

Hiểu rõ về giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp

Thật dễ dàng bị kiệt sức nếu bạn không biết công việc của mình tạo ra tác động như thế nào với hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tìm hiểu và ghi nhớ về những giá trị mà bạn đang mang lại cho nhóm và công ty của mình. Điều này sẽ trở thành động lực giúp bạn làm việc chăm chỉ và hạnh phúc hơn.

Nói chuyện với ai đó

Nếu bạn đang trải qua hoặc sắp kiệt sức, đừng im lặng; hãy hẹn gặp một người mà bạn tin tưởng và sẵn sàng lắng nghe bạn để tâm sự về những điều bạn đang phải đối mặt. Kiệt sức là vấn đề cá nhân, nhưng bạn không cần phải vượt qua một mình.

👉 Có thể bạn quan tâm: Đừng xả Stress, hãy “làm bạn” với Stress

Kết luận

Rất nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc; song không phải ai cũng nhận ra điều đó. Kết quả là họ ngày càng trở nên mệt mỏi, căng thẳng, thiếu tập trung khi đến văn phòng và năng suất làm việc bị suy giảm. Hi vọng rằng, thông qua bài viết này của RaoXYZ, bạn có thể nhanh chóng nhận ra vấn đề của mình (và những người xung quanh), để vượt qua nó mà không phải chịu bất kỳ tổn thất nào.