Không bằng lái phạt bao nhiêu? Luật mới nhất 2021

Không bằng lái phạt bao nhiêu? Luật mới nhất 2021

Hiện nay, có rất nhiều người tham gia giao thông mặc dù chưa đủ tuổi, hoặc đã đủ tuổi nhưng chưa có bằng lái xe máy. Cũng có trường hợp đã có nhưng lại quên mang bằng lái khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy khi điều khiển phương tiện nhưng không bằng lái phạt bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết sau để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!

Tìm hiểu khi không bằng lái phạt bao nhiêu năm 2021
Không bằng lái phạt bao nhiêu?

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay bằng lái xe là một loại giấy phép/chứng chỉ mà người điều khiển phương tiện giao thông được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy phép lái xe cho phép người điều khiển phương tiện được vận hành các loại xe máy, xe hơi, xe tải, xe khách,… tham gia giao thông.

Để có được giấy phép lái xe, người sử dụng xe phải làm các thủ tục thi bằng lái và trải qua kỳ thi sát hạch lái xe để được cấp chứng nhận về khả năng lái xe. Sau khi được cấp phép thì người sử dụng mới có quyền hợp pháp để điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Giấy phép lái xe là gì
Giấy phép lái xe cho phép người điều khiển phương tiện được vận hành các loại xe

Người sử dụng muốn xin cấp giấy phép đăng ký lái xe phải đảm bảo đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và các yêu cầu khác theo quy định của nhà nước. Trong trường hợp khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy phép để kiểm tra mà người điều khiển phương tiện giao thông không có thì phải chịu các hình thức xử phạt khác nhau, đa phần là xử phạt hành chính, nếu kèm theo các vi phạm khác thì có thể bị tước giấy phép lái xe tạm thời hoặc bị giữ phương tiện.

Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Một người đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông là phải có đủ độ tuổi, sức khỏe quy định, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phép điều khiển thì mới được phép tham gia giao thông.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký lái xe;
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thường gọi là bảo hiểm xe máy)

Không có bằng lái xe phạt bao nhiêu?

Có bao giờ bạn tự hỏi mỗi khi tham gia giao thông mà không có bằng lái xe phạt bao nhiêu hay có bằng lái nhưng quên mang theo thì bị phạt bao nhiêu không? Cùng tìm hiểu những thắc mắc trên ngay sau đây nhé.

Không có bằng lái xe phạt bao nhiêu?
Những trường hợp không có giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Trường hợp không có giấy phép lái xe

Không có giấy phép lái xe là lỗi mà tại thời điểm kiểm tra người lái xe không có giấy phép lái xe. Lỗi này khác với lỗi có giấy phép lái xe nhưng quên mang theo. Một số nguyên nhân như nhiều người chưa thi bằng lái xe hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Vậy, không bằng lái xe phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP  xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.

Trường quên không mang giấy phép lái xe

Để có thêm thông tin mới nhất về vấn đề không bằng lái xe phạt bao nhiêu 2021 này, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm một số trường hợp thường gặp khác. Đối với trường hợp quên không mang giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện không phải chủ phương tiện, thì chủ sở hữu phương tiện cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có giấy phép lái xe phù hợp điều khiển tham gia giao thông” với mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe máy.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Bên cạnh đó còn có 2 trường hợp khác là:

  • Không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).
  • Không có giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
  • Không mang theo giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).

Không có giấy phép lái xe có bị giữ phương tiện không?

Một câu hỏi khác ngoài câu hỏi không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu đó là không bằng lái xe máy thì có bị giữ phương tiện hay không? Không phải trong trường hợp nào người vi phạm cũng có thể bị áp dụng hình phạt tạm giữ phương tiện giao thông. Trong các trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật thì người vi phạm quy định giao thông đường bộ mới bị giữ xe.

Không có giấy phép lái xe có bị giữ phương tiện không?
Không bằng lái phạt bao nhiêu? Có bị giam giữ phương tiện không?

Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người thẩm quyền xử phạt (cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ điều tiết giao thông) được quyền áp dụng hình phạt tạm giữ phương tiện trong các trường hợp:

  • Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính (trong trường hợp này được tạm giữ tối đa 07 ngày)
  • Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
  • Tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường)

Do đó nếu người tham gia giao thông không xuất trình được giấy phép lái xe thì có thể bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.

Hơn 999+ tin tuyển dụng làm việc lái xe, tài xế lương hấp dẫn, phúc lợi đầy đủ. Truy cập Việc Làm Tốt ngay thôi!

Có những loại giấy phép lái xe nào và phù hợp với những công việc gì?

Ngày nay nhu cầu vận chuyển đối với hàng hóa và hành khách ngày càng tăng cao, dẫn đến cơ hội việc làm lái xe cũng nhiều hơn. Với mỗi công việc sẽ có những đặc trưng và yêu cầu riêng như về loại bằng lái hay các kỹ năng đi kèm. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu các loại giấy phép lái xe và đặc trưng của mỗi loại nhé!

Có những loại giấy phép lái xe nào và phù hợp với những công việc gì?
Có những loại giấy phép lái xe nào?

Căn cứ vào quy định của Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe tại Việt Nam được phân ra 10 hạng bằng lái sau đây:

  • Bằng lái xe Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến 175cc và người khuyết tật để điều khiển mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.
  • Bằng lái xe Hạng A2: Cấp cho người điều khiển xe ô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cc trở lên và cả các loại xe đã quy định trong giấy phép lái xe hạng A1.
  • Bằng lái xe Hạng A3: Cấp cho người điều khiển mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh; xe xích lô gắn máy cùng các loại xe đã quy định trong giấy phép lái xe A1.
  • Bằng lái xe Hạng A4: Cấp cho người điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000kg.
  • Bằng lái xe Hạng B1: Cấp cho người điều khiển (nhưng không phải trong trường hợp hành nghề) các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi cho người lái), ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg, máy kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
  • Bằng lái xe Hạng B2: Cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.
  • Bằng lái xe Hạng C: Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên, máy kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2.
  • Bằng lái xe Hạng D: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của lái xe) cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
  • Bằng lái xe Hạng E: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi cùng các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
  • Bằng lái xe Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng có thể kéo rơ-moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ-mooc, ô tô nối toa.

Thông qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ nắm rõ những điều cơ bản nhất cũng như những quy định khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, từ đó cũng giải đáp được câu hỏi “không có bằng lái phạt bao nhiêu”. Bên cạnh đó, cũng hiểu hơn về các loại giấy phép lái xe và sử dụng đúng đắn trong công việc. Đừng quên ghé qua Việc Làm Tốt để có thêm những cơ hội hấp dẫn trên con đường tìm kiếm việc làm nhé!