[KHÁM PHÁ] Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc cần lưu ý những gì?

[KHÁM PHÁ] Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc cần lưu ý những gì?

1. Khi nên nghỉ việc ngay trong thời gian thử việc?

Trên thực tế, tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau, độ hợp với công việc khác nhau mà mỗi người sẽ đưa ra quyết định nghỉ việc khác nhau trong thời gian thử việc. 

Rất có thể trong quá trình tìm việc về doanh nghiệp và công việc, bạn bị lôi cuốn vào lời nói của nhà tuyển dụng và những cơ hội vẽ ra trước mắt thông qua mô tả công việc. Nhưng trên thực tế, mọi thứ lại có quá nhiều điểm khác biệt khiến bạn bàng hoàng và không thể thích nghi.Ở một giới hạn nào đó, bạn có thể “cúi mình” và đề ra thử thách cho bản thân vượt qua. Tuy nhiên, nếu tình huống hiện tại vượt quá giới hạn, nghỉ luôn trong thời gian nghỉ việc chính là quyết định chính xác. Theo khảo sát của Timviec365.net, lý do nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc nằm trong 4 mục sau đây:

Khi nên nghỉ việc ngay trong thời gian thử việc?
Khi nên nghỉ việc ngay trong thời gian thử việc?

1.1. Cú sốc văn hóa 

Thường thì, doanh nghiệp nào cũng muốn “tô hồng” hình ảnh của mình trong quá trình phỏng vấn và trên các địa chỉ tiếp cận công chúng, ứng viên như trang chủ website, mạng xã hội,...để câu like. Và chính điều đó vô tình làm ứng viên hiểu nhầm về văn hóa doanh nghiệp. Bạn là người thoải mái vô tư về giờ giấc, nhưng lại bị đè nén bởi những quy tắc, nội quy ngặt nghèo về giờ đi làm, giờ ra ca, giờ tắt đèn đi ngủ, giờ đi trông xe, giờ làm trực nhật.

Bạn là người năng động nhưng phong trào trong công ty rất ít, không có các hoạt động tập thể,...môi trường lại việc lại quá cạnh tranh, không có không gian thoải mái để bạn vừa làm việc, vừa thư giãn trong khi bạn không phải là người chịu áp lực công việc cao. Đó chính là là áp lực công việc đầu đời và ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và hiệu quả làm việc của bạn sau này. Cho nên nếu cảm thấy mình đang không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì hãy xin nghỉ việc nhé.

Cú sốc văn hóa khi thực tế khác hoàn toàn khi với khi phỏng vấn
Cú sốc văn hóa khi thực tế khác hoàn toàn khi với khi phỏng vấn

1.2. Công việc quá áp lực

Cổ nhân có câu : “Không có áp lực, không có kim cương”. Tuy nhiên, việc bị đổ dồn khối lượng công việc ngập đầu, ngập cổ ngay trong thời gian thử việc dễ làm bạn cảm thấy choáng vàng, nhất là khi khả năng của bạn không thể đáp ứng. Nếu đã cố gắng nhiều lần, nhưng kết quả trả lại bạn vẫn phải đi sớm về khuya và luôn luôn trong tình trạng kiệt quệ, không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, thì chắc chắn sau thời gian thử việc, áp lực đó sẽ lớn hơn nhiều. Cho nên có thể nghỉ việc, để kiếm một công việc đỡ áp lực hơn và học tập được nhiều điều mới mẻ hơn nhé. 

thời điểm nên nghỉ việc trong thời gian thử việc
thời điểm nên nghỉ việc trong thời gian thử việc

1.3. Đồng nghiệp thiếu thân thiện

Việc là đồng nghiệp mới lạ lẫm với người người cũ là điều bình thường và bạn cần thêm thời gian giao lưu, tương tác để được giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu họ không tỏ ra thiện chí giúp đỡ và luôn luôn cạnh khóe, bắt nạt người mới, sai bảo đủ đường,...thì chắc chắn, môi trường làm việc đó không lành mạnh đâu. Bạn nên đổi địa chỉ làm đi nhé.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Một số điểm cần lưu ý khi nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc

2.1. Khi nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc cần báo trước bao nhiêu ngày

Dù thử việc không thấy thoải mái và mong muốn được nghỉ, tuy nhiên, rất nhiều lao động còn chần chừ và lo lắng khi không rõ về quy định về thời gian nghỉ việc phải báo trước bao lâu? Và những thủ tục pháp lý liên quan. Điều này là dễ hiểu. Theo quy định mới nhất, điều 27 Bộ Luật lao động có quy định “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”. 

 Một số điểm cần lưu ý khi nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc
 Một số điểm cần lưu ý khi nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc

Như vậy, khác với quy định trước đó được đưa vào sử dụng năm 2012, hiện nay, thay vì phải báo trước 3 ngày cho người sử dụng lao động biết, hiện nay, người đi làm không cần báo trước trong thời gian nghỉ việc. Với những lý do từ môi trường không chuyên nghiệp, áp lực công việc quá lớn,...đều được đơn phương hủy  hợp đồng lao động mà không phải bồi thường cho công ty doanh nghiệp. Đây chính là quyền lợi mà bạn cần nắm được trong quá trình đi thử việc của mình phòng trường hợp các công ty áp dụng những điều khoản cũ và gây bất lợi cho bạn.

Tuy nhiên, trường hợp giai đoạn thử việc nhưng bạn đã được trọng dụng trong khi được giao cho thực hiện một dự án lớn hay một nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp, việc báo trước thời gian nghỉ là nên làm. Điều đó vừa thể hiện được thái độ lịch sử, chuyên nghiệp và doanh nghiệp có thể nhanh chóng sắp xếp được nhân sự thay thế. 

Quy định của pháp luật như thế nào về việc nghỉ việc trong thời gian thử việc?
Khi nghỉ việc trong thời gian thử việc có nhận được lương không?

2.2. Khi nghỉ việc trong thời gian thử việc có nhận được lương không?

Phần lớn người lao động luôn mang tâm lý ngại ngùng, e dè khi quyết định nghỉ việc, ngay cả trong thời gian thử việc và không màng đến công sức và tiền lương đã làm. Thậm chí, khi khảo sát, một bộ phận lớn người lao động cảm thấy “áy náy” và lo lắng bị truy cứu trách nhiệm khi nghỉ việc trong thời gian thử việc để rồi bỏ qua quyền lợi cơ bản của mình. Trong đó, có việc nhận lương sau khi chấm dứt công việc. Theo Luật Lao động, điều 27 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, khi người lao động nghỉ việc ngay cả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc, thì bên bộ phận doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ trả lương theo thỏa thuận trước đó. Đặc biệt mức lương này không thấp hơn 85% so với mức lương chính thức. Nếu trả thấp hơn hoặc không trả, điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng và vẫn phải trả tiền cho người lao động theo đúng quy định.

Khi nghỉ việc trong thời gian thử việc có nhận được lương không?
Khi nghỉ việc trong thời gian thử việc có nhận được lương không?


Vậy nên nếu trong trường hợp nghỉ việc đột xuất trong thời gian thử việc, bạn cũng đừng lo lắng và nắm bắt những điều này để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình nhé.

Trên đây chính là những thông tin đầy đủ nhất xoay quanh vấn đề xin nghỉ việc trong thời gian thử việc cùng với những lưu ý để giúp bạn hiểu và bảo vệ được quyền lợi của mình một cách chi tiết nhé.