Khái niệm về nhân viên và mô tả công việc quản lý sản xuất

Khái niệm về nhân viên và mô tả công việc quản lý sản xuất

RaoXYZ việc làm sẽ giúp bạn hiểu nhân viên quản lý sản xuất là gì? Đồng thời mô tả công việc quản lý sản xuất cụ thể. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp hiện nay, đều có người phụ trách công việc quản lý sản xuất. Vậy nhân viên quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất như thế nào? Tất cả những vấn đề này, sẽ được RaoXYZ tuyển dụng việc làmchia sẻ cụ thể ở bài viết dưới đây.

Nhân viên quản lý sản xuất là gì?

Nhân viên quản lý sản xuất là người sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các quy trình sản xuất. Nhiệm vụ chung của họ là làm thế nào để đảm bảo hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu về số lượng, chi phí và chất lượng.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của nhân viên quản lý sản xuất cũng sẽ thay đổi và đa dạng hơn, bao gồm cả những công việc liên quan đến quản lý nhân công. Và những điều này sẽ còn bị phụ thuộc vào hệ thống sản xuất và quy mô sản xuất,… của các công ty, doanh nghiệp.

Các công ty, xí nghiệp đều có vị trí công việc nhân viên quản lý sản xuất

Các công ty, xí nghiệp đều có vị trí công việc nhân viên quản lý sản xuất

Thông thường, việc quản lý sản xuất sẽ được cụ thể hóa qua những chức danh như: tổ trưởng sản xuất, quản đốc sản xuất…

Nhiều tin tuyển dụng nhân viên quản lý sản xuất trên RaoXYZ. Truy cập tham khảo ngay!

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên quản lý sản xuất

Dưới đây là một số mô tả công việc của quản lý sản xuất cơ bản cần phải làm:

  • Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi quá trình làm việc của công nhân nhà máy, để xem họ có đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn hay không
  • Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực
Quản lý sản xuất cần phân tích dữ liệu sản xuất và tiến hành lập kế hoạch thực hiện

Quản lý sản xuất cần phân tích dữ liệu sản xuất và tiến hành lập kế hoạch thực hiện

  • Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Cần đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng lịch trình và nằm trong ngân sách mà doanh nghiệp đưa ra.
  • Nếu cần thiết, hãy thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu
  • Theo dõi tiến độ sản xuất, nắm vững các hiện tượng bất thường, điều hoà và kịp thời báo cáo lên cấp trên để có phương án xử lý kịp thời.
  • Nhân viên phòng sản xuất sẽ phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, các xưởng sản xuất, bồi dưỡng và điều hoà mối quan hệ giữa các phòng ban.
  • Kiểm tra những máy móc mới cần thiết trang bị. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất.
  • Tổ chức tăng ca khi cần gấp nguồn hàng, hoặc tới hạn giao hàng cho khách hàng, đối tác.
Nhân viên quản lý sản xuất cũng trực tiếp kiểm tra hoạt động của máy móc

Nhân viên quản lý sản xuất cũng trực tiếp kiểm tra hoạt động của máy móc

  • Sửa các lỗi sản phẩm, thực hiện quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó
  • Phân tích năng suất tiềm năng của các thiết bị sản xuất, và căn cứ vào tình hình nguyên liệu lập ra kế hoạch sản xuất ngày hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất
  • Tiếp nhận tin tức của phòng kinh doanh, sắp xếp kế hoạch xuất hàng
  • Sắp xếp chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề
  • Đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và phải kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.
  • Nhân viên vận hành sản xuất sẽ thực hiện tổ chức cải tiến kỹ thuật và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất
  • Cân nhắc khối lượng công việc đang tồn để lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng mới.
  • Tiếp nhận lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho, lập phiếu theo công sản xuất

Trên đây là những công việc cơ bản của nhân viên quản lý sản xuất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng công ty, doanh nghiệp mà sẽ có những yêu cầu và mô tả công việc của người quản lý sản xuất khác nhau.

Kỹ năng cần thiết của một nhân viên quản lý sản xuất 

Để ứng tuyển thành công việc quản lý sản xuất và làm việc hiệu quả, bạn cần rèn luyện các kỹ năng sau:

  • Lên kế hoạch và tổ chức

Một trong những kỹ năng đầu tiên mà người quản lý sản xuất phải có chính là lên kế hoạch và tổ chức công việc. Theo đó, nhân viên quản lý phải biết cách lên kế hoạch cho các hoạt động sản xuất sao cho thật khoa học và chuyên nghiệp. Từ đó, đảm bảo công việc được tiến hành và thực hiện, đáp ứng đúng nhu cầu sản phẩm mà công ty đưa ra. 

Lên kế hoạch và tổ chức, được đánh giá á là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai làm việc liên quan đến quản lý cũng cần phải có.

  • Giám sát tổng thể, chi tiết

Công việc của quản lý sản xuất rất đa dạng, nên bạn cần rèn luyện kỹ năng giám sát của mình sao cho thật tốt. Cụ thể như giám sát tổng thể quá trình sản xuất và chú ý đến từng chi tiết một cách cẩn thận. Đây được xem là chìa khoá để đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn, đúng yêu cầu chất lượng quy định.

Nhân viên quản lý chất lượng cần có kỹ năng giám sát tổng thể và chi tiết

Nhân viên quản lý chất lượng cần có kỹ năng giám sát tổng thể và chi tiết

 Ngoài ra, kỹ năng này cũng đòi hỏi nhân viên quản lý sản xuất phải là người nhạy bén, cẩn thận và tỉ mỉ.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Quản lý sản xuất thường sẽ tiếp xúc với nhiều công nhân viên, nên rất cần biết cách nói chuyện và truyền đạt thông tin. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên quản lý sản xuất tạo dựng các mối quan hệ thân thiện, giúp ích cho công việc của mình.

Bài viết trên đây, RaoXYZ vừa chia sẻ xong đến bạn thông tin nhân viên quản lý sản xuất là gì? Cùng mô tả công việc quản lý sản xuất và những kỹ năng cần thiết để dễ xin công việc này. Mong rằng, sau khi biết những công việc cụ thể phải làm với vị trí quản lý sản xuất. Bạn sẽ có được kế hoạch nghề nghiệp cụ thể cho bản thân mình.