Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ ngành ý tế chuẩn form nhất

Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ ngành ý tế chuẩn form nhất

1. Những nguyên nhân dẫn tới viết đơn xin nghỉ việc ngành y tế

1.1. Do áp lực công việc

Y tế là một ngành nghề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thậm chí là cả về tính mạng của con người. Không phải ai cũng có thể đối mặt được những áp lực liên quan tới ngành nghề này vì có rất nhiều stress do sự ép sức ép của công việc quá lớn, tinh thần trách nhiệm trong công việc, cũng như thời gian làm việc. Với khối lượng công việc dày đặc, hầu như các cán bộ nhân viên Y tế phải giành hết thời gian của bản thân vào công việc, không có thời gian cho bản thân và gia đình. Chưa kể đến những ca trực, cán bộ y tế phải ở lại xuyên đêm để chăm sóc bệnh nhân.

Do áp lực công việc
Do áp lực công việc

1.2. Phải đối mặt với nạn bạo hành

Có một câu tình huống mà gây ám ảnh đến người trong cuộc như này: Cô điều dưỡng kia tiêm cho người khác trước vì bệnh nhân này đang thay áo. Chỉ vì vậy mà cô đã bị cái bạt tai vô cùng đau đớn  từ người nhà bệnh nhân mà phải nghỉ cả tháng trời để trấn an tâm lí và hồi sức. Đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều những câu chuyện cán bộ y tế bị người nhà hành hung. Hành động đó thật sự đáng lên án trong xã hội hiện đại và pháp luật cần phải vào cuộc.

Phải đối mặt với nạn bạo hành
Phải đối mặt với nạn bạo hành

Để giảm tải tình trạng người nhà bệnh nhân có những hành vi không đúng mực với các cán bộ nhân viên y bác bác sĩ cần phải có sự vận hành nhịp nhàng giữa người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế, tránh những tình trạng hiểu lầm. Việc hiểu làm, hay chưa chia sẻ được những thông tin với nhau chính là điểm mấu chốt của vấn nạn này. Người nhà bệnh nhân cần phải bình tĩnh lắng nghe những bảo ban của bác sĩ và bác sĩ cũng cần phải đưa ra những thông tin hết sức nhẹ nhàng đến với người nhà bệnh nhân.

1.3. Vấn đề lương thưởng  

Một số cán bộ y tế chưa hài lòng với mức lương của mình hiện nay, có thể học làm việc lâu năm nhưng mức lương của họ không hề thay đổi. Do không giải quyết được vấn đề trong việc tài chính đối với ban giám đốc bệnh viện nên họ sẽ viết đơn nghỉ việc. 

Vấn đề lương thưởng
Vấn đề lương thưởng

Ví dụ: Anh L là nhân viên y tế bệnh viện ở huyện Bình Chánh đã nộp đơn xin nghỉ việc sau gần 4 năm gắn bó với nghề. Theo anh L, anh phải đi làm từ sớm và về rất muộn, mà mức lương chỉ giao động vào mức 5,5- 6 triệu đồng/ tháng, không đảm bảo cuộc sống gia đình,..

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Đơn xin nghỉ việc ngành y tế

2.1. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc ngành y tế

Đơn xin nghỉ việc ngành y tế là tài liệu quan trọng để xác nhận mong muốn thôi việc của nhân viên y tế. Đây là một văn bản hành chính nên ngôn tử phải thật sự trang trọng và lịch sự để bày tỏ nguyện vọng thôi việc

  2.1.1. Phần mở đầu

Mở đầu lá thư đơn xin nghỉ việc ngành y tế cũng giống như bao lá đơn xin nghỉ việc khác, đều phải có phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Tiếp theo là tên đơn: ĐƠN XIN THÔI VIỆC hoặc ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC. 

Phần kính gửi: gồm 3 phần

- Giám đốc bệnh viện / Ban lãnh đạo bệnh viện bạn đang làm

- Phòng, Ban tổ chức cán bộ 

- Khoa, Phòng ( tên khoa, phòng, tên người giám sát)

Phần mở đầu
Phần mở đầu

2.1.2. Phần nội dung

Tiếp theo, người làm đơn cần điền đầy đủ chính xác những thông tin về bản thân mình như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, địa chỉ thường trú, đơn vị đang công tác, chức vụ kiêm nhiệm (nếu có). Đồng thời, người làm đơn cần phải ghi rõ trình độ chuyên môn và tuyển dụng theo quyết định nào (ghi rõ số hiệu, cơ quan ban hành vào ngày tháng năm cụ thể ) và những quyết định có liên quan.

Sau đó bạn cần điền thêm những thông tin mà bạn đang đảm nhiệm: chức vụ, công việc đảm nhiệm, khu vực đảm nhiệm, vị trí khu vực đó trong bệnh viện. Ví dụ như: y tá khoa tai-mũi-họng tầng 3 khu K ở bệnh viện Bạch Mai,...

Tại phần lý do bạn xin nghỉ việc. Ở phần này, bạn cần ghi rõ ngày, tháng, năm bạn quyết định thôi việc và lý do dẫn tới quyết định thôi việc của bạn. Phần lí do bạn cần phải nêu ra một lý do trung thực và hợp lý nhất để Ban giám đốc bệnh viện chấp nhận được ngay đơn xin thôi việc của bạn. Một số lý do bạn có thể tham khảo như: chuyển nhà, đã tìm được công việc mới, sức khỏe không đảm bảo,...

Sau khi viết xong lí do, bạn cần phải cam đoan đến việc bàn giao tài sản cho công ty cũng như cam kết sẽ làm tròn trách nhiệm trong những tháng làm việc còn lại tại bệnh viện. Tùy vào hợp đồng làm việc như đã cam kết thì bạn phải có trách nhiệm làm hết số ngày kể từ khi bạn nộp đơn xin nghỉ việc (thường sẽ là 30 ngày).

Phần nội dung
Phần nội dung

2.1.3. Phần kết thúc

Tại phần kết thúc của lá đơn xin nghỉ việc bạn cần cam đoan những gì bạn nói là sự thật, gửi lời cảm ơn bệnh viện đã tạo cơ hội để bạn có một công việc và có có được một nguồn thu nhập, mong muốn được ban lãnh đạo xem xét và duyệt đơn. Tiếp theo bạn cần  gửi lời chúc đến bệnh viện sẽ ngày càng thành công và phát triển trong tương lai. Sau đó bạn gửi lời chân thành cảm ơn một lần nữa.

Cuối cùng bạn chia tờ giấy làm 2 phần: Phần thứ nhất là Ý kiến của ban lãnh đạo/ Giám đốc bệnh viện; phần thứ 2 là phần ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.

2.2. Những lưu ý khi viết một lá đơn thôi việc

2.2.1. Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, lịch sự

Bất cứ lá đơn nào cũng cần phải có những ngôn từ nhẹ nhàng lịch sự, và lá đơn xin nghỉ việc ngành y tế không phải ngoại lệ. Dù bạn có ở chức cao như Bác sĩ, trưởng phòng đi nữa thì lá đơn của bạn cũng cần mang những từ ngữ lịch sự. Vì trong sự nghiệp ngành y của bạn, bạn đã được mọi người hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều và đã được trả lương. Bạn có thể đề cập đến thành tựu của mình trong ngành nhưng đừng quá phô trương, hãy liệt kê một cách trung thực đúng với thành tích của bạn đạt được.

Sử dụng ngôn từ lịch sự
Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, lịch sự

2.2.2. Xác định rõ thời điểm mà bạn muốn thôi việc

Hãy quyết đoán trước khi thôi việc ngay từ đầu là bạn viết đơn xin nghỉ việc là nghỉ việc luôn không có chút hối hận. Trước khi viết đơn, bạn hãy suy nghĩ kỹ: Vì sao mình thôi việc? Mình có thật sự muốn cống hiến cho công việc này nữa không? Khi mình thôi việc có dễ dàng tìm được công việc mới hay không?... Vi khi giám đốc bệnh viện duyệt đơn của bạn, bạn sẽ không bao giờ rút lại được lá đơn của mình nữa.

2.2.3. Để ý khoảng thời gian làm việc trong hợp đồng

Trước khi vào làm ở bệnh viện, bạn đã phải ký vào hợp đồng làm việc với ban giám đốc bệnh viện. Bạn nên để ý rằng thời gian bạn mong muốn kết thúc việc làm với khoảng thời gian mình đã ký kết. Nếu bạn phá vỡ quy tắc trong hợp đồng có nghĩa là bạn đã nghỉ sai quy định. Và điều đó dẫn tới việc bạn phải bồi thường chi phí hợp đồng cho bệnh viện. Đó là một việc không mong muốn của bất cứ ai nên bạn phải cân nhắc thật kỹ vấn đề này.

2.2.4. Hoàn thành tốt công việc của mình sau khi nộp đơn

 Sau khi nộp đơn, bạn đừng nên suy nghĩ quá nhiều về công việc trước mắt. Bạn cần phải làm tốt công việc của mình trong những ngày làm việc còn lại. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn là người tâm huyết và chuyên nghiệp trong công việc của mình. Không những thế, bạn có thể gây được ấn tượng sâu sắc đến các đồng nghiệp cũ, với bác sĩ trưởng khoa của bạn và ban giám đốc bệnh viện. Điều đó sẽ là động lực giúp bạn tìm được công việc mới hơn.

Qua bài viết này, timviec365.net hi vọng bạn đã nắm rõ được các vấn đề khi viết đơn xin thôi việc trong ngành y. Công việc y tế là một công việc rất cao cả của con người, vì vậy hãy suy xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của bản thân nhé!