Hướng dẫn nhận biết gỗ thủy tùng Việt – được trồng tại Đắk Lắk

Hướng dẫn nhận biết gỗ thủy tùng Việt – được trồng tại Đắk Lắk

Vào những năm 80 của thế kỷ trước thì huyện Krông Năng và Ea H’leo thuộc tỉnh Đắk Lắk được xem là thủ phủ của loài cây thủy tùng. Ở những khu vực đầm lầy thì loài cây Thủy Tùng này nhiều vô kể. Thậm chí, thời điểm đó người ta sẵn sàng đốn hạ, vùi lấp hàng chục ha thủy tùng để phục vụ cho việc xây dựng đập thủy lợi Ea Ral (xã Ea Ral, huyện Ea H’leo). Điều này cũng rất dễ hiểu vì thời gian đó cây thủy tùng được xếp vào loại gỗ tạp.

Năm 2008, nhiều tin đồn đoán loài cây này có khả năng chữa bệnh ung thư, mang lại sinh khí cho ngôi nhà nên từ đó cây Thủy Tùng được săn lùng, mỗi ngày có hàng trăm người chen nhau đào bới tìm kiếm thủy tùng bị vùi lấp dưới đập thủy lợi Ea Ral. Đầu nậu gỗ khắp nơi kéo về để mua gỗ thủy tùng, đẩy giá lên cao ngất ngưỡng khiến loài cây này bị săn lùng ráo riết.

Trước thực trạng trên, năm 2010 tại Trường Đại học Tây Nguyên đã lập dự án điều tra hiện trạng để làm cơ sở cho công tác bảo tồn cây thủy tùng. Qua công tác kiểm đếm, vào thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 256 cây, trong đó quần thể ở xã Ea Ral có 219 cây, quần thể xã Trấp K’sor (huyện Krông Năng) có 31 cây, 5 cây ở xã Cư Né (huyện Krông Búk) và 1 cây ở huyện Buôn Đôn.

Tháng 1-2011, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án để bảo tồn loài sinh cảnh thông nước và thành lập khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đắk Lắk. Tuy lực lượng chức năng tích cực bảo vệ trong những năm qua nhưng cây thủy tùng đã chết hoặc bị kẻ gian chặt hạ 94 cây, hiện chỉ còn lại 162 cây. TS Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết rằng quần thể thủy tùng ở xã Ea Ral, số cây có chất lượng loại A chiếm 39,7%, số cây loại B chiếm 42,5% và loại C là 17,8%.

Tại xã Trấp K’sor, số cây loại A chỉ chiếm 20%, loại B chiếm 46,7% và loại C là 33,3%. Còn các cây đơn lẻ khác chủ yếu là loại C. Như vậy, số cây thủy tùng còn sót lại trên địa bàn thuộc tỉnh Đắk Lắk không những bị hạn chế về mặt số lượng mà còn giảm sút về mặt chất lượng.

Bình cắm lông công được chế tác từ gỗ thủy tùng việt vân chun quý hiếm 100% tự nhiên kích thước 60x30cm giá 20,000,000 VNĐ

Bình cắm lông công được chế tác từ gỗ thủy tùng việt vân chun quý hiếm 100% tự nhiên kích thước 60x30cm giá 20,000,000 VNĐ

Việc nhân giống cây Thủy Tùng như thế nào?

Những năm qua, để bảo tồn loài thực vật quý hiếm này thì các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều phương pháp nhân giống. Một trong những phương pháp mà bước đầu cho tỉ lệ sống cao là dùng nhánh của thủy tùng ghép vào gốc của cây bụt mọc (một loài cây cùng họ với thủy tùng). Tuy nhiên, khi đưa 260 cây con vào trồng thử nghiệm tại 2 quần thể thủy tùng Ea Ral và Trấp K’sor nơi mà cây thủy tùng còn sót lại thì kết quả không như mong đợi. Theo ông Phước, mặc dù đã trồng được 2 năm nhưng gần 300 cây thủy tùng ghép phát triển rất chậm, nhiều cây héo dần rồi chết. PGS-TS Bảo Huy cho biết cây thủy tùng là loài cổ thực vật, xuất hiện cách đây hàng triệu năm, những cây cùng thời với cây thủy tùng đa số đã bị tuyệt chủng. Do đó, xét theo góc độ quy luật tiến hóa tự nhiên thì việc thủy tùng biến mất dần cũng là điều bình thường.

Riêng về nghiên cứu ghép thủy tùng vào cây bụt mọc, bước đầu tuy cho kết quả khả quan nhưng cần phải có thời gian để xem cây có phát triển phù hợp với môi trường thực tại không . Xét về nguồn gen, một khi đã ghép thủy tùng trên gốc cây mẹ, cho dù cùng họ, cây phát triển tốt thì đó vẫn không phải là thủy tùng đích thực. “Vấn đề nan giải nhất hiện nay là sinh cảnh nơi thủy tùng sống đã thay đổi nhiều, nếu thành công trong việc lai tạo giống thì cũng chưa chắc đã bảo tồn tốt được loài cây này” – PGS-TS Bảo Huy lo ngại.

Cách phân biệt gỗ Thủy Tùng như thế nào?

Gỗ thủy tùng rất tốt, không bị mối mọt, có màu với vân rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp. Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau:

  • Về màu sắc: xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ.
  • Về vân: vân chỉ, chuối, nhiều khi không vân (hay còn gọi là chun)

Hướng dẫn nhận biết gỗ Thủy Tùng Việt - được trồng tại Đắk Lắk

Như tên gọi của nó, thủy tùng hay thông nước là loài mọc dưới nước hay ven nước, có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loài cây dạng thông khác, do đó nhiều người bị nhầm lẫn hay bị lừa khi mua nhầm phải sản phẩm từ gỗ thông Lào – hay còn được gọi Thủy Tùng Lào (giá rẻ hơn rất nhiều). Nhưng nếu đã tiếp xúc nhiều thì rất dễ nhận biết do gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ, lúc nào cũng tiết ra nhựa, mặc dù đã ra thành phẩm (do vậy những sản phẩm Thủy Tùng bán tại Phong Thủy G.O đều để dưới đấy không PU để người dùng có thể thấy được nhựa ứ ra và mùi thơm thoang thoảng dễ chịu). Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ như thế nào.

Gỗ phải có độ nặng (gỗ không được nhẹ như xốp).Gỗ có vân đẹp thường là vân chỉ hoặc vân chuối rõ nét. Được ưa chuộng hiện nay là loại vân chuối thường được gọi là Thủy Tùng Chuối.

Gỗ thủy tùng là loài quý hiếm bậc nhất bỡi độ đẹp và giá trị phong thủy. Tuy nhiên trên thị trường nhiều hàng giả. Vì vậy để phân biệt được, phải dựa vào mùi hương, trọng lượng của gỗ. Hiện nay trên thị trường có một vài loại gỗ được làm giả gỗ thủy tùng, trong đó có gỗ thông lào. Gỗ thông lào sau khi xử lý ngâm bùn và một số hình thức khác như phun PU tạo màu, tạo vân thì giống y hệt thủy tùng nên rất dễ nhầm lẫn, nhưng có một điểm nhận dạng:

  • Gỗ thủy tùng Việt khi phun PU bao giờ cũng để lại phần chân đáy, tinh dầu tiết ra ở phần chân đáy. Hầu hết sản phẩm Gỗ Thông Lào phần chân đáy sẽ bị phủ kín bởi PU và cân nặng cũng sẽ không bao giờ được bằng gỗ thủy tùng thật.
  • Gỗ Thủy Tùng Việt để mộc có màu xanh đen xẫm, đường vân đậm và rõ nét còn Gỗ Thông Lào sẽ có màu trắng và đường vân thì nhạt nhòa hơn, điều quan trọng là ta cần phải quan sát được sản phẩm gỗ mộc khi chưa phun sơn hoặc qua xử lý. Gỗ Thủy Tùng được phủ một màu xanh đen gần như toàn bộ kể vả bề mặt bên ngoài lẫn bên trong khối gỗ, Những mẩu gỗ nhỏ hoặc thậm chí cả mùn cưa cũng phải có màu xanh đen như bên ngoài.
  • Hai khúc gỗ Thủy Tùng Việt và gỗ Thông Lào để mộc, ta có thể ngửi được mùi hương của hai loại là khác nhau hoàn toàn. Gỗ Thông Lào có mùi hắc, khá sóck và có phần hơi khó chịu. Thủy Tùng Việt sẽ có mùi thơm ngọt nhẹ nhưng lưu hương được cực lâu. Hương thơm nhẹ, dễ chịu và tạo cảm giác khoan khoái, thanh tịnh khi ngửi.
  • Hoặc để cảm nhận rõ hơn, ta có thể lấy 2 mẩu gỗ nhỏ và đốt. Thứ nhất gỗ Thủy Tùng Việt bén rất nhanh và cháy lâu, còn gỗ Thông Lào rất khó cháy và không cháy lâu được. Gỗ Thủy Tùng thật có lượng tinh dầu nhiều, chính vì vậy mà giúp cho mẩu gỗ cháy được tốt. Thứ hai, khi đốt, ta có thể ngửi được 2 mùi khác nhau, khói của Thủy Tùng Việt có mùi thơm gần như khi ta đốt hương hoặc trầm, còn gỗ Thông Lào sẽ có mùi khét.