Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

 

1. Tìm hiểu về Mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương 

1.1. Giới thiệu về mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương là mẫu đơn được cá nhân lập ra để trình bày lý do của người làm đơn với ban lãnh đạo hoặc nơi mà người đó đang công tác để có thể xin những ngày nghỉ tạm thời mà người đó mong muốn. Mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương cần phải nêu rõ những thông tin người làm đơn, số ngày cần nghỉ tạm thời, lý do nghỉ, nội dung xin nghỉ.

Giới thiệu về mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương
Giới thiệu về mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

Việc xin nghỉ tạm thời là chỉ xin nghỉ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó và sẽ có ngày tiếp tục quay lại làm việc. Đơn xin nghỉ tạm thời không lương được viết khi cá nhân đó cần một số ngày nhất định cần xin nghỉ công việc ở cơ quan, nơi mình đang làm việc vì một số lí do nào đó

1.2. Khi nào cần viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương?

Việc viết đơn xin nghỉ việc không lương bao gồm rất nhiều những lí do khác nhau mà cá nhân có thể đưa ra. Sau đây là những thời điểm bạn nên viết cho mình đơn xin nghỉ việc không lương cho cấp trên và Ban lãnh đạo công ty.

Khi nào cần viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương?
Khi nào cần viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương?

Đơn xin nghỉ việc không lương được viết khi cá nhân đó có những công việc bất khả kháng phải thực hiện nhưng vẫn có nhu cầu gắn bó với công việc của doanh nghiệp, công ty và đồng nghĩa với việc cá nhân đó không được nhận lương của những ngày nghỉ đó. Thông thường, thời gian nghỉ việc không lương là thời gian ngắn, xin nghỉ tạm thời và được sự cho phép của cấp trên cũng như ban lãnh đạo của công ty. Nhưng nếu đơn xin nghỉ việc không lương được viết trong thời gian dài, cụ thể là hơn 6 tháng thì khó có thể được chấp thuận.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

2.1. Chi tiết cách viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

2.1.1. Phần mở đầu

Mở đầu của đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương giống như bao mẫu đơn xin nghỉ việc khác, đều phải có Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Phần Quốc hiệu cần phải viết hoa tất cả các chữ cái và phần Tiêu ngữ cần viết hoa chữ cái đầu của các từ và các từ cần phải được liên kết với nhau bởi dấu gạch nối. Chú ý cần phải cách đều 2 dòng của phần này.

Phần mở đầu
Phần mở đầu

Tiếp theo là tên của lá đơn. Tên đơn bạn cần phải viết in hoa tất cả các chữ cái: ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC TẠM THỜI KHÔNG LƯƠNG hoặc ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG,..

Ở phần kính gửi, bạn nên viết: Ban giám đốc của Công ty; Trưởng Phòng Hành chính - Nhân sự, Trưởng phòng bạn đang đảm nhiệm công việc

2.1.2. Phần nội dung

Mở đầu của phần này, bạn cần phải nêu rõ những thông tin của bản thân như: Họ và Tên, Mã số nhân viên (nếu có), Chức vụ, Bộ phận công tác, Địa chỉ thường trú, Điện thoại liên lạc,...

Sau đó, bạn cần nêu ra rõ thời gian bắt đầu nghỉ đến thời gian kết thúc ngày nghỉ : Nay tôi làm đơn này kính gửi đến Ban giám đốc của công ty cho phép tôi được nghỉ từ ngày…tháng…năm đến ngày…tháng…năm… trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày.

Phần nội dung
Phần nội dung

Ở phần lý do xin nghỉ bạn cần nêu chi tiết những lý do bạn phải xin nghỉ của mình. Một số lý do bạn có thể đề cập đến như: xin nghỉ để đi thực tập, có công việc đột xuất ở trường (nếu như bạn là sinh viên); xin nghỉ để kết hôn, sinh đẻ; xin nghỉ có những việc đột xuất của gia đình cần phải nghỉ một khoảng thời gian; xin nghỉ để điều trị những bệnh tật, chấn thương hay xin nghỉ để có thời gian chăm sóc người thân ốm đau, bệnh tật,..

Phần tiếp theo bạn cần phải bàn giao những công việc của mình cho công ty và bàn giao chi tiết những thiết bị đồ đạc mà bạn đang quản lý cũng như bạn sử dụng vào mục đích công việc hằng ngày của công ty. Bạn cần nêu một cách chi tiết ở phần này và bàn giao chi tiết những đồ đạc thiết bị mà mình đang đảm nhiệm ở công ty. Rồi sau đó bạn cần phải cam kết rằng mình sẽ quay trở lại làm việc như bình thường sau khi hết thời gian nghỉ việc tạm thời, và cam kết rằng bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như không thực hiện điều đó trước Ban lãnh đạo công ty và Trưởng phòng vị trí bạn đảm nhiệm. 

2.1.3. Phần kết thúc

Ở phần này, bạn phải cam đoan những điều bạn nói ở trên là sự thật, nếu không bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có những chi tiết không đúng trong phần nội dung. Rồi tiếp là phần kính mong Ban Giám đốc và Đồng chí Trưởng phòng quản lý của bạn xem xét và chấp thuận

Cuối cùng bạn phải gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc của công ty đã tạo điều kiện cho bạn có những ngày nghỉ phép. Ở phần ký kết thúc thì tùy theo cơ cấu của cơ quan tổ chức của bạn mà viết. Thường thì sẽ là 4 phần bao gồm: Ý kiến của Ban giám đốc, Xác nhận từ phòng hành chính nhân sự, Xác nhận từ Trưởng phòng, Chữ ký của người làm đơn: ký và ghi rõ họ và tên.

2.2. Những lưu ý cần biết khi viết đơn xin nghỉ việc tạm thời không lương

2.2.1. Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng lịch sự

Bất kể lá đơn xin nghỉ việc dù ở những ngành nghề khác nhau như thế nào cũng cần phải có những ngôn từ nhẹ nhàng lịch sự. Vì điều đó thể hiện tới sự tôn trọng của bạn đến những đơn vị, những người mà bạn đề cập ở phần kính gửi: Ban giám đốc, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự, Trưởng phòng bộ phận bạn đang đảm nhận công việc.

Nêu ra lý do thuyết phục
Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng lịch sự

2.2.2. Trình bày cẩn thận

Một lời khuyên cho các bạn là bạn nên viết đơn bằng việc đánh máy hoặc in ra form sẵn để có thể điền những thứ cần viết trong lá đơn. Nếu bạn viết đơn hoàn toàn bằng cách viết tay thì cần phải chọn khổ giấy A4 và viết một cách dễ nhìn nhất có thể. Khi viết tay, bạn cần phải dành nhiều thời gian để có thể chăm chút hơn, nắn nót hơn để có thể gây thiện cảm đến Ban Giám đốc cũng như Trưởng phòng Bộ phận của bạn. Bạn cần phải chú ý viết chữ sạch sẽ, gọn gàng, tránh làm vấy màu mực, làm bẩn trang giấy. Bạn cũng không nên sử dụng màu mực khác, bút chì hay bút xóa trong suốt quá trình viết đơn.

Trình bày cẩn thận
Trình bày cẩn thận

2.2.3. Nêu ra lý do thuyết phục

Bạn cần phải chú ý đến lý do mà bạn đã đề cập đến trong lá đơn đã đủ sức thuyết phục người khác hay chưa. Đây là phần quan trọng nhất của lá đơn cần phải chú trọng rất nhiều. Nếu lý do của bạn chưa đủ thuyết phục ví dụ như: công việc của bạn không phải việc cấp bách khiến bạn phải xin nghỉ, hay số buổi cần nghỉ bạn đề ra để thực hiện những công việc riêng của mình dài hơn số thời gian cho phép nghỉ để có thể thực hiện các công việc đó thì rất khó để có thể có được sự đồng ý của Ban giám đốc của công ty cũng như Trưởng phòng của bạn.

Nêu ra lý do thuyết phục
Nêu ra lý do thuyết phục

Ở phần này bạn cần phải nêu ra trung thực nhất về vấn đề dẫn đến cho việc xin nghỉ của bản thân bạn để có thể đủ sức thuyết phục cấp trên của bạn. Như vậy mới có thể dễ dàng nhận được sự đồng ý từ Ban lãnh đạo cũng như Cấp trên của bạn. Lưu ý đến thời điểm mà bạn đã cam kết trong đơn để có thể đi làm trở lại cho đúng như đã cam kết.

Như vậy, một lá đơn xin nghỉ việc không lương cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu trên. Một lá đơn xin nghỉ việc được trình bày cẩn thận và lý do hợp lý sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc thuyết phục Ban Lãnh đạo công ty và sếp của bạn trong việc duyệt đơn.